Chứng khoán MB tăng vay nợ để có vốn cho vay margin?
Cuối quý 2/2023, Chứng khoán MB (mã MBS) - công ty con của ngân hàng MBBank ghi nhận dư nợ cho vay tăng 42% so với cả thời điểm đầu năm và cuối quý 1, đạt 5.326 tỷ đồng.
Dư nợ margin tại Chứng khoán MB tăng mạnh, nắm giữ hơn 1.200 tỷ đồng trái phiếu
CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) là công ty con do ngân hàng MB sở hữu tới 79,93% vốn. Ngân hàng MB từng khẳng định không có ý định thoái vốn tại MBS, vì đây là một trong những hạt nhân giúp MB hoàn thiện cấu trúc tập đoàn tài chính hàng đầu.

Mới đây, Chứng khoán MB công bố báo cáo tài chính riêng quý 2/2023. Điểm nhấn trong quý là dư nợ margin tăng mạnh.
Cụ thể, tính đến 30/6/2023, tổng tài sản của MBS không thay đổi nhiều so với thời điểm đầu năm, đạt hơn 10.760 tỷ đồng. Trong đó, giá trị tài sản chính ghi nhận qua lãi lỗ (FVTPL) đạt gần 967 tỷ đồng, giảm khoảng 1.600 tỷ so với đầu năm song đã tăng 560 tỷ đồng so với cuối quý 1/2023. Trong đó hơn 690 tỷ đồng là chứng chỉ tiền gửi, 268 tỷ đồng trái phiếu và hơn 6 tỷ đồng cổ phiếu.
Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ghi nhận 2.492 tỷ đồng, tăng 273 tỷ đồng so với đầu năm và tăng 400 tỷ so với thời điểm cuối quý 1. Ngoài ra, MBS còn có hơn 1.474 tỷ đồng tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) với 1.256 tỷ đồng trái phiếu, 118 tỷ đồng cổ phiếu và 100 tỷ đồng chứng chỉ quỹ.
Đáng nói, dư nợ cho vay tính đến cuối quý 2/2023 tăng 42% so với cả thời điểm đầu năm, ghi nhận 5.326 tỷ đồng, tăng gần 1.600 tỷ so với cuối quý 1.
Khối tài sản của Chứng khoán MB được hình thành phần lớn từ vay nợ tài chính ngắn hạn. Số dư vay nợ tài chính ngắn hạn tính đến 30/6/2023 ghi nhận hơn 5.666 tỷ đồng, tăng hơn 2% so với đầu năm, chiếm gần nửa tổng tài sản ở thời điểm này. So với cuối quý 1, khoản vay ngắn hạn của Chứng khoán MB tăng thêm hơn 20%. Điều này cho thấy trong quý 2, công ty chứng khoán này đã gia tăng vay nợ để có thêm nguồn tiền cho hoạt động cho vay (chủ yếu là cho vay margin)
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm giảm 24%

>>> Chứng khoán MB: Dư nợ margin tăng nghìn tỷ nhưng hụt thu từ lãi cho vay
Trong quý 2/2023, doanh thu hoạt động của Chứng khoán MB đạt hơn 401 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nguồn thu từ hoạt động cho vay và phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 139 tỷ đồng, giảm 28,1%. Đứng thứ hai là thu từ hoạt động môi giới chứng khoán 136 tỷ đồng, giảm 21,7%.
Về hoạt động tự doanh trong quý II, các khoản lỗ từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) của MBS giảm mạnh 90,6% còn gần 5 tỷ đồng, giúp tự doanh lãi gần 60 tỷ đồng, cùng kỳ mảng này chỉ lãi 18 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty cũng ghi nhận lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn (HTM) tăng 33,2% so với cùng kỳ, đạt gần 46 tỷ đồng.
Cùng chiều doanh thu hoạt động, chi phí hoạt động quý II/2023 giảm 41,2% xuống còn gần 119 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí môi giới và lỗ tài sản FVTPL giảm mạnh. Cùng với đó, chi phí lãi vay cũng giảm 18,3% xuống 79 tỷ đồng.
Kết quả là, Chứng khoán MB báo lợi nhuận sau thuế 123 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,6% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu hoạt động của MBS giảm 34%, từ mức trên 1.000 tỷ đồng của quý 2 năm trước xuống còn 737 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 307 tỷ đồng; sau thuế đạt 245 tỷ đồng, giảm 24%.
Năm 2023, MBS đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 2.700 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng; lần lượt tăng 38% và 36% so với năm 2022. So với kế hoạch, công ty đã hoàn thành khoảng 17% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Trong đại hội đồng cổ đông được tổ chức hồi tháng 4/2023, ông Phan Phương Anh, Tổng Giám đốc MBS cho biết công ty đưa ra 3 kịch bản kinh doanh. Ban lãnh đạo dự báo thanh khoản của thị trường đạt gần 20.000 tỷ đồng/phiên. Giá trị giao dịch trong quý I đạt khoảng 11.000 tỷ đồng, công ty kỳ vọng những tháng còn lại của năm sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.
Lãnh đạo MBS cũng cho biết sẽ đảy mạnh thêm mảng kinh doanh số. Thống kê trong thời gian gần đây, tỷ lệ giao dịch thực hiện giao dịch trên kênh điện tử, qua ứng dụng, website đạt trên 90%.
Bên cạnh đó, công ty mở rộng thêm các hoạt độn kinh doanh như kinh doanh nguồn vốn, sử dụng vốn ngắn để kinh doanh dài hạn hoặc vay nguồn vốn rẻ để kinh doanh qua đó tăng thêm lợi nhuận của công ty.
MBS tiếp tục triển khai các hoạt động về bảo lãnh, phát hành và hoạt động kinh doanh trái phiếu vào nửa cuối năm. Tổng Giám đốc công ty kỳ vọng thị trường trái phiếu ẩm trở lại.
TIN LIÊN QUAN
-
UBCKNN xử phạt Điện mặt trời VKT - Hòa An 85 triệu đồng
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam giữ vững hoạt động ổn định, thông suốt và an toàn
-
Sẵn sàng vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại HNX
-
Tập đoàn Hải Thạch bị phạt gần 2 tỷ đồng và đình chỉ giao dịch hoạt động chứng khoán trong 2 tháng
-
Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại HNX sẵn sàng vận hành
-
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 18/7: Đồng USD trong nước tiếp tục lao dốc
-
Hà Nội: Xem xét kéo dài thời gian gia hạn sử dụng đất cho các dự án bị ảnh hưởng dịch Covid-19
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Xuất khẩu gặp khó, Dệt may Thành Công (TCM) vẫn lãi gần 140 tỷ đồng sau 5 tháng
Dệt may Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 với lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số, trong bối cảnh ngành dệt may đang chịu sức ép...
Vietcap tạm ngừng lưu ký chứng khoán 3 ngày: Thị trường phản ứng ra sao?
Từ ngày 18 đến 20/6, CTCP Chứng khoán Vietcap (VCI) tạm dừng hoạt động lưu ký theo quyết định từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Bứt phá 14 bậc trong top 100 công ty lớn nhất Đông Nam Á, Hoà Phát khẳng định vị thế "vua thép"
Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam có...
BIDV đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam trong Danh sách Fortune Southeast 500
Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh...
Đầu tư Tài sản Koji (KPF) lên kế hoạch báo lãi, 2025 là năm bản lề để tái cơ cấu tài sản
Sau một năm kinh doanh lỗ hàng trăm tỷ đồng và loạt tin không vui với cổ phiếu, KPF vẫn lên kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ...
Fortune SEA 500: Petrovietnam vươn lên ‘ngôi vương’ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lọt Top 11 Đông Nam Á
Mới đây, Petrovietnam tiếp tục ghi dấu ấn trên bảng xếp hạng Fortune SEA 500, dẫn đầu Việt Nam với doanh thu kỷ lục.
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông...
VinFast hợp tác với Global Assure, mở rộng mạng lưới dịch vụ khách hàng tại Ấn Độ
Gurugram, ngày 17/6/2025 – VinFast công bố ký kết hợp tác với Global Assure, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ khách hàng uy tín hàng đầu Ấn Độ, nhằm tăng cường mạng...
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông
Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR...
Thua lỗ 12 quý liên tiếp, cổ phiếu "ông vua ngành thép" Pomina đi xuống "không phanh"
Từng là "ông vua ngành thép" một thời, Pomina tiếp tục ghi nhận lỗ ròng quý thứ 12 liên tiếp, nâng tổng lỗ lũy kế tính đến cuối quý I lên hơn 2.600 tỷ đồng.
Quản trị Doanh nghiệp: Mở khóa “ cơ hội”, thúc đẩy phát triển bền vững
G (Governance – Quản trị) trong ESG, tuy đứng cuối trong bộ ba tiêu chí nhưng lại chính là chìa khóa đảm bảo việc thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024, dù con số quay trở lại thị trường ở...
Xem nhiều




