VnFinance
Thứ hai, 09/11/2020, 07:34 AM

Gạo Việt xuất vào EU bằng 1/10 Myanmar: Thay đổi có dễ?

Chúng ta đã có thời gian quá lâu đi theo con đường chọn dễ, khó bỏ mà thường nhận thua thiệt, tư duy này phải thay đổi.

Thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) mới đây cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo đi châu Âu đạt trên 10,05 triệu USD tăng 23,49% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của EU là 2,3 triệu tấn gạo/năm với giá trị là 1,4 tỷ Euro năm 2019. So với các nước ASEAN khác, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU chỉ bằng 1/6 với Thái Lan, 1/10 Myanmar, 1/4 Campuchia.

Cần thay đổi chiến lược xuất khẩu gạo theo hướng nâng cao chất lượng thay vì chạy theo số lượng như trước đây. Ảnh: Hanoimoi

Bình luận về thông tin trên, TS Dương Văn Chín - Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời) nhận định, sự thua kém về sản lượng gạo Việt Nam xuất vào thị trường châu Âu còn thấp so với các nước trong khu vực một phần do thời điểm trước gạo Việt Nam vẫn phải chịu thuế quan cao hơn, nên xuất khẩu gạo khó cạnh tranh hơn.

Từ bây giờ, Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực, gạo Việt Nam vào thị trường EU sẽ được hưởng ưu đãi thuế suất bằng 0% trong 3- 5 năm, với hạn ngạch lên tới 80.000 tấn gạo/năm, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam tăng sản lượng xuất khẩu gạo vào thị trường các nước này.

Đường đi đã rộng mở, gạo Việt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng với gạo các nước Thái Lan, Campuchia, Myanmar... tại thị trường châu Âu, vấn đề còn lại theo vị chuyên gia chỉ là phụ thuộc vào các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

"Đầu tiên là phải thay đổi chiến lược xuất khẩu gạo, chuyển từ xuất khẩu lấy số lượng sang xuất khẩu về chất lượng. Việc này không hề dễ, do thói quen "ăn xổi ở thì" của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước mà chọn dễ, khó bỏ, chạy theo số lượng, lựa chọn các thị trường dễ tính như Trung Quốc, Philippines... chứ không chú trọng nâng cao chất lượng.

Đó là chưa nói những doanh nghiệp làm ăn kiểu "chụp giật", không xây dựng thương hiệu, không có vùng nguyên liệu mà chủ yếu thu mua lúa gạo của thương lái rồi bán sang tay kiếm lợi. Từ chỗ chạy theo cái lợi trước mắt, doanh nghiệp thu mua tạp nham, không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất cao khiến gạo bán ra với số lượng lớn nhưng giá trị thu về lại rất thấp. Nghiêm trọng hơn, việc này còn gây ảnh hưởng rất lớn tới uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp nói riêng cũng như các sản phẩm gạo Việt Nam nói chung.

Vì thế, về lâu dài, tư duy này phải thay đổi, xuất khẩu ít nhưng hàm lượng giá trị cao thì doanh nghiệp và người trồng lúa mới có lợi.

Muốn làm được như vậy phải tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, phải có quy trình sản xuất khép kín và có người kiểm soát chặt chẽ quy trình đó và phải lấy mẫu phân tích thường xuyên; các chỉ số phân tích phải đạt tiêu chuẩn, yêu cầu của châu Âu, gạo mới vào được thị trường châu Âu.

Chỉ khi tạo ra được sản phẩm đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn châu Âu, nhất là kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, không lẫn tạp, pha trộn mới có thể cạnh tranh được với gạo của các quốc gia khác", TS Dương Văn Chín chỉ rõ.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, không chỉ riêng với gạo mà các sản phẩm nông sản khác cũng vậy, muốn vào được thị trường khó tính, tạo dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế, bắt buộc phải nắm chắc những thông tin yêu cầu của các nước, tổ chức sản xuất bài bản, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, các chỉ số thành phần hóa học, đặc biệt về hàm lượng thuốc trừ sâu phải bảo đảm an toàn, có như vậy các sản phẩm nông sản của Việt Nam mới mong đứng vững được trên thị trường toàn cầu.

Vị chuyên gia cũng lưu ý, không phải đợi đến khi vào thị trường châu Âu hay các thị trường khó tính khác yêu cầu thay đổi mới được đặt ra, trên thực tế, các sản phẩm nông sản của Việt Nam tới đây muốn trụ vững tại thị trường Trung Quốc hay Philippines cũng phải thay đổi mới cạnh tranh được. Ông cho biết, những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng siết chặt quy định nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ Việt Nam, điều này cho thấy những thói quen làm ăn dễ dãi, "chụp giật" trước đây phải thay đổi, nếu không bản thân các doanh nghiệp này sẽ bị chính thị trường đào thải.

Điều ông lo ngại là để xây dựng được các vùng nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất hiện đại, khoa học... rất khó, tốn kém, đầu tư nhiều nhưng không thu được lợi ngay, điều này đã khiến các doanh nghiệp thấy nản mà không làm. 

"Việc xây dựng vùng nguyên liệu, hay xây dựng các mẫu thuốc bảo vệ thực vật an toàn phải rất kỳ công, tốn kém, do phải thử các mẫu thuốc rồi mới xây dựng được bộ thuốc bảo vệ thực vật cho phù hợp.

Để xây dựng được bộ thuốc bảo vệ thực vật, doanh nghiệp phải thử nghiệm, lấy mẫu, phân tích, rất tốn kém, mất thời gian. Mỗi một mẫu phân tích tốn hàng triệu đồng, chưa nói, mỗi thị trường có một tiêu chuẩn, yêu cầu riêng nên các mẫu phân tích của từng thị trường cũng khác nhau, rất tốn kém. Vì điều này mà nhiều doanh nghiệp ngại, không muốn làm.

Số doanh nghiệp xây dựng được vùng nguyên liệu, quy trình sản xuất khép kín, bảo đảm không nhiều và phải rất bản lĩnh, kiên trì mới có thể làm được. Đây mới là vấn đề đáng lo", vị chuyên gia nói.

Dù vậy, vị TS cũng khẳng định, trong xu hướng mọi hàng rào kỹ thuật đang bị siết lại, yêu cầu chất lượng sản phẩm phải nâng lên, doanh nghiệp muốn tồn tại buộc phải thay đổi.

Những tiêu chí rẻ, ngon không còn là tiêu chí hàng đầu mà các thị trường tiêu thụ lựa chọn, kể cả thị trường dễ tính như Trung Quốc, thay vào đó, ngon còn phải an toàn nữa.

"Nếu cứ giữ tư duy cũ, cách làm cũ thì sẽ không bao giờ hội nhập được với thị trường thế giới.

Điều quan trọng hơn, doanh nghiệp cần thay đổi thói quen chọn dễ, khó bỏ hướng tới chiến lược phát triển bài bản, dài hơi, phải có tầm nhìn cho cả vài chục năm sau chứ không chỉ chăm chăm nhìn vào lợi nhuận trong 1 - 2 năm tới.

Khi doanh nghiệp đưa được các sản phẩm vào thị trường khó tính, bán được giá cao, doanh nghiệp sẽ được lợi nhuận nhiều. Đến khi đó, giá trị thương hiệu được khẳng định thì vị trí của doanh nghiệp trên các thị trường quốc tế mới được đón nhận. Đây mới là giá trị doanh nghiệp cần hướng đến", vị chuyên gia nói thêm.  


Tăng chuyến dịp nghỉ lễ: Liệu 'cơn sốt' vé máy bay có 'hạ nhiệt'?
Tăng chuyến dịp nghỉ lễ: Liệu "cơn sốt" vé máy bay có "hạ nhiệt"?
25/04/2024 Tin nóng

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng xem xét bổ sung ngay tải cung ứng trên các đường bay từ Hà Nội, TP HCM đến các địa phương vào ngày 27/4...

Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024
Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024
25/04/2024 Tin nóng

Ngân hàng Thế giới dự báo, lạm phát sẽ tăng nhẹ từ mức bình quân 3,2% năm 2023 lên 3,5% vào năm 2024. Trong khi đó, lạm phát CPI sẽ chững lại còn 3%...

Chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
25/04/2024 Tin nóng

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, trọng tâm là phát triển kinh tế số.

Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
24/04/2024 Tin nóng

Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gồm hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) phải thuộc lĩnh vực, quy mô và đáp ứng điều kiện...

Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
22/04/2024 Tin nóng

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc triển khai các văn bản quy định...

Nắng nóng có nơi trên 41 độ C
Nắng nóng có nơi trên 41 độ C
22/04/2024 Tin nóng

Nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở miền Trung khi Tương Dương (Nghệ An) 41.3 độ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 40.5 độ, Đồng Hới (Quảng Bình) 39.8 độ, Ba Tơ (Quảng Ngãi) 40.9 độ…

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
22/04/2024 Tin nóng

Ngày 21/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hủy đấu thầu vàng sáng 22/4 do không đủ số lượng thành viên đăng ký
Hủy đấu thầu vàng sáng 22/4 do không đủ số lượng thành viên đăng ký
22/04/2024 Tin nóng

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định, nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hủy đấu thầu bán vàng miếng vàng...

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực
19/04/2024 Tin nóng

Quý I/2024, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu hồi phục và phát triển tích cực khi GRDP tăng 6,54% so với cùng kỳ.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ hỗ trợ đấu thầu vàng miếng
Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ hỗ trợ đấu thầu vàng miếng
16/04/2024 Tin nóng

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có các văn bản gửi các bộ gồm Bộ Bộ Tài chính, Công an và Bộ Công Thương đề nghị phối hợp tăng cường...

Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+
Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+

Tình hình địa chính trị của Trung Đông, mới đây nhất là cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel, đang làm xáo trộn các yếu tố cần thiết để OPEC+ thiết lập một mức giá dầu hoàn hảo - không quá cao và cũng không quá thấp - the

Vì sao cần phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng?
Vì sao cần phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng?
15/04/2024 Tin nóng

Các chuyên gia cho rằng, khi buộc tiệm vàng phải xuất hóa đơn điện tử như kinh doanh xăng dầu sẽ giúp minh bạch hóa thị trường vàng.

Căng thẳng Trung Đông tác động đến dự báo giá khí và dầu mỏ như thế nào?
Căng thẳng Trung Đông tác động đến dự báo giá khí và dầu mỏ như thế nào?
14/04/2024 Tin nóng

Giá dầu tăng, phản ánh mối lo ngại của thị trường về cuộc khủng hoảng Trung Đông đang leo thang, có khả năng liên quan đến Iran, một nhà khai thác dầu lớn của OPEC....

NHNN đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
NHNN đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
13/04/2024 Tin nóng

Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, để ổn định thị trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án...

Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giải ngân vốn đầu tư công đạt 30% trong quý II/2024
Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giải ngân vốn đầu tư công đạt 30% trong quý II/2024
12/04/2024 Tin nóng

UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc đảm bảo toàn bộ dự án mới hoàn tất thủ tục quyết định đầu tư, phấn đấu giải ngân...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu
12/04/2024 Tin nóng

Ngày 11/4 tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay bất chấp những bất ổn kéo dài...

Kinh tế Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0%
Kinh tế Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0%
11/04/2024 Tin nóng

Sáng 11/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức họp báo về tình hình kinh tế Việt Nam. Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO)...

Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao chót vót, khách đổi hướng đi du lịch
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao chót vót, khách đổi hướng đi du lịch
10/04/2024 Tin nóng

Nhiều người đã phải "suy nghĩ lại" kế hoạch đi du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5 do giá vé máy bay quá “đắt đỏ”.

Tổng thu NSNN thực hiện tháng 3 ước đạt 141,8 nghìn tỷ đồng
Tổng thu NSNN thực hiện tháng 3 ước đạt 141,8 nghìn tỷ đồng
09/04/2024 Tin nóng

Lũy kế thu ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I/2024 ước đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2023 (ngân sách trung ương (NSTW)...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance