Bloomberg: Bong bóng đang xì hơi, hãy sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng
Mọi thứ bong bóng đều đang xì hơi. Sự thật là nó xảy ra tương đối chậm nên chúng ta đang mù quáng trước những mối đe dọa thực sự từ chúng.
Có một thực tế không thể phủ nhận là phương Tây đang theo đuổi các chính sách thắt chặt tiền tệ, gây áp lực lên giá trị tài sản và bất động sản toàn cầu. Nguy hiểm hơn, nó làm suy yếu thị trường tín dụng. Các thị trường mới nổi chìm trong nợ phải đối mặt với cơn gió ngược từ chi phí các khoản vay gia tăng cùng tình trạng thiếu đồng USD.
Trong khi đó, các nhà đầu tư đánh giá thấp các cuộc xung đột thương mại và khả năng các lệnh trừng phạt có thể xảy ra. Họ cũng không đề cập đến những rủi ro phi tài chính đang gia tăng, từ khó khăn về pháp lý trong chính quyền của Tổng thống Trump đến Brexit gặp trở ngại, bất ổn chính trị ở Pháp, Đức, Italy và cả Ả rập Xê út. Sự không chắc chắn sẽ tác động đến nền kinh tế thực, chủ yếu thông qua việc giảm giá trị tài sản và sụt nguồn cung tín dụng.
Các nhà đầu tư cần bắt đầu tập trung vào cách tốt nhất để đối phó với một cuộc khủng hoảng mới. Các lựa chọn bị hạn chế nhiều hơn so với những gì người ta có thể nhận ra. Trong lịch sử, các ngân hàng trung ương phải cắt giảm lãi suất tới 4-5% để bù đắp cho ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng tài chính hoặc suy thoái kinh tế. Đó là lý do vì sao cựu Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh cần tăng lãi suất trong lúc thị trường tốt để có sẵn nguồn dự trữ khi cần thiết.
Tuy nhiên, ngay cả sau những đợt tăng lãi suất gần đây ở Mỹ, FED vẫn không có đủ room để cắt giảm lãi suất mà không bị âm. Ở châu Âu và Nhật Bản, nơi tỷ lệ lãi suất đã thấp hơn 0, việc nới lỏng sẽ phải trả giá bằng những sự tiêu cực đáng kể, điều không thể chấp nhận được nếu xét về mặt chính trị. Ngay cả mức hiện tại cũng đang gây tranh cãi. Lãi suất tiêu cực là cách ngụy trang để giảm nợ và giảm người muốn gửi tiết kiệm và làm suy yếu hệ thống ngân hàng.
Chính sách tài khóa không có nhiều giải pháp thay thế. Ở hầu hết các nền kinh tế lớn, nó đã mở rộng dù ở những mức độ khách nhau. Thâm hụt của chính phủ Mỹ được dự báo sẽ tăng lên 1.000 tỷ USD do cắt giảm thuế và chi tiêu công cao hơn. Hầu hết các nền kinh tế đang cố gắng giảm nợ ở mọi mặt, trong đó có cả lương hưu và chăm sóc sức khỏe.
Hiện tại, FED đang mua mạnh trái phiếu chính phủ do nhu cầu tài chính ngày càng lớn của chính phủ Mỹ. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng như Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh các hoạt động này.
Về lý thuyết, các ngân hàng trung ương có thể mở rộng đáng kể các loại tài sản mà họ mua vào, bao gồm nợ doanh nghiệp và ngân hàng hoặc các cổ phiếu bất động sản. ECB, BOJ hay Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ đang tiến hành các hoạt động tương tự. Tuy nhiên, những tổn thất của ECB khi nắm giữ cổ phiếu của Steinhoff International Holdings NV, một doanh nghiệp bán lẻ đang gặp khó khăn, có thể cho thấy những rủi ro của chiến lược này.
Cuối cùng, các ngân hàng trung ương có thể phải dùng đến các biến thể của việc nới lỏng định lượng (QE) chẳng hạn như "helicopter money" (tiền trực thăng). Theo đó, các quốc gia sẽ chọn cách in thêm tiền và bơm chúng ra để kích thích nền kinh tế. Để làm cho nó trở nên hấp dẫn, biện pháp này có thể được lựa chọn như một cách để hợp lý hóa hệ thống phúc lợi bằng việc giảm những xích mích và chi phí quản lý.
"Helicopter money" ít nhất sẽ làm giảm sự chỉ trích với các chương trình QE vì ủng hộ người giàu và làm trầm trọng thêm vấn đề bằng việc mang đến lợi ích cho một nhóm không lớn dân chúng. Can thiệp trực tiếp, chẳng hạn như cho vay hoặc đầu tư vào doanh nghiệp, tiếp quản ngân hàng và các bộ phận lớn của nền kinh tế nhằm tái khởi động các hoạt động, cũng có thể khả thi.
Đó là những biện pháp tuyệt vọng tuy nhiên nó chỉ ra vấn đề thực sự. Từ năm 2008, các chính phủ và ngân hàng trung ương đã ổn định tình hình mà không giải quyết nợ cơ bản cao, hệ thống ngân hàng yếu kém và tài chính hóa quá mức. Tăng trưởng và lạm phát sẽ không được phục hồi tới khi họ xử lý chúng.
Trong bất cứ cuộc khủng hoảng mới nào, các nhà hoạch định chính sách sẽ bị phơi bày ra những việc làm thiếu chính xác hoặc tiêu cực mà họ tiến hành trước đó. Việc các ngân hàng trung ương mua bất động sản và cổ phiếu, "helicopter money" và can thiệp trực tiếp hơn cũng sẽ thất bại trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động kinh tế. Điều đó sẽ góp phần làm sụp đổ niềm tin vào các nhà chức trách trong bối cảnh các chính phủ buộc phải lựa chọn: in thêm tiền và ném chúng ra ngoài cửa sổ hoặc tiếp quản thị trường và làm tăng sự lo sợ của mọi người về tương lai.
Ở thời điểm hiện tại, đã có một cuộc khủng hoảng niềm tin – sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy - ở nhiều nền kinh tế tiên tiến kèm theo những căng thẳng chính trị gia tăng. Việc mất niềm tin vào khả năng của các nhà hoạch định chính sách trong việc quản lý nền kinh tế sẽ tạo ra những áp lực này.
Nền kinh tế chính trị sau đó có thể trượt nhanh đến điểm quan trọng được xác định bởi John Maynard Keynes vào năm 1933, "nơi chúng ta phải mong đợi vào một tiến trình đột phá, đập tan các công cụ mắc nợ kèm theo sự mất uy tín của giới lãnh đạo tài chính và chính phủ với kết quả cuối cùng mà chúng ta không thể dự đoán được". Các chính phủ muốn tránh viễn cảnh đen tối đó cần giải quyết các vấn đề cơ bản hiện nay trước khi quá muộn.
Cuộc gọi lúc nửa đêm của Warren Buffett giải cứu nước Mỹ trong cuộc khủng hoảng năm 2008 như thế nào?
Theo Linh Anh/ Thời đại
Trung Quốc phát hiện mỏ vàng “khủng” hơn 1.000 tấn
Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, ước tính trị giá khoảng 83 tỷ USD.
Ngân hàng phải đảm bảo dữ liệu khách hàng được an toàn, bảo mật
Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng.
Điểm tin ngân hàng ngày 22/11: Dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,28 triệu tỷ
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD; OCB ưu tiên tiếp vốn cho doanh nghiệp start-up; Người nhà Phó Chủ tịch VIB dự chi hàng trăm tỷ...
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
9 tháng đầu năm 2024, VietinBank dẫn đầu ngành ngân hàng khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 16%, đạt hơn 60.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng BIDV và Vietcombank.
Eximbank hút về hơn 2.000 tỷ đồng từ trái phiếu
Từ đầu năm đến nay, Eximbank đã huy động thành công 2 lô trái phiếu với lãi suất 5,3%/năm, hút về 2.100 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận và lãi dự thu tại Eximbank...
Điểm tin ngân hàng ngày 21/11: Ngân hàng không được khuyến mại khi nhận tiền gửi
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp; ABBank và BaoViet Bank tăng mạnh lãi suất huy động kỳ hạn ngắn;...
Bitcoin phá kỷ lục vượt ngưỡng 94.000 USD
Theo CoinMarketCap, giá Bitcoin bất ngờ vượt qua mốc 94.000 USD vào rạng sáng 20/11 (giờ Việt Nam), vừa đủ phá kỷ lục thiết lập vào ngày 14/11.
OCB chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.
Lãi suất tiết kiệm tháng 11 tăng trở lại, gửi tiền ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?
Lãi suất huy động nhích lên góp phần kích thích dòng tiền nhàn rỗi chảy vào hệ thống ngân hàng. Theo thống kê đã có hơn 15 ngân hàng điều chỉnh lãi suất...
Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc - Innovation Excellence Award...
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo...
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024. Quy mô tài sản, dư nợ cho vay khách hàng và tiền gửi của khách hàng...
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (20/11) tăng trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đang có dấu hiệu leo thang khiến vàng trở nên hấp dẫn...
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã: TCB) thu về hơn 26.900 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 18.000 tỷ đồng.
Điểm tin ngân hàng ngày 19/11: MSB rao bán khoản nợ 1.141 tỷ đồng của công ty Tài Nguyên
Vicem ghi nhận lỗ gần 8.000 tỷ đồng từ các khoản đầu tư tài chính; Giá vàng tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước công bố giá bán vàng miếng SJC;...
Vì sao vàng không còn “lấp lánh” sau chiến thắng của Donald Trump?
Sau khi tăng cao trong phần lớn thời gian của năm nay, giá vàng đột nhiên không còn hấp dẫn nữa kể từ khi Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
Với vai trò chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận...
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024
Mới đây, trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX)...
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành...