VnFinance
Thứ năm, 22/12/2022, 14:43 PM

Đến 2030, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam đạt 7.500 USD

Đây là một trong những chỉ tiêu đặt ra tại quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chiều ngày 21/12.

Trình bày Tờ trình về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Quy hoạch tổng thể quốc gia nêu rõ các quan điểm phát triển và tổ chức không gian phát triển.

Mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững, hình thành được các vùng, trung tâm kinh tế, đô thị động lực, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại; bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế; quốc phòng, an ninh được bảo đảm...

Về các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021-2030, trong đó vùng Đông Nam Bộ tăng khoảng 8-8,5%/năm, vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD...

Về những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch sẽ hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng văn hóa, xã hội, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới.

Phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của quốc gia. Lựa chọn một số địa điểm, đô thị, vùng có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao.

Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các vành đai kinh tế ven biển; kết nối hiệu quả các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng. Phát triển các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại các vùng động lực, vùng đô thị lớn.

Tờ trình Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trình bày cũng nêu các định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực chủ yếu như phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với phát triển các trung tâm công nghiệp chế biến; phát triển các ngành hạ tầng kỹ thuật; các ngành hạ tầng xã hội.

tiền
Đến 2030, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam đạt 7.500 USD
 

Hệ thống đô thị xanh, thông minh và bền vững

Về định hướng tổ chức không gian theo vùng, lãnh thổ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Quy hoạch tổng thể nêu định hướng phát triển các vùng động lực quốc gia, hành lang kinh tế; Định hướng phát triển không gian biển; Định hướng sử dụng đất quốc gia; Định hướng khai thác và sử dụng vùng trời; Tổ chức không gian phát triển vùng và định hướng liên kết vùng.

Trong đó, đối với định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, Quy hoạch tổng thể quốc gia xác định xây dựng hệ thống đô thị quốc gia theo mô hình mạng lưới, xanh, thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung ương thành các đô thị năng động, sáng tạo, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á, châu Á. Quan tâm phát triển các đô thị trung bình và nhỏ.

Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại, xanh, sạch, đẹp gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tạo sinh kế bền vững cho người dân; xã hội nông thôn ổn định; dân trí được nâng cao; an ninh, trật tự được đảm bảo. Xây dựng các mô hình phân bố dân cư phù hợp với từng vùng sinh thái tự nhiên và các đặc điểm văn hoá, dân tộc, điều kiện kinh tế - xã hội.

Về định hướng sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, phân bổ tài nguyên nước hài hòa, hợp lý giữa các ngành, các địa phương; bảo đảm hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường trên các lưu vực sông. Bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường. Bảo tồn, bảo vệ, mở rộng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, vùng đất ngập nước, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học.

Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, từng bước quản lý rủi ro thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững. Củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công trình phòng, chống thiên tai. Thực hiện giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực, phấn đấu theo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của quốc gia…

Về giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, trong Quy hoạch tổng thể quốc gia đã dự báo tổng nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch, xây dựng hệ thống các giải pháp để huy động nguồn lực từ các khu vực kinh tế; đồng thời dự báo nhu cầu lao động cho nền kinh tế và đề xuất các giải pháp về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực.

Trong các giải pháp về cơ chế, chính sách, Quy hoạch nhấn mạnh ưu tiên phát triển mạng lưới hạ tầng quy mô lớn của các vùng động lực quốc gia và thúc đẩy hình thành các hành lang kinh tế ưu tiên; bên cạnh đó, quan tâm các khu vực khó khăn, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Ngoài ra, Quy hoạch cũng đề ra các giải pháp về phát triển khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường và tăng cường hợp tác quốc tế.

Cần cân đối các giải pháp, nguồn lực để đảm bảo tính khả thi

Trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, QHTTQG được xây dựng cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống quy hoạch, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Về nội dung chủ yếu của Quy hoạch tổng thể quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần phân tích, đánh giá sâu hơn về các yếu tố thuận lợi, khó khăn về vị trí địa lý, điều kiện địa hình, tài nguyên, khoáng sản, khí hậu, dân số, tài nguyên nhân văn và các yếu tố khác như: khoa học công nghệ, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lực cạnh tranh, thể chế quốc gia và văn hóa truyền thống dân tộc, dân số và xu hướng dịch chuyển dân cư...

Đồng thời, cần đưa ra nhận định các điều kiện, yếu tố này tác động (tích cực, tiêu cực) như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong thời gian tới; bảo đảm tính xuyên suốt, thống nhất các nội dung phân tích, đánh giá từ hiện trạng, kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra với đề xuất các giải pháp tương ứng được nêu trong Báo cáo.

Đặc biệt, cần làm rõ nguyên nhân của việc không thực hiện được một số chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia để bảo đảm việc đề xuất định hướng nhu cầu sử dụng đất trong thời kỳ mới đạt hiệu quả, khắc phục những tồn tại của giai đoạn trước.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng chỉ ra, Báo cáo chưa đề cập đến vấn đề môi trường biển cũng như tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu đối với các vùng ven biển và đảo có cao trình đặc biệt thấp so với mực nước biển.

Về tính khả thi và điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cân đối các giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu kèm theo Hồ sơ QHTTQG để bảo đảm thống nhất với nội dung của Báo cáo sau khi đã nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh sửa theo các ý kiến thẩm tra đã được nêu tại Báo cáo này.

Đồng thời, Chính phủ chịu trách nhiệm và bảo đảm tính chính xác của số liệu, hệ thống bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về QHTTQG trước và sau khi trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy định của pháp luật.


Năm 2023, SeABank làm ăn ra sao?
Năm 2023, SeABank làm ăn ra sao?

Năm 2023, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) thu về hơn 3.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%...

Tin ngân hàng ngày 29/3: Techcombank dự kiến tăng vốn lên hơn 70.450 tỷ đồng trong năm 2024
Tin ngân hàng ngày 29/3: Techcombank dự kiến tăng vốn lên hơn 70.450 tỷ đồng trong năm 2024

Vốn FDI tiếp tục tăng mạnh, đạt hơn 6,17 tỷ USD; VietBank miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm; HSBC dành 1 tỷ USD...

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng...

Giá vàng hôm nay (29/3): Thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng hôm nay (29/3): Thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng thế giới hôm nay (29/3) tăng khi được thúc đẩy bởi kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Mỹ và nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn mạnh mẽ...

Phê duyệt 14 ngân hàng quan trọng nhất hệ thống năm 2024
Phê duyệt 14 ngân hàng quan trọng nhất hệ thống năm 2024

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định 538/QĐ-NHNN phê duyệt Nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2024.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/3: Đồng USD giữ đà tăng
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/3: Đồng USD giữ đà tăng

Diễn biến trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF)...

Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của VietCredit giảm 74%
Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của VietCredit giảm 74%

Mới đây, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit; TIN) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán cho năm tài chính 2023. Theo đó, thu nhập lãi thuần...

Một nhà băng tư nhân sắp tăng vốn điều lệ gấp đôi, chia cổ tức năm 2023 tỷ lệ 115%
Một nhà băng tư nhân sắp tăng vốn điều lệ gấp đôi, chia cổ tức năm 2023 tỷ lệ 115%

Techcombank (TCB) sẽ trình ĐHĐCĐ 2024 phương án chi trả cổ tức 15% bằng tiền và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1. Cùng đó, nhà băng này sẽ trình phương án tăng vốn điều lệ từ 35.225,1 tỷ đồng lên 70.450,2 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.

MBS đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 36% năm 2024
MBS đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 36% năm 2024

Sáng ngày 28 3, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (mã chứng khoán: MBS) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Một số nội dung được chú ý là MBS đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 36% năm 2024.

Giải mã cơn sốt chung cư
Giải mã cơn sốt chung cư

Từng một thời bị giới đầu tư “hắt hủi” vì gần như không tăng giá hoặc tăng rất chậm, đột nhiên từ giữa năm 2023 sang đầu năm 2024,...

Tin ngân hàng ngày 28/3: OCB dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20% trong năm 2024
Tin ngân hàng ngày 28/3: OCB dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20% trong năm 2024

VietinBank sắp rao bán ba thửa đất tại Vĩnh Long; Eximbank nhận giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc; VPBank đồng loạt tăng lãi suất tiết kiệm ở tất cả kỳ hạn…

Giá vàng hôm nay (28/3): Đồng loạt tăng mạnh
Giá vàng hôm nay (28/3): Đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng thế giới hôm nay (28/3) tăng khi các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu lạm phát sắp được công bố của Mỹ. Tại thị trường trong nước,...

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 28/3: Đồng USD nhích nhẹ
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 28/3: Đồng USD nhích nhẹ

Diễn biến trên thị trường Mỹ, ​​​​​​​chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,08%...

Giá vàng liên tiếp tăng vọt lên sát đỉnh lịch sử
Giá vàng liên tiếp tăng vọt lên sát đỉnh lịch sử

Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (28/3), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục tăng hơn 12 USD/ounce lên gần mức 2.192 USD/ounce...

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển...

Cần quy định không cho ngân hàng thương mại bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Cần quy định không cho ngân hàng thương mại bán bảo hiểm liên kết đầu tư

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức,...

Tin ngân hàng ngày 27/3: LPBank dự kiến mua 20 triệu cổ phiếu của công ty chứng khoán
Tin ngân hàng ngày 27/3: LPBank dự kiến mua 20 triệu cổ phiếu của công ty chứng khoán

SHB điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm; VIB đặt mục tiêu lãi trước thuế 2024 tăng 13%… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến
SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó...

NHNN hút về gần 156.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu
NHNN hút về gần 156.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu

Kể từ khi khởi động lại kênh tín phiếu, NHNN đã hút về tổng cộng gần 156.000 tỷ đồng thanh khoản và vẫn chưa có động thái bơm thêm.

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance