Top những tòa nhà cao nhất Đông Nam Á, Việt Nam nằm ở vị trí thứ bao nhiêu, bất ngờ với vị trí số 1?

Những tòa nhà cao nhất Đông Nam Á với chiều cao lên tới hơn 600, bất ngờ với vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng.

Là một trong những khu vực đang có nền kinh tế phát triển, khu vực Đông Nam Á cũng đã phát triển nhiều về cơ sở hạ tầng, cầu đường. Nhiều tòa nhà và kiến trúc cao tầng mọc lên, trong đó có những tòa nhà có chiều cao lên tới gần 700m. Dưới đây là bảng xếp hạng những tòa nhà cao nhất tại Đông Nam Á:

Merdeka 118 – Kuala Lumpur Malaysia

Merdeka 118 hiện đang là toà nhà cao nhất Malaysia và là tòa nhà cao nhất Đông Nam Á với chiều cao lên đến 678,9m, tọa lạc tại trung tâm thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Merdeka có nghĩa là độc lập, được lấy cảm hứng từ sân vận động Merdeka (nơi đọc tuyên ngôn độc lập của Malaysia vào ngày 31/1/1957), toà nhà cao 118 tầng nên đặt tên là Merdeka 118.

Với tổng diện tích lên đến 300.000 m2, bên trong tòa nhà bao gồm:

  • 17 tầng trên cùng là khách sạn Park Hyatt
  • Các tầng còn lại là trung tâm mua sắm, khách sạn, nhà thờ hồi giáo,…
  • Tầng trệt là công viên nước để phục vụ cho nhu cầu giải trí người dân ở mọi lứa tuổi
  • Tầng hầm là một ga tàu điện ngầm kết nối với tuyến LRT và MRT của Kuala Lumpur

Landmark 81 – TP. HCM Việt Nam

Vincom Landmark 81 đứng thứ 2 trong top 15 là tòa nhà cao nhất Đông Nam Á. Tòa nhà tọa lạc tại Tân Cảng, Bình Thạnh, dọc theo sông Sài Gòn, hiện tại Landmark 81 là tòa nhà cao nhất Sài Gòn. Được đầu tư bởi Tập đoàn Vingroup với tổng vốn đầu tư lên đến 300 triệu USD. Landmark 81 được hoàn thành vào năm 2018 có 81 tầng với độ cao 461.3m và diện tích sàn đạt 141.000 m2.

Bên trong Landmark 81 bao gồm:

  • Tầng B2, B3: Hầm để xe.
  • Tầng B1, 1, 2, 3: là khu trung tâm thương mại, rạp chiếu phim và sân trượt băng trong nhà,…
  • Tầng 4: Khu club house.
  • Tầng 5: Sảnh lounge tiêu chuẩn 5 sao.
  • Tầng 6 – tầng 40: Là khu căn hộ cao cấp, sang trọng đạt chuẩn 5 sao và 6 sao.
  • Tầng 41 – tầng 77: Là khách sạn đạt chuẩn 5 sao Vinpearl. 
  • Tầng 79 đến 81: Đài quan sát.
  • Tầng 21, tầng 46H và tầng 78: Là tầng kỹ thuật.

Tháp đôi Petronas Tower – Kuala Lumpur Malaysia

Petronas Twin Towers có vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng này và là tòa tháp lấy cảm hứng từ những kiến trúc hồi giáo với lối thiết kế hiện đại. Tòa tháp đôi này được hoàn thành vào năm 1998 với 88 tầng và độ cao 451,9m.

Giữa hai tòa tháp có một cây cầu nối 2 tòa tháp tại tầng 41 và 42 có tên cầu Skybridge với tổng chiều dài 158m, cao 170m.

The Exchange 106 – Kuala Lumpur Malaysia

The Exchange 106 đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng với chiều cao 445,5m và 95 tầng, tòa nhà được hoàn thành vào năm 2018. Điều đặc biệt của tòa nhà này là trên đỉnh tòa nhà có vương miện phát sáng và có chiều cao lênh tới 65m.

Autograph Tower – Jakarta Indonesia

Đứng thứ 5 là tòa Autograph Tower nằm trong khu hợp phức Thamrin Nine Tower được khánh thành vào năm 2021 và trở thành tòa nhà cao nhất Indonnesia. Tòa tháp có 75 tầng cao đến 385m. Bên trong tòa tháp gồm có: Tầng 56-58 là đài quan sát, các tầng trên là khách sạn Waldorf Astoria, các tầng dưới dùng để cho các công ty thuê làm văn phòng.

Four Seasons Place Kuala Lumpur – Kuala Lumpur Malaysia

Tòa Four Seasons Place Kuala Lumpur có 74 tầng và là tòa nhà đứng thứu 6 trong bảng xếp hạng.  Tòa tháp được đầu tư bởi Ong Beng Seng (ông trùm Singapore) và ông Tan Sri Syed Yusof Tun Syed Nasir (chủ tịch của Venus Assets).

Keangnam Hanoi Landmark Tower – Hà Nội Việt Nam

Keangnam Hanoi Landmark Tower là toà nhà cao nhất Hà Nội, được đầu tư và xây dựng bởi tập đoàn Keangnam Hàn Quốc với 72 tầng, độ cao lên tới 336m được hòa thành và đưa vào sử dụng vào năm 2011.

Bên trong tòa nhà bao gồm Fitness center, bể bơi, khu trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, khu vực văn phòng hạng A sang trọng với view thành phố, Intercontinental khách sạn hàng đầu thế giới nằm ở tầng 62 đến tầng 70, ở tầng 72 là đài quan sát và khu vực tổ chức các sự kiện với sức chứa hơn 2000 người.

 

Theo sohuutritue.net.vn