VnFinance
Thứ tư, 04/11/2020, 16:53 PM

Người dân nước giàu tiết kiệm, Việt Nam nhận bài học gì?

Đại dịch Covid-19 có thể sẽ làm thay đổi nền kinh tế thế giới một cách căn bản hơn những gì đang được hình dung. Việt Nam không là ngoại lệ.

Người dân tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Australia… tự động ‘thắt lưng buộc bụng’ hẳn là điều mới mẻ với nhiều nhà kinh tế.

Thống kê cho thấy, tại Mỹ, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân đã tăng lên mức kỷ lục 33,6% vào tháng 4, thời điểm việc phong tỏa diễn ra mạnh nhất. Tới tháng 8, con số này giảm về 14,1%, cao hơn nhiều so với mức 8,3% vào tháng 2, trước khi đại dịch xảy ra.

Tại Australia, tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình là 19,8% trong quý II/2020, tăng mạnh so với 3,6% quý IV/2019.

Điều tương tự đang xảy ra ở Canada khi tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình trong quý II/2020 là 28,2%, cao gấp gần 8 lần cuối tháng 12/2019.

Nhật Bản đang chứng kiến một tình huống khác. Nước này đã chia số tiền tương đương 950 USD cho mỗi người dân, nhằm mục đích kích cầu tiêu dùng. Thế nhưng khảo sát cho thấy, một nửa số người được hỏi cho biết sẽ dùng số tiền trên cho chi tiêu hàng ngày, một phần tư nói, họ sẽ tiết kiệm.

Đầu tư công không hiệu quả làm tăng gánh nặng nợ (Ảnh minh họa)

Dường như đã có một sự chuyển đổi đột ngột ở những nền kinh tế tiêu dùng, từ chỗ người dân sẵn sàng vay nợ để mua sắm các sản phẩm thời thượng, mà thường có vòng đời rất ngắn, sang trạng thái tiết kiệm, chi dùng chủ yếu cho các nhu cầu thiết yếu.

Đại dịch Covid-19 đã khiến những điểm yếu của nhiều nền kinh tế tiêu dùng bộc lộ rõ, vì thế người dân thận trọng hơn trong chi tiêu có lẽ không hẳn chỉ vì lời hẹn vaccine chưa biết bao giờ mới được thực hiện. Thậm chí những đợt càn quét chưa thấy hồi kết của virus SARS-CoV-2 còn đang đả phá những gắng gượng để hồi phục của các nền kinh tế.

Sức chống chịu của các quốc gia, dù giàu có tới đâu, cũng có giới hạn. Theo một thống kê vừa công bố, các ngân hàng trung ương và chính phủ trên toàn thế giới đã phân bổ ít nhất 15.000 tỷ USD cho các gói kích cầu, thông qua biện pháp mua trái phiếu và tăng chi tiêu ngân sách, để vượt qua đợt suy thoái kinh tế toàn cầu được cho là tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Tuy nhiên, các chuyên gia của Viện Tài chính Quốc tế quan ngại, nợ do kích cầu quá mức sẽ phá hủy các nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia có mức nợ cao, bất kể đó là nước giàu có hay nước nghèo.

Không chỉ chiến lược kích thích, bản thân cách vận hành và phát triển nền kinh tế có thể cũng cần phải xem lại. Liệu có hoàn toàn đúng đắn khi cùng với các chỉ số tăng trưởng, 1% dân số thế giới đang sở hữu khối tài sản gấp đôi gần 90% còn lại, như thông tin từ bản báo cáo mang tên “Time to Care” (Anh) công bố đầu năm 2020? Có cần đến thế không sự đối đầu, xâm phạm đến mức tận diệt các thành tố trong sinh quyển, khi chúng ta có thể dễ dàng tạo ra đủ lương thực để nuôi sống toàn thế giới?

Câu chuyện kích cầu đang nhận được rất nhiều mối quan tâm tại Việt Nam cũng nên được xem xét trong bối cảnh này. Với những phát ngôn và hành động đã triển khai, xem ra Việt Nam cũng đang thực hiện các biện pháp kích cầu như thông lệ thế giới.

Đầu tiên là vấn đề giải ngân đầu tư công. Sức ép giải ngân lớn tới mức lần đầu tiên nhiều bộ, ngành, địa phương xin trả lại vốn đầu tư công. Chưa có một công bố rõ ràng về số lượng dự án bị trả lại, tính chất các dự án và vướng mắc của các đơn vị quản lý khi triển khai các dự án này, nên nguyên nhân chính xác của hiện tượng chưa có tiền lệ nói trên chưa được minh định.

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng, vướng mắc nằm ở cả tính hiệu quả của bản thân các dự án. Điều này, tiếc thay, lại đã từng có tiền lệ, mà minh chứng mới đây nhất là dự án xe buýt nhanh BRT ở Hà Nội.

