Nga tấn công Ukraine tác động ra sao đến nền kinh tế Việt Nam?
Việc Nga tấn công Ukraine sẽ có những tác động nhất định đến triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam. Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì về lâu dài sẽ là động lực thu hút vốn đầu tư FDI vào nước ta.
Tác động của khủng hoảng Ukraine đến nền kinh tế Việt Nam
Ngày 24/2, Tổng thống Vladimir Putin chấp thuận chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, qua đó cho phép lực lượng đặc nhiệm tiến vào vùng Donbas của Ukraine. Căng thẳng leo thang tại Ukraine ngay lập tức tác động tiêu cực đến nhiều chỉ số thị trường cũng như giá cả hàng hóa.
Liên quan đến vấn đề kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động ra sao bởi tình hình căng thẳng tại Ukraine, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân, CTCK Yuanta Việt Nam nhấn mạnh các xung đột về địa chính trị bản chất cuối cùng cũng sẽ quay về các cuộc chiến thương mại.

Xét về mặt tiêu cực, đầu tiên sẽ tác động tới tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong các phiên giao dịch gần đây thị trường biến động rất mạnh, không chỉ ở thị trường Việt Nam mà điều này còn xảy ra ở hầu hết các thị trường khác.
Ông cho rằng điều này sẽ khiến cho dòng tiền tìm đến các kênh an toàn hơn như vàng, trái phiếu,… và dòng tiền sẽ không chảy nhiều vào cổ phiếu.
Việc giá vàng thế giới lên vùng cao nhất kể từ tháng 11/2020 khiến giá vàng miếng trong nước tăng mạnh.
Tác động tiêu cực thứ hai, theo ông Minh, là có thể làm gia tăng lạm phát.
Ông Minh cho rằng yếu tố ảnh hưởng ngay tới nền kinh tế có thể thấy rõ là hoạt động giao thương giữa các nền kinh tế của Mỹ, EU và Nga, chẳng hạn như hoạt động xuất nhẩu giữa hai khối quốc gia này.

Thực tế nguồn cung ứng hiện nay của Nga cho EU phần lớn liên quan đến dầu và khí. Nếu trong trường hợp mâu thuẫn thương mại xảy ra, EU sẽ không nhập dầu và khí của Nga nữa, điều này sẽ đẩy nhu cầu dầu tăng lên tại khu vực châu Âu, khiến giá dầu tăng.
Khi giá dầu tăng, đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng, đẩy tình hình lạm phát của cả nền kinh tế tăng lên, không chỉ Việt Nam mà còn ở toàn cầu. Như vậy, áp lực lạm phát ở Việt Nam sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Ông Minh cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới những chiến lược, chính sách tiền tệ trong bối cảnh các doanh nghiệp đang hồi phục trở lại sau đợt COVID-19 vừa qua.
Bên cạnh những tác động tiêu cực, ông Minh cũng đề cập đến ảnh hưởng tích cực, nằm ở làn sóng dịch chuyển FDI.
"Làn sóng dịch chuyển của các công ty đa quốc gia ra khỏi Trung Quốc đã xảy ra bắt đầu từ 2-3 năm gần đây. Như vậy, nếu cuộc chiến thương mại này diễn ra căng thẳng và kéo dài thì rất có khả năng sẽ trở thành động lực thúc đẩy rất nhanh chóng tới việc các doanh nghiệp FDI buộc phải rút ra khỏi Trung Quốc và dịch chuyển vào các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Như vậy, thuận lợi về dài hạn đối với nền kinh tế Việt Nam có thể thấy rõ đây sẽ là động lực cho các doanh nghiệp FDI thúc đẩy dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc và vào Việt Nam", ông Minh nhận định.
Dầu khí hưởng lợi, xuất khẩu, logistics gặp khó khăn
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính nhận định xuất khẩu của Việt Nam có thể gặp khó khăn.

Ông cho rằng, xung đột Ukraine và Nga xảy ra có thể sẽ đẩy giá dầu mỏ tăng lên. Giá dầu tăng cao có thể khiến các nguyên vật liệu như sắt, thép cũng tăng theo. Trong kịch bản kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể trở nên khó khăn. Những điều này khiến cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại.
Ngoài ra, ông cho rằng các hoạt động sản xuất, đầu tư trên thế giới cũng chịu ảnh hưởng bởi khi xảy ra căng thẳng, rủi ro trong đầu tư sẽ tăng lên đáng kể, lượng tiền đổ vào các quốc gia có nguy cơ giảm đi. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
"Tuy nhiên, trong phương diện khác, khi các doanh nghiệp trên thế giới đang có động thái ngại đầu tư vào một số khu vực trên thế giới, nếu Việt Nam vẫn giữ được niềm tin quốc tế thì Việt Nam có thể thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn", ông nói thêm.
Về ngành ảnh hưởng tích cực trực tiếp, Giám đốc phân tích của Yuanta Việt Nam đề cập đến nhóm ngành dầu khí. Ông cho rằng trong thời gian vừa qua khi giá dầu tăng sẽ thúc đẩy hoạt động khôi phục sản xuất dầu, như vậy những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, sản xuất dầu khí sẽ được hưởng lợi.
Tuy nhiên, khi giá xăng dầu tăng, chi phí logistics cũng sẽ tăng cao, các doanh nghiệp dệt may, thủy sản sẽ chịu nhiều tác động. Điều này có thể dẫn đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng, gia tăng chi phí logistics. Biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng từ vấn đề này.
TIN LIÊN QUAN
-
Chứng khoán Phố Wall giảm thê thảm trong bối cảnh thế giới chờ động thái của Nga
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 24/2: Thị trường đỏ lửa do ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga và Ukraina
-
Nga tấn công Ukraine, sắc đỏ bao trùm, nhà đầu tư bán tháo trên sàn chứng khoán
-
Việt Nam đang bán những nông sản nào sang 2 nước Nga - Ukraine?
Đề xuất miễn học phí trường công, hỗ trợ học sinh trường tư
Sáng 22/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi đến năm 2030,...
Đề xuất giảm 2% VAT với toàn bộ hàng hóa, dịch vụ
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% áp dụng đồng loạt cho tất cả hàng hóa, dịch vụ.
Hà Nội triển khai bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện trước 30/9/2025
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý, vận hành hệ thống y tế, đồng thời từng bước xây dựng nền y tế số hiện...
Hải Phòng: 100% người có công với cách mạng đã nhận trợ cấp qua tài khoản
Theo số liệu báo cáo của Sở Nội vụ Hải Phòng, đến nay, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành mục tiêu 100% người có công với cách mạng được mở tài khoản và nhận...
Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...
Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng... có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, tăng gấp 2-4 lần so với mức hiện hành.
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Xem nhiều




