Điều tra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại IPC: Lũng đoạn tài sản nhà nước
Một thời gian ngắn sau khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) với vốn điều lệ hơn 2.900 tỉ đồng, ông Tề Trí Dũng đã nắm quyền lực chi phối ở hầu hết các công ty con, liên doanh và liên kết.
Theo tìm hiểu của PV, Sadeco có một “sứ mệnh đặc biệt” trong chiến lược phát triển của TP.HCM vào những năm đầu thập niên 1990. Vào thời điểm đó, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu đô thị mới Nam TP (khu đô thị mới quy mô lớn đầu tiên của TP.HCM). Để triển khai quy hoạch, UBND TP thành lập Sadeco. Khi đã trở thành công ty cổ phần, Sadeco vào thời điểm năm 2015 có vốn điều lệ khoảng 170 tỷ đồng, trong đó riêng IPC có tỷ lệ vốn góp chiếm hơn 74%.
Trong một thời gian dài, Sadeco ngày càng phát triển với quỹ đất dự án hàng trăm héc ta tại nhiều vị trí đắc địa ở TP.HCM. Nhờ đó, năm 2016 lợi nhuận sau thuế lên tới hơn 153 tỷ đồng, trong khi doanh thu thuần chỉ hơn 290 tỷ đồng; đến năm 2017 có doanh thu hơn 265 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 111 tỷ đồng. Đây được xem là doanh nghiệp “đẻ trứng vàng” cho IPC. Nhưng vào thời điểm “đỉnh cao” lợi nhuận, cũng chính là lúc tài sản nhà nước tại Sadeco bị lũng đoạn, tư nhân “thâu tóm” với sự “can dự” trực tiếp của ông Tề Trí Dũng và nhiều lãnh đạo chủ chốt IPC, Sadeco...
“Kịch bản” tăng vốn điều lệ
Trong bối cảnh Sadeco hoạt động kinh doanh đang mang lại lợi nhuận rất cao, tỷ lệ chia cổ tức hằng năm có lúc lên đến 40%, vào năm 2015 khi duyệt đề án tái cơ cấu, UBND TP yêu cầu IPC (lúc này đang chiếm tỷ lệ sở hữu vốn 44% tại Sadeco) không được giảm thêm tỷ lệ sở hữu vốn. Thế nhưng, trên thực tế IPC đã “phớt lờ” yêu cầu này của cơ quan chủ quản.
Vào ngày 10/11/2016, Công ty Nguyễn Kim có văn bản đề xuất tham gia mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của Sadeco. Đến ngày 29/6/2017, tại đại hội cổ đông Sadeco, đại diện vốn góp nhà nước (do IPC cử) thời kỳ liên quan, gồm 4 thành viên: ông Tề Trí Dũng; ông Trần Đăng Linh, Phó tổng giám đốc IPC; bà Hồ Thị Thanh Phúc, Tổng giám đốc Sadeco và ông Trần Mạnh Khôi, Phó trưởng ban Kiểm soát Sadeco, biểu quyết đồng ý 100% phương án tăng vốn điều lệ theo hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim. Tiếp đó, ngày 19/10/2017, Công ty Nguyễn Kim chuyển thanh toán cho Sadeco 360 tỷ đồng.
Cùng ngày, Sadeco ký hợp đồng gửi 360 tỷ đồng vào một ngân hàng với kỳ hạn 18 tháng. Sau khi phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông nhà nước tại Sadeco giảm từ 62,8% xuống chỉ còn 41% (trong đó tỷ lệ sở hữu vốn của IPC từ 44% giảm xuống chỉ còn 28,8%), trong khi Công ty Nguyễn Kim chiếm tỷ lệ chi phối tại Sadeco là hơn 54% vốn điều lệ.
Đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự Theo luật sư Nguyễn Hải Nam, Văn phòng luật sư Công Quyền (TP.HCM), thông qua việc định giá bán cổ phần trái quy định, IPC đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng giá trị vốn của nhà nước, biến tài sản của nhà nước thành tài sản tư nhân. Như vậy, đã có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo điều 179 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017). |
Gây thiệt hại lớn tài sản Nhà nước
Theo quan điểm của Thanh tra TP.HCM, ông Tề Trí Dũng với vai trò là người quản lý vốn đầu tư của nhà nước, HĐTV, Tổng giám đốc IPC; nhóm đại diện vốn nhà nước của IPC và các cổ đông nhà nước khác, đã không phân tích, đánh giá đầy đủ bản chất, hiệu quả của từng phương án; chưa đảm bảo khách quan, chưa thực hiện hết trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện vốn nhà nước, vi phạm quy chế quản lý của IPC... Trong trường hợp xem xét, đánh giá thấu đáo phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là thiệt hại cho cổ đông hiện hữu, thì với tỷ lệ chi phối (62,8%), nhóm cổ đông nhà nước có đầy đủ quyền để không chấp nhận phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược (Công ty Nguyễn Kim).
Theo kết luận thanh tra của Thanh tra TP, trước khi “bán đứt” quyền biểu quyết tại Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim, vào năm 2015, nhóm cổ đông nhà nước cũng đã bán 5.235.683 cổ phần Sadeco cho Công ty Exim, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, mức giá 26.100 đồng/cổ phiếu. Sau đó, vào tháng 6.2016, Công ty Exim chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần này cho Công ty Nguyễn Kim với mức 57.000 đồng/cổ phiếu. Đến thời điểm kể từ đầu năm 2017, nhà đất khu Nam TP (nơi Sadeco có nhiều dự án quan trọng với quy mô đất đai lớn) ảnh hưởng cơn sốt đất, giá tăng rất nhiều, nhưng điều đáng nói là Sadeco bán chỉ định không thông qua đấu giá cho Công ty Nguyễn Kim chỉ 40.000 đồng/cổ phiếu (tháng 6.2017).
Theo Thanh tra TP, bản chất vụ việc này là việc chỉ định đối tác chiến lược (Công ty Nguyễn Kim) và chỉ định giá bán cổ phần không được tổ chức thẩm định giá hợp pháp. Thanh tra TP khẳng định việc làm này là “trái quy định pháp luật”, dẫn đến gây thiệt hại ít nhất 153 tỷ đồng (chỉ tính chênh lệch giá cổ phiếu); nếu tính đầy đủ giá trị gia tăng tài sản của Sadeco lúc thời điểm giá đất tăng cao, con số thiệt hại “sẽ rất lớn”.
Thanh tra TP cũng khẳng định vốn huy động từ việc phát hành cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim đến nay vẫn chưa sử dụng (gửi tiết kiệm thời hạn 18 tháng tại ngân hàng thương mại cổ phần), cho thấy việc đề xuất chỉ định phát hành cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim để huy động vốn đầu tư cho các dự án là không đúng với thực tế; tại thời điểm đề xuất Sadeco chưa có nhu cầu thực sự tăng vốn điều lệ. Nghiêm trọng hơn, Công ty Nguyễn Kim không công khai, minh bạch trong việc mua bán cổ phần với Công ty Exim, cho thấy Công ty Nguyễn Kim “đã có kế hoạch thâu tóm doanh nghiệp này (Sadeco) với giá rẻ thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược”.
Một điểm rất đáng chú ý, nhóm cổ đông nhà nước từng chiếm 62,8% (trước khi “bán đứt” quyền biểu quyết tại Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim), có Văn phòng Thành ủy (chiếm khoảng 2%), Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (thuộc Văn phòng Thành ủy, chiếm khoảng 15%). Vào thời điểm 18.5.2017, Văn phòng Thành ủy có Văn bản số 495 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang “chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco”.
Xử lý nghiêm Ông Tề Trí Dũng chính thức là thành viên HĐTV, Tổng giám đốc IPC từ ngày 4.5.2015, khi mới 34 tuổi. Vì là người đại diện vốn nhà nước, ông Tề Trí Dũng còn nắm giữ chức danh Chủ tịch HĐTV Sadeco trong 2 năm 2016 và 2017; ngoài ra, ông còn làm chủ tịch HĐTV 3 công ty và phó chủ tịch HĐTV 1 công ty liên doanh, liên kết khác. Như Thanh Niên số ra ngày 3 - 4.12, tại IPC và các công ty liên doanh, liên kết đều để xảy ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng; việc điều hành, quản lý xem thường kỷ luật, kỷ cương; có dấu hiệu lợi ích nhóm. Ngày 4.12, trả lời P.V, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nói: “Các sai phạm lớn quá. Một số vụ đã chuyển sang cơ quan điều tra. Một số vụ đang tiếp tục thanh tra làm rõ. Quan điểm là xử nghiêm theo quy định pháp luật”. Ông Tề Trí Dũng đang là đại biểu HĐND TP.HCM. Tại kỳ họp HĐND TP.HCM khai mạc vào sáng qua, ông này vắng mặt có lý do. Trả lời P.V, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM, cho biết khi có kết quả điều tra, Công an TP sẽ báo với HĐND TP. Trong trường hợp kết quả điều tra khẳng định cấu thành tội hình sự, HĐND TP sẽ đưa vấn đề ông Dũng ra để xem xét, trong đó mức cao nhất là bãi miễn tư cách đại biểu HĐND TP. Đình Phú - Trung Hiếu. |
Theo Đình Phú/Thanh Niên
Lên núi Bà Đen nhớ về cội nguồn trong ngày Thương binh liệt sĩ
Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh liệt sỹ, nhiều hoạt động ý nghĩa để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ sẽ được tổ chức tại núi Bà Đen...
VPI dự báo giá xăng giảm nhẹ, giá dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 24/7
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 24/7/2025, giá xăng bán lẻ...
ADB dự báo lạm phát châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục hạ nhiệt
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố ấn phẩm Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 7/2025, trong đó điều chỉnh giảm dự báo...
Hoàn thành hồ sơ địa giới đơn vị hành chính của địa phương trước ngày 31/12/2026
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định và nghiệm thu hồ sơ địa giới đơn vị hành chính...
Bộ Tài chính đề xuất nâng giảm trừ gia cảnh lên 15,5 triệu đồng
Mức giảm trừ gia cảnh người nộp thuế có thể lên 13,3-15,5 triệu đồng, phụ thuộc 5,3-6,2 triệu một tháng, áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Sẽ có sàn giao dịch carbon trong kỷ nguyên mới
Trong bối cảnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trở nên cấp bách và toàn cầu hóa hơn bao giờ hết, Việt Nam- một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề...
Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Hàng không dân dụng
Mới đây, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 363/TB-VPCP, truyền đạt kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về dự thảo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam...
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8,3-8,5%, phấn đấu đạt 10% vào năm 2026
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8,3-8,5%, tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển bứt phá 2026-2030. Các địa phương đầu tàu như Hà Nội...
Bộ Công an đề xuất siết quản lý, tăng thanh tra thị trường vàng
Trước thực trạng thị trường vàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu minh bạch, Bộ Công an vừa có văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi,...
TP. HCM sẽ có trung tâm dữ liệu 250 triệu USD
Trung tâm dữ liệu có công suất thiết kế ban đầu 30 MW, sẽ mở rộng lên 120 MW trong tương lai, phục vụ nhu cầu tính toán khổng lồ cho phát triển AI và các ngành kinh tế số.
Kinh doanh trên mạng xã hội phải nộp thuế như thế nào cho đúng luật?
Bán hàng online là kênh kinh doanh tiềm năng, người bán cần tuân thủ nghiêm túc quy định về thuế, không chỉ là nghĩa vụ, mà giúp hoạt động bền vững trong môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ.
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Xem nhiều




