VnFinance
Thứ tư, 12/09/2018, 08:00 AM

Hải Phát lấy tiền đâu để làm các dự án BT nghìn tỷ?

Trong vài năm gần đây, Hải Phát Invest nổi lên là một doanh nghiệp bất động sản có quỹ đất “khủng”. Tham vọng sở hữu quỹ đất lớn sau khi đưa cổ phiếu lên sàn, doanh nghiệp này đang triển khai nhiều dự án BT có giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, tham vọng quỹ đất khủng của doanh nghiệp dường như đang gặp khó khăn.


Đại gia ôm nhiều dự án BT “khủng”

Hải Phát Invest tiền thân là Công ty cổ phần Xây dựng - Du lịch Hải Phát, được thành lập năm 2003, với vốn điều lệ 8 tỷ đồng. Sau 15 năm phát triển, đến nay Hải Phát Invest đã trở thành “đại gia Bất động sản" tại Hà Nội, đồng thời, vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên mức 1.500 tỷ đồng. 

Đầu tháng 7 vừa qua, 150 triệu cổ phiếu HPX của Hải Phát Invest đã chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Trước đó, Lãnh đạo doanh nghiệp này đã tiết lộ về kế hoạch tăng vốn thêm 1.000 tỷ đồng trong thời gian tới.

Ngoài ra, công ty đặt mục tiêu 5 năm tới sẽ mở rộng quỹ đất trải dài từ Bắc đến Nam với tổng diện tích khoảng 10.000 ha. Việc tích lũy đất được triển khai từ những năm qua bằng nhiều hình thức như hợp tác đối tác công tư, đấu giá, đấu thầu, thực hiện dự án…

Thống kê sơ bộ cho thấy, hiện Hải Phát đang triển khai hàng loạt dự án tại khu vực Tây Nam Hà Nội với tổng mức đầu tư lên đến trên 19.100 tỷ đồng. Trong số này, có thể kể đến 2 dự án BT đường giao thông do Hải Phát hiện đang là nhà đầu tư, đó là: dự án các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông và dự án đường trục phía Nam Hà Tây cũ giai đoạn 2.

Thông qua việc triển khai 2 tuyến đường này, Hải Phát sẽ được UBND TP Hà Nội giao 250 ha đất đối ứng tại 7 dự án nhà ở tại Quận Hà Đông. Tại bản cáo bạch niêm yết của Hải Phát cho biết, các dự án đối ứng sẽ được Công ty thực hiện trong giai đoạn 2018 -2022.

Tiến độ triển khai dự án đến đâu?

Được biết dự án xây dựng các tuyến đường kết nối các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông theo hình thức Hợp đồng BT đã được Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và được UBND TP Hà Nội phê duyệt. Cụ thể, dự án bao gồm 5 tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 6,2 km, mặt cắt ngang từ 17 - 40m, thuộc địa bàn các phường Văn Quán, Phúc La, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Dương Nội (quận Hà Đông) và hai xã Đông La, La Phù (huyện Hoài Đức). 

Quy hoạch dự án

Dự án này có tổng vốn đầu tư gần 1.961 tỉ đồng và được giao cho nhà đầu tư là liên danh là Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest và Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát. Đổi lại 2 đơn vị này sẽ có quyền khai thác 6 khu đất có tổng diện tích 70,4 ha tại quận Hà Đông.

Để triển khai thực hiện dự án BT, hai đơn vị liên danh này đã thành lập ra Công ty TNHH BT Hà Đông có trụ sở chính tại ở phường Thanh Xuân Trung (Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội), với mức vốn điều lệ là 350 tỷ đồng, trong đó, mỗi doanh nghiệp góp 175 tỷ đồng.

Nhằm quản lý hiệu quả vốn góp của công ty, Hải Phát Invest cử ông Đỗ Quý Hải và ông Lê Việt Dũng đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp tại Công ty TNHH BT Hà Đông. Đồng thời, giao cho ông Đỗ Quý Hải giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty.

Tuy nhiên, mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội rà soát việc chấp thuận chủ trương sử dụng tài sản công (quỹ đất) để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).

Trong số này có dự án xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông được giao cho nhà đầu tư Hải Phát Invest. Do gặp phải vấn đề về hành lang pháp lý, nên dự án này hiện vẫn chưa được triển khai.

Trong khi đó, dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (Cũ) giai đoạn 2 Dự án được thực hiện theo hình thức, có tổng chiều dài ban đầu lên tới 41,5km; mặt cắt đường 40m, 4 làn xe, điểm đầu từ ngã ba Kiến Hưng (Hà Đông) tới đường Pháp Vân - Cầu Giẽ (huyện Thường Tín).

Để xây dựng con đường này, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) thời điểm đó đã “đánh đổi” với Cienco 5 – công ty liên kết của Hải Phát Invest đất để nhà đầu tư triển khai 3 khu đô thị, gồm: Thanh Hà A, Thanh Hà B và khu đô thị Mỹ Hưng.

Được biết, dự án này có tổng mức đầu tư 7.577,8 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2008 với thời gian hoàn thành dự kiến năm 2014. Tuy nhiên do nhiều yếu tố nên dự án "về đích" bị chậm so với kế hoạch đề ra. 

Trước tình trạng trên, tháng 7/2014, UBND TP. Hà Nội đã có Văn bản 152/TB-VP xử lý vướng mắc, trong đó yêu cầu nhà đầu tư phải tính toán lại giá trị của dự án, trình các sở, ngành thành phố xem xét trước khi trình UBND TP phê duyệt.

Cũng theo chỉ đạo, Cienco 5 phải hoàn thiện các hạng mục còn lại của đoạn tuyến 6km đã thảm nhựa theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt để bàn giao, đưa vào sử dụng trong tháng 6/2015 và cơ bản hoàn thành dự án điều chỉnh vào cuối năm 2016. 

Tuy nhiên, sau đó, tiến độ dự án vẫn không được cải thiện, cho tới khi tập đoàn Mường Thanh mua lại 95% cổ phần Cienco 5 vào tháng 4/2016 thì dự án mới có điều kiện "thay da đổi thịt".

Đến nay, sau hơn 2 năm “đổi chủ” những hạng mục công trình cuối cùng đang được hoàn thiện. Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án hiện đã huy động toàn bộ máy móc, nhân lực để làm ngày làm đêm, gấp rút hoàn thiện để khánh thành đúng vào dịp 10/10.

Dự án đã cơ bản hoàn thiện giai đoạn 1

Giải mã năng lực của Hải Phát và đơn vị liên danh 

Mới đây, Hải Phát Invest đã công bố BCTC hợp nhất Quý II/2018 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 56,3 tỷ đồng và 35,1 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần của Công ty ghi nhận 486 tỷ đồng, trong khi đó lợi nhuận sau thuế mang về 178 tỷ đồng.

Tại ngày 30/6/2018, Hải Phát Invest có tổng tài sản đạt mức 6.700 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Tuy nhiên, nợ phải trả của doanh nghiệp này hiện đang ở mức 4.422 tỷ đồng, gấp đôi vốn chủ sở hữu.

Theo giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh Quý II và 6 tháng đầu năm 2018 của Hải Phát Invest cho biết do năm 2017 Công ty chưa hoạt động theo quy định về Công ty đại chúng và chưa niêm yết nên chưa có báo cáo cùng kỳ tương ứng để so sánh.

Trước đó, năm 2018,Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 3.200 tỷ đồng, gấp đôi năm 2017; lợi nhuận sau thuế 450 tỷ đồng, tăng 38,5%. Với kết quả đạt được trong nửa đầu năm nay, hiện, Hải Phát Invest vẫn đang cách rất xa mục tiêu đã đặt ra trong năm 2018.

Mặc dù vậy, đại diện ban lãnh đạo công ty khẳng định kế hoạch lãi sau thuế cả năm 450 tỷ đồng chắc chắn đạt được, bởi lẽ lợi nhuận sẽ rơi vào quý IV còn quý III chỉ ghi nhận một phần.

Trong khi đó, CTCP Đầu tư Văn Phú Invest (Mã CK: VPI) mới đây cũng đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ 2018 đã được soát xét, với kết quả kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng.

Cụ thể, trong kỳ vừa rồi, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận gộp của Văn Phú chỉ đạt 51,2 tỷ đồng và 37,2 tỷ đồng, giảm lần lượt 10,5 lần và 8,18 lần so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, các loại chi phí đều tăng cao dẫn đến lợi nhuận trước thuế và sau thuế của doanh nghiệp giảm mạnh chỉ còn vỏn vẹn 7,1 tỷ đồng và 5,9 tỷ đồng, giảm hơn 40 lần so với cùng kỳ năm trước. 

Theo kế hoạch năm 2018, Văn Phú đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 603,6 tỷ đồng.Tuy nhiên, với kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, hiện Công ty mới chỉ hoàn thành chưa đầy 1% kế hoạch và còn cách rất xa mục tiêu đã đề ra trước đó.

Tại ngày 30/6/2018, tổng tài sản của Văn Phú là 3.675 tỷ đồng, giảm 1,6% so với đầu năm, bao gồm: tài sản ngắn hạn là 2.314 tỷ đồng, giảm 10,5%; tài sản dài hạn là 1.361 tỷ đồng, tăng 18,3%.

Đáng chú ý, tiền và các khoản tương đương tiền đến 30/6/2018 của doanh nghiệp này giảm 256 tỷ đồng so với đầu năm xuống còn 69,7 tỷ đồng. Trong khi đó, hiện doanh nghiệp này đang có khoản nợ vay tại các ngân hàng với tổng giá trị hơn 734 tỷ đồng.

Được biết, tại buổi Roadshow trước thềm niêm yết, ban lãnh đạo Hải Phát cho biết hiện Cổ đông công ty và người có liên quan đang sở hữu 60% cổ phần của Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 Cienco 5, dự kiến sẽ nâng sở hữu lên 100% trong thời gian tới.

Nhắc đến Ceinco 5, nhiều người sẽ nghĩ đến một trong những đơn vị hàng đầu chuyên thực hiện các dự án giao thông lớn của đất nước.

Chính vì vậy, với vai trò là cổ đông lớn của Ceinco 5, Hải Phát hoàn toàn tự tin với những kế hoạch phát triển của mình, cũng như việc triển khai các dự án BT.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, thời gian gần đây Ceinco 5 gặp phải vấn đề lớn về tài chính khi doanh nghiệp này thường xuyên ngập trong nợ nần.

Cụ thể, tính đến hết năm 2017, tổng công ty này có số nợ hơn 1.759 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 649 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 1.109 tỷ đồng. Cienco 5 cũng bị các đơn vị khác nợ hơn 602 tỷ đồng.

Cienco 5 lý giải các khoản nợ này chủ yếu tới từ vay ngân hàng, để thi công các dự án đầu tư công, như: Cầu Cửa Đại, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, La Sơn - Lăng Cô… nhưng chưa được thanh toán.

Năm 2017, Cienco 5 đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế khiêm tốn hơn 9,8 tỷ đồng, nhưng thực tế chỉ lãi 918 triệu đồng (đạt 9% kế hoạch năm), khi chỉ thực hiện một số dự án các năm trước chuyển sang, dự án mới không có.

Đánh giá về khó khăn của công ty các năm gần đây, lãnh đạo Cienco 5 cũng nhìn nhận chi tiêu ngân sách bị thắt chặt khiến dự án giao thông ít. Với số dự án nhà nước còn đầu tư, Cienco 5 lại không “chen chân” vào được.

Sau cổ phần hóa, các đơn vị hoạt động theo cơ chế thị trường, đấu thầu rộng rãi, nên Cienco 5 không đủ năng lực cạnh tranh được với các nhà thầu khác. Trong khi nguồn tài chính hạn hẹp, khoảng 151 tỷ đồng của Cienco 5 (gần 50% vốn điều lệ) “nằm chết” ở các công ty liên kết, không những không thu được cổ tức, đa số khoản đầu tư này còn trở thành nợ khó đòi. Do đó, năm 2018, tổng thầu này chỉ dám đặt mục tiêu lợi nhuận 6,8 tỷ đồng.

 

Ánh Phượng

Theo SHTT


Câu chuyện thứ Hai: Doanh nghiệp Việt khẳng định thương hiệu bằng những mục tiêu táo bạo
Câu chuyện thứ Hai: Doanh nghiệp Việt khẳng định thương hiệu bằng những mục tiêu táo bạo
23/04/2024 Doanh nghiệp

MB đã chứng tỏ sự vững chắc với mục tiêu tăng trưởng ấn tượng, trong khi LPBank tái định hình mình với một bản sắc mới và những mục tiêu táo bạo. PNJ tiếp tục...

Tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Mai
Tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Mai
23/04/2024 Doanh nghiệp

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai (Công ty Hoàng Mai) vừa bị tạm hoãn xuất cảnh.

Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài
Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài
22/04/2024 Doanh nghiệp

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng 100% vốn góp trong tổ chức kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài (có quốc tịch khác)...

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay
22/04/2024 Doanh nghiệp

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Đặc biệt, CEO đặt kế hoạch kinh doanh năm 2024 lạc quan...

Xử phạt Công ty cổ phần Hóa chất Minh Đức hơn 440 triệu đồng
Xử phạt Công ty cổ phần Hóa chất Minh Đức hơn 440 triệu đồng
22/04/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính CTCP Hóa chất Minh Đức 442,5 triệu đồng do không công bố...

Bắc Giang: Loạt doanh nghiệp bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản do nợ thuế
Bắc Giang: Loạt doanh nghiệp bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản do nợ thuế
21/04/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đã công bố quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản...

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình
20/04/2024 Doanh nghiệp

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu
19/04/2024 Doanh nghiệp

Dù sở hữu loạt khu đất vàng nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố...

Xử phạt loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng giả khu vực miền Nam
Xử phạt loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng giả khu vực miền Nam
19/04/2024 Doanh nghiệp

Thông tin từ Tổng cục QLTT - Bộ Công Thương cho biết, Cục QLTT ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng,...

Doanh nghiệp kinh doanh vàng: SJC lãi mỏng, lợi nhuận PNJ áp đảo DOJI
Doanh nghiệp kinh doanh vàng: SJC lãi mỏng, lợi nhuận PNJ áp đảo DOJI
17/04/2024 Doanh nghiệp

Trước diễn biến giá vàng trên thị trường liên tục “nhảy múa”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh...

Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui
Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Năm 2024, tổng số tiền mà các ngân hàng dự kiến dùng để chi trả cổ tức tiền mặt lên tới khoảng 26.000 tỷ đồng...

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng
16/04/2024 Doanh nghiệp

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng...

Xu hướng giá vé máy bay toàn cầu
Xu hướng giá vé máy bay toàn cầu
15/04/2024 Doanh nghiệp

Giá vé máy bay trên thế giới hiện nay và trong thời gian tới đây sẽ có xu hướng tăng cao hơn so với thời điểm trước.

Lợi nhuận của Hòa Phát ước đạt 2.800 tỷ đồng trong quý I/2024
Lợi nhuận của Hòa Phát ước đạt 2.800 tỷ đồng trong quý I/2024
15/04/2024 Doanh nghiệp

Theo ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, kết thúc quý I/2024, doanh nghiệp đạt 31.000 tỷ đồng doanh thu và 2.869 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?
15/04/2024 Doanh nghiệp

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng.

PV Drilling ước đạt trên 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý 1/2024
PV Drilling ước đạt trên 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý 1/2024
12/04/2024 Doanh nghiệp

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1/2024, Tổng công ty PV Drilling ước đạt gần 1.700 tỷ đồng doanh thu và trên 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Cảnh báo có đối tượng giả mạo chữ ký Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cảng hàng không
Cảnh báo có đối tượng giả mạo chữ ký Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cảng hàng không
12/04/2024 Doanh nghiệp

Ngày 11/4, Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã thông báo có đối tượng mạo danh, giả mạo chữ ký Chủ tịch HĐQT ACV để lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

Dòng vốn vào startup Việt Nam giảm nhưng vẫn đứng thứ ba Đông Nam Á
Dòng vốn vào startup Việt Nam giảm nhưng vẫn đứng thứ ba Đông Nam Á
12/04/2024 Doanh nghiệp

Dòng vốn chảy vào startup Việt Nam năm qua đứng thứ 3, sau Singapore (6,1 tỷ USD) và Indonesia (1,28 tỷ USD). Singapore vẫn là “thủ phủ” khởi nghiệp khu vực, chiếm gần 64% số thương vụ và hơn 73% giá trị rót vốn.

Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?
Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?
09/04/2024 Doanh nghiệp

Tính đến ngày 8/4/2024 đã có 5 pháp nhân trong hệ sinh thái Xuân Thiện là Tập đoàn Xuân Thiện, Xuân Thiện Đắk Lắk, CTCP Ea Súp 3, CTCP Ea Súp 1 và CTCP Xuân Thiện Yên Bái công bố tình hình tài chính năm 2023 với kết quả kinh doanh ảm đạm.

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance