Hà Nội đóng cửa quán ăn đường phố, trà đá, cà phê
Theo CDC Hà Nội, nguy cơ bệnh nhân người Nhật có thể phát bệnh từ ngày 2/2 nên nguy cơ với cộng đồng rất cao.
Giả thiết về nguồn lây của bệnh nhân người Nhật
Báo cáo tại buổi họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch diễn ra chiều 15/2, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin hiện tại, 12/13 tỉnh thành có bệnh nhân mắc COVID-19 đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Trong đó TP.HCM đã cơ bản kiểm soát được chuỗi lây nhiễm tại ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, một vụ việc phát sinh là Hà Nội có ca lây nhiễm là người Nhật, tử vong tại khách sạn trên địa bàn (bệnh nhân 2229). Bệnh nhân này từng được cách ly khi nhập cảnh từ ngày 17/1 đến 31/1 tại khách sạn ở TP.HCM.
"Qua trích xuất camera, bệnh nhân này tuân thủ nghiêm ngặt quy định về cách ly, hầu như không có sự tiếp xúc bên ngoài. 34 người cách ly cùng khách sạn với bệnh nhân đã cho kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2", ông Long nói.
Theo Bộ trưởng Long, có hai giả thiết về nguồn lây của bệnh nhân này. Trong đó, Bộ Y tế nghiêng về giả thiết đầu tiên là bệnh nhân mới mắc COVID-19 thời gian gần đây trong cộng đồng.
"Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ virus trong mẫu thử của bệnh nhân này ở mức khá cao. Chúng tôi nghiêng về giả thiết người này mới lây nhiễm ngay trong khu vực Hà Nội trong 5-7 ngày", báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Long nói.
Giả thiết thứ hai về nguồn lây của bệnh nhân này là bị lây nhiễm ngay trong khu cách ly tại TP.HCM. Nhưng ông Long cũng cho rằng giả thiết này có ít khả năng xảy ra, tuy nhiên không thể loại trừ.
![]() |
Diễn biến dịch bệnh COVID-19 đang hết sức phức tạp |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tình hình dịch COVID-19 ở nước ta vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt vụ việc bệnh nhân người Nhật mắc COVID-19 vừa tử vong. Do vậy, đòi hỏi những quyết sách quyết liệt, cụ thể để ngăn chặn, kiểm soát được dịch COVID-19.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết trong sáng nay, Bộ Y tế đã trao đổi với UBND TP Hà Nội và đề nghị coi đây là một trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Chính quyền và lực lượng y tế đã thực hiện khoanh vùng một số điểm mà bệnh nhân từng tới.
"Từ sự việc trên, chúng tôi đề nghị Hà Nội và các tỉnh, thành tiếp tục đề cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp phòng, chống COVID-19, đặc biệt là các trường hợp nhập cảnh từ 15-1 tới nay", ông Long yêu cầu.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 cần xem xét, đề xuất những vấn đề cấp bách trong phòng, chống dịch hiện nay.
Về vấn đề vaccine COVID-19, Thủ tướng nêu rõ, tiếp tục khẩn trương chỉ đạo thực hiện nhập khẩu vaccine để sớm đưa vaccine về Việt Nam phục vụ người dân. Thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu sử dụng các vaccine sản xuất trong nước.
“Trong lúc này, nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Chính phủ”, Thủ tướng lưu ý, trong tháng 2 phải có được vaccine từ nguồn viện trợ theo chương trình COVAX và nguồn nhập khẩu, đồng thời với đó là đẩy mạnh sản xuất trong nước.
Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định cụ thể việc lựa chọn phương án, đối tác, loại vaccine, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất nguồn tài chính, xác định đối tượng cần ưu tiên, những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
“Nhân dịp này, tôi cũng xin nói nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương sẵn sàng đóng góp kinh phí để mua vaccine”, Thủ tướng nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, Bộ Y tế cơ bản làm xong thủ tục tiếp nhận vaccine theo chương trình COVAX. Cuối tháng này, nếu sắp xếp kịp chuyến bay và hoàn thiện tốt các thủ tục thì có vaccine theo 2 nguồn là nguồn từ chương trình COVAX là 4,8 triệu liều và nhập khẩu hơn 117.000 liều, như vậy, chúng ta có khoảng 5 triệu liều để tiêm mũi thứ nhất. Như vậy, đợt đầu có thể tiêm cho 5 triệu người. Việt Nam là một trong những nước ở Đông Nam Á tiếp cận vaccine COVID-19 tương đối tốt.
Xét nghiệm, giám sát sức khoẻ người về từ Cẩm Giàng, Hải Dương
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc tích cực rà soát, lấy mẫu xét nghiệm, giám sát sức khỏe người về từ huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
Công văn nêu rõ, thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, trong thời gian tháng 01 năm 2021 đã ghi nhận một số ca bệnh COVID-19 ở một số địa phương, trong đó có ca bệnh tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã đi lại tiếp xúc với người dân của một số địa phương khác.
Theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, chủng virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Hải Dương là biến chủng mới có khả năng gây bệnh và lây lan rất nhanh. Để chủ động kiểm soát tốt ổ dịch, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh, không để lây lan rộng trong cộng đồng; Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng yêu cầu:
“Người dân đã từng đi, đến, về từ huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong thời gian từ ngày 15/01/2021 đến nay chủ động liên hệ với trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở y tế gần nhất nơi đang lưu trú tại địa phương để khai báo y tế, hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và giám sát sức khỏe”.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cũng đề nghị tổ chức việc tiếp nhận thông tin của người dân; tích cực rà soát, lấy mẫu bệnh phẩm và thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho những người về tử huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương và các thành viên sống trong cùng gia đình một cách triệt để, giám sát sức khỏe theo quy định.
Khẩn trương tổ chức truy vết, điều tra, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh COVID-19 và báo cáo kịp thời về Bộ Y tế (Cơ quan thưởng trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) theo quy định.
Hà Nội đóng cửa quán ăn đường phố, trà đá, cà phê từ 0h ngày 16/2
Chiều 15/2, tại phiên họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội với các quận, huyện, phường xã, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, ông Hoàng Đức Hạnh, cho biết tại Hà Nội vẫn ghi nhận thêm các ca mắc COVID-19 ngoài cộng đồng, nguy cơ về dịch bệnh bùng phát vẫn ở mức cao, đặc biệt sau Tết khi người dân từ các tỉnh thành khác trở lại Hà Nội sinh sống, làm việc.
Sở Y tế Hà Nội đề xuất, các địa phương, đơn vị cần tiếp tục tuyên truyền người dân thực hiện phòng, chống dịch theo “khuyến cáo 5K”, trong đó đặc biệt là yêu cầu bắt buộc nhân dân đeo khẩu trang; các cơ quan công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất trên địa bàn cần nghiêm túc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch đạc biệt là những người lao động từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội làm việc.
Riêng với những người trở về từ vùng dịch trong đó có Hải Dương, Quảng Ninh… cần phải được giám sát y tế chặt chẽ.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng đánh giá, trong 2 ngày qua, tình hình dịch có diễn biến mới, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong cộng đồng, khi các bệnh nhân này có lịch trình di chuyển phức tạp, truy vết khó khăn.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố đồng ý với đề xuất của các đơn vị. Theo đó, Thành phố đồng ý đóng cửa các quán ăn đường phố, các quán trà đá, cafe; tạm thời dừng việc mở cửa các điểm di tích; thống nhất đề xuất của Sở GD-ĐT cho học sinh các cấp tạm dừng đến trường nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến hết ngày 28/2. Trong thời gian này, các trường, các đơn vị tổ chức dạy học trực tuyến qua internet để đảm bảo chương trình học tập.
