Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc liên tiếp đạt kỷ lục mới
Hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới, Trung Quốc nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Nhân dịp tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trả lời phỏng vấn của phóng viên.
-PV: Ông đánh giá như thế nào về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và kỳ vọng như thế nào về sự phát triển trong tương lai của quan hệ giữa hai nước?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, nhân dân hai nước có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Trong chặng đường hơn 7 thập niên kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950 đến nay, hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Năm 2008, Trung Quốc là nước đầu tiên cùng Việt Nam xác lập khuôn khổ quan hệ "Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện", khung hợp tác sâu rộng nhất trong khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam với các nước trên thế giới cho đến nay.
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo, định hướng trực tiếp của hai đồng chí Tổng Bí thư, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (30/10-01/11/2022), quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên với hình thức linh hoạt.
![]() |
Hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới, Trung Quốc nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN, lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc.
Các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi khác không ngừng được mở rộng và đi vào chiều sâu, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường hiện nay, việc duy trì quan hệ Việt-Trung ổn định, lành mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của mỗi nước cũng như đối với hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực.
Với tinh thần đó, tôi mong muốn các cấp, các ngành hai bên tăng cường quán triệt và tích cực triển khai các nhận thức chung cấp cao hai Đảng, hai nước, tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào:
Củng cố tin cậy chính trị thông qua tăng cường giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp, nhất là trao đổi chiến lược giữa lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước để định hướng tổng thể quan hệ song phương; duy trì giao lưu, trao đổi giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước; kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; Tăng cường vai trò điều phối của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc; tích cực thúc đẩy giao lưu hợp tác trên các kênh Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhân đại, Chính hiệp Trung Quốc.
Thúc đẩy và nâng cao chất lượng hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế - thương mại, đầu tư, phát huy tốt vai trò và hiệu quả của các cơ chế hợp tác về tài chính tiền tệ, cơ sở hạ tầng; thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển theo hướng cân bằng hơn; tích cực nghiên cứu, triển khai các dự án hợp tác kết nối cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt giữa hai nước.
Mở rộng giao lưu hữu nghị giữa các tầng lớp nhân dân, đoàn thể xã hội, nhất là thế hệ trẻ hai nước để củng cố nền tảng xã hội cho quan hệ song phương.
Kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, tôn trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.
- Năm nay kỷ niệm 20 năm tổ chức Hội chợ CAEXPO. Ông có bình luận như thế nào về vai trò của Hội chợ CAEXPO trong 20 năm qua và kỳ vọng thế nào về sự phát triển của Hội chợ CAEXPO trong tương lai?
Trải qua 20 kỳ tổ chức, Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) đã trở thành một trong những cơ chế quan trọng, uy tín về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư của các nước ASEAN và Trung Quốc; góp phần trực tiếp và thực chất đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, và Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Chúng tôi kỳ vọng những hợp tác trong khuôn khổ cơ chế CAEXPO sẽ là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung toàn khối ASEAN - Trung Quốc và các quốc gia thành viên RCEP, các quốc gia thuộc sáng kiến "Vành đai và Con đường", hướng đến tương lai, trở thành một trong những Trung tâm tăng trưởng kinh tế năng động nhất trên thế giới.
Trong thời gian tới, Việt Nam mong rằng, các kỳ CAEXPO, CABIS và các hoạt động trong khuôn khổ liên quan sẽ tập trung vào các nội dung ưu tiên, đó là:
Một là, thu hút nhiều hơn nữa sự tham gia, giao dịch của các doanh nghiệp, nhà xuất khẩu, nhập khẩu uy tín, có quy mô, tiềm lực đến từ Trung Quốc và thế giới trong các lĩnh vực có thế mạnh của ASEAN và Trung Quốc.
Thứ hai là, đổi mới, đa dạng hóa và làm phong phú hơn nữa các hoạt động, lĩnh vực và hình thức hợp tác trong khuôn khổ của CAEXPO và CABIS để đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam lên tầm cao mới.
Thứ ba là, sẽ tận dụng tối đa cơ hội tại CAEXPO và những diễn đàn bên lề để quảng bá hình ảnh đất nước, con người và thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia của các nước ASEAN và Trung Quốc.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Xem nhiều




