Đại dịch khiến Mỹ nặng thêm gánh nợ công
Nợ công tăng chưa có điểm dừng, Mỹ càng trở nên khó khăn trong đại dịch COVID-19.
Viện Tài chính Quốc tế (IFF) mới đây đã cảnh báo về làn sóng nợ trên thế giới xảy ra do hệ quả của đại dịch COVID-19 toàn cầu.
![]() |
Đại dịch toàn cầu tạo làn sóng vay nợ toàn cầu. Ảnh minh họa: Finacial Times |
Cụ thể, đại dịch COVID-19 đã đẩy mức nợ toàn cầu lên kỷ lục mới 272 nghìn tỷ USD trong quý 3 năm nay.
Theo IFF, "núi" nợ của thế giới sẽ tiếp tục thiết lập kỷ lục mới trong những tháng sắp tới, có khả năng lên tới 277 nghìn tỷ USD vào cuối năm, tương đương 365% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ gộp lại.
Cụ thể, các chính phủ trên thế giới đang cố gắng vực dậy nền kinh tế từ cú sốc mà Covid-19 gây ra, trong đó có hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng. Để bơm tiền vào nền kinh tế, các chính phủ phải chấp nhận vay nợ.
Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng buộc phải tìm kiếm các nguồn vốn thay thế do hoạt động kinh doanh rơi vào tình trạng gián đoạn. Công ăn việc làm trở nên bấp bênh, nhiều người tiêu dùng cũng phải vay nợ để chi tiêu.
Kết quả là khối nợ trong nền kinh tế toàn cầu được đẩy lên nhanh chóng.
"Khối nợ toàn cầu tăng thêm 15 nghìn tỷ USD trong 3 quý đầu tiên của năm 2020 và hiện đang đứng trên ngưỡng 272 nghìn tỷ USD" - IFF viết trong báo cáo Theo dõi nợ toàn cầu (Global Debt Monitor) công bố ngày 18/11.
Trong nhóm các nền kinh tế phát triển, mức nợ đã vượt 432% GDP trong quý 3, tăng 50 điểm phần trăm so với năm 2019. Mỹ - quốc gia thực thi các kế hoạch kích cầu với quy mô lớn nhất thế giới, chiếm khoảng một nửa phần nợ tăng thêm này.
Tại khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone), các nỗ lực cứu nền kinh tế của chính phủ khiến khối nợ công tăng thêm 1,5 nghìn tỷ USD trong quý 3, lên mức 53 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, mức nợ này vẫn thấp hơn mức nợ kỷ lục mọi thời đại 55 nghìn tỷ USD của Eurozone vào quý 2/2014, thời điểm mà khu vực này đang chìm trong khủng hoảng nợ công.
Tại các nền kinh tế mới nổi, mức nợ đã vượt 248% GDP. Trong đó, Lebanon, Trung Quốc, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước có mức tăng nợ mạnh nhất ở khu vực phi tài chính.
Cũng cần phải nói thêm rằng đại dịch Covid-19 không phải là nhân tố duy nhất dẫn tới sự gia tăng chóng mặt của khối nợ toàn cầu.
"Tốc độ tích tụ của nợ toàn cầu từ năm 2016 đến nay là chưa từng có tiền lệ, khiến tổng nợ tăng thêm trên 52 nghìn tỷ USD", IFF cho biết.
Sự tích tụ của khối nợ có lẽ thấy rõ nhất tại Mỹ. Kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, gánh nặng nợ nần của Chính phủ liên bang Mỹ chưa bao giờ cao như thế này nếu so với quy mô của nền kinh tế. Tuy nhiên, mức nợ lên cao đến như vậy không phải chỉ do chính quyền ông Trump. Nợ đã tăng từ thời Reagan, người mạnh tay cắt giảm thuế, và cũng tăng chóng mặt dười thời Obama, người tung các biện pháp kích thích kinh tế quy mô lớn để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng tài chính và suy thoái.
Ở thời điểm ông Trump lên cầm quyền, tỷ lệ nợ công so với GDP của Mỹ là khoảng 76%. Đến giữa năm nay, con số đã là 105%, tăng 29 điểm phần trăm. Các nhà kinh tế học thường khuyến khích việc Chính phủ trả nợ khi kinh tế tăng trưởng tốt và chi tiêu khi nền kinh tế suy yếu. Nhưng ông Trump tăng nợ cả khi kinh tế mạnh và yếu. Phần lớn số nợ tăng thêm là do các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch, nhưng các chính sách trước đó như cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng chi tiêu quốc phòng cũng đẩy khối nợ tăng mạnh.
Hồi tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ công bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, nợ công đã tăng thêm 6000 tỷ USD, tức là bình quân một năm dưới sự lãnh đạo của ông, nợ công của Mỹ lại tăng hơn 1,5 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ liên kết sự tăng trưởng của chỉ số này với hành động của chính quyền nhằm chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19, chứ không hẳn là do khả năng lãnh đạo yếu kém của chính quyền Donald Trump đối với nền kinh tế.
Gới phân tích cho rằng, nợ công của Mỹ đang tăng tới mức không thể kiểm soát được. Mới chỉ tháng 4, các chuyên gia còn dự báo rằng, hết năm nay, nợ công của Mỹ mới đạt mức 25 nghìn tỷ USD nhưng 2 tháng sau đã gần đạt mức này.
Khoản nợ vay của chính phủ đã khiến tổng nợ của Mỹ gia tăng đến mức vô cùng nguy hiểm là 77 nghìn tỷ dollars, tương đương với 327% GDP của Mỹ và 30% tổng nợ toàn cầu. Giới chuyên gia nhận định rằng, đến năm 2028, người Mỹ sẽ phải dành 1/5 ngân sách nhà nước chỉ để trả lãi.
Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tới cuối năm nay, GDP của Mỹ sẽ giảm 5,9%, sắp tới sẽ là sự sụt giảm mạnh ở mức quý (theo ước tính của JP Morgan lên tới 40%).
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, liên tục đổi hướng di chuyển
Sáng ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1. Dự báo bão sẽ tiếp tục mạnh thêm và liên tục đổi hướng di chuyển.
Tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025
Theo số liệu từ Cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng...
Xem nhiều