“Theo CDC Hà Nội, nguy cơ bệnh nhân người Nhật có thể phát bệnh từ ngày 2/2 nên nguy cơ với cộng đồng rất cao. Các sở ngành phải quán triệt nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và Chủ tịch UBND Thành phố”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh, đồng thời, yêu cầu các quận, huyện, thị xã, lực lượng y tế phải tập trung cao độ, thần tốc truy vết, khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1, F2, F3 liên quan đến các ca bệnh mới phải theo dõi y tế chặt chẽ.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố giao CDC Hà Nội lên phương án xét nghiệm mẫu ngẫu nhiên ở các khu công nghiệp, nhất là các điểm có người đi từ các tỉnh, thành phố có dịch trở về, những nơi có chuyên gia nước ngoài làm việc để có sàng lọc sớm, tránh rủi ro.
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng nâng cao hơn nữa mức an toàn ở các bệnh viện, phòng khám, khách sạn nơi có người cách ly; xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang; các địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, khẩn trương với các trường hợp người dân về từ vùng dịch, lấy mẫu xét nghiệm người về từ Cẩm Giàng, Hải Dương; khuyến cáo các trường hợp này hạn chế đi ra ngoài nếu không cần thiết, theo dõi sức khỏe thường xuyên.
Các địa phương sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ” với mọi kịch bản, tình huống bởi dự kiến trong những ngày tới Hà Nội sẽ có thể có thêm những trường hợp F0; Sở GTVT chú ý các phương án đảm bảo an toàn trong vận chuyển hành khách...
Tính từ 6h đến 18h ngày 15/2 có 40 ca mắc mới. Thành phố Hà Nội (2); Hải Dương (38). Cụ thể, ca bệnh 2234 (BN2234) tại Hà Nội là nữ, 25 tuổi, địa chỉ tại Phường Yên Thế, Quận Ba Đình; Ca bệnh 2240 (BN2240) tại Hà Nội là nam, 43 tuổi, quốc tịch Nhật Bản.
Cả 2 bệnh nhân trên là F1 của BN2229 (họp cùng ngày 02/2), đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm ngày 14/2. Kết quả xét nghiệm ngày 15/02, các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện 2 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương cơ sở Đông Anh.
Ca bệnh 2230-2233, 2235-2239, 2241-2269 (BN2230-BN2233, BN2235-BN2239, BN2241-BN2269) tại Hải Dương, 38 ca đều là F1 đã được cách ly trước đó, chủ yếu liên quan ổ dịch tại huyện Chí Linh. Hiện 29 ca được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế TP Chí Linh) và 9 ca cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 (Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương).
Tính đến 18h ngày 15/2, Việt Nam có tổng cộng 1.370 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 677 ca.
TIN LIÊN QUAN
-
Sát Tết, nguy cơ lớn sân bay Nội Bài đóng cửa, Hà Nội giãn cách xã hội nhiều nơi vì bùng dịch
-
Từ 0 giờ ngày 19/8: Đình chỉ hàng quán không đảm bảo giãn cách
-
Từ 0 giờ ngày 19/8: Đình chỉ hàng quán không đảm bảo giãn cách
-
Đà Nẵng tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
-
Đà Nẵng: Giãn cách xã hội 6 quận, phong tỏa 3 bệnh viện và 4 đoạn tuyến đường từ 0h ngày 28/7
Đề xuất giảm 2% VAT với toàn bộ hàng hóa, dịch vụ
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% áp dụng đồng loạt cho tất cả hàng hóa, dịch vụ.
Hà Nội triển khai bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện trước 30/9/2025
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý, vận hành hệ thống y tế, đồng thời từng bước xây dựng nền y tế số hiện...
Hải Phòng: 100% người có công với cách mạng đã nhận trợ cấp qua tài khoản
Theo số liệu báo cáo của Sở Nội vụ Hải Phòng, đến nay, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành mục tiêu 100% người có công với cách mạng được mở tài khoản và nhận...
Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...
Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng... có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, tăng gấp 2-4 lần so với mức hiện hành.
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.
Xem nhiều