Tiếp cận theo cách này, không chỉ những dự án đã bị trả lại, cả những dự án sử dụng vốn vay ODA, các dự án sử dụng vốn đầu tư công khác cũng nên được xem xét lại. Không ai có thể phủ nhận tác động lan tỏa từ đầu tư công tới các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế nói chung và việc làm của người lao động nói riêng, nhưng vẫn phải nhìn thẳng vào các vấn đề khác.

Thứ nhất, nếu đẩy nhanh giải ngân các dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn có quá nhiều ràng buộc về công nghệ cũng như nhà thầu, nợ công đương nhiên sẽ tăng thêm, trong khi phần doanh nghiệp Việt được hưởng lợi là tương đối hạn chế. Bài toán so sánh được – mất đã được xem xét như thế nào? Có nên chấp nhận thiệt hại, rủi ro trong dài hạn để đạt được những món lợi trước mắt?

Một điểm khác rất cần được lưu ý trong tình huống này là khi tăng trưởng của Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức dự báo đưa ra trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, các chỉ tiêu về an toàn nợ công buộc phải được xem xét, điều chỉnh. Mọi tính toán về đẩy mạnh đầu tư công đều phải căn vào các dữ liệu mới này.

Thêm nữa, việc dự án cao tốc quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu, hai hợp phần của đại dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam không thu hút được nhà đầu tư đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả và cấp thiết của chúng. Điều tương tự cũng nên được xem xét với các dự án cao tốc hàng chục ngàn tỷ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngay cả khi những động thái đầu tiên mở đường cho việc thu phí các dự án cao tốc do nhà nước đầu tư đã được tiến hành.

Đành rằng, đền bù phần thiệt thòi về hạ tầng cơ sở cho người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long là việc nên làm, nhưng khi đất nước còn nghèo, đầu tư cả chục ngàn tỷ đồng cho các tuyến đường chủ yếu chở nông sản có lẽ không phải là một lựa chọn tối ưu, khi mà vận tải đường thủy ở khu vực này đang khá rẻ. Vả lại, nếu phương án thu phí đường cao tốc do nhà nước đầu tư được thông qua, theo một cách trực tiếp hay gián tiếp, người dân sẽ phải thực hiện trách nhiệm này. Đã vậy, gánh nặng nợ từ các khoản đầu tư trên vẫn nằm chình ình trên vai từng người dân Việt.

Đối với các gói kích cầu kinh tế đã được triển khai, một khảo sát công tâm về hiệu quả của chúng rất nên được thực hiện. Tiến độ giải ngân chậm, cộng với số lượng khiêm tốn doanh nghiệp tiếp cận được gói hỗ trợ là cảnh báo không thể bỏ qua về tính cần thiết và sự phù hợp của các biện pháp hỗ trợ này. Trong trường hợp này, Việt Nam đang đối diện với vấn đề chung mà nhiều nền kinh tế khác đang gặp phải.

Phải thừa nhận rằng, những hợp phần nhằm mục đích an sinh xã hội, đảm bảo các nhu cầu sống thiết yếu cho người dân đã được triển khai tương đối tốt. Tuy nhiên, không có một nguồn lực nào có thể bảo đảm được những nhu cầu thiết yếu này cho hàng triệu người dân trong dài hạn. Vì vậy, càng cần quan tâm hơn nữa việc hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục nền sản xuất.

Nhìn vào điều đang xảy ra với các gói kích cầu trên thế giới cũng như thực trạng tại Việt Nam, dường như các biện pháp kích thích truyền thống không còn phù hợp. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, gói hỗ trợ doanh nghiệp có thể biến tướng, sai mục đích, trở thành khối nợ mà cả nền kinh tế phải cùng chia sẻ.

Thay vào đó, nhận diện rõ điểm yếu, điểm mạnh và những đặc thù của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có thể giúp các nhà hoạch định chính sách sớm tìm ra “cánh cửa hi vọng”. Đối với Việt Nam, có thể đây là cơ hội để cơ cấu lại khu vực kinh tế tư nhân.


Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng
Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng
03/05/2024 Tin nóng

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng,...

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy...
Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy...
03/05/2024 Tin nóng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo ...

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam đạt 6,28 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam đạt 6,28 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm
02/05/2024 Tin nóng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước...

Giá xăng dầu đi lên kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng
Giá xăng dầu đi lên kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng
30/04/2024 Tin nóng

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước. So với tháng 12/2023 CPI...

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024
29/04/2024 Tin nóng

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục có xu hướng tăng trưởng tích cực; Hoạt động vận tải tháng 4 diễn ra sôi động; Vốn đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm...

4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư dự kiến đạt gần 116.000 nghìn tỷ đồng
4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư dự kiến đạt gần 116.000 nghìn tỷ đồng
29/04/2024 Tin nóng

Theo ước tính của Bộ Tài chính, tỷ lệ vốn đầu tư công thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/4/2024 dự kiến đạt 115.906,9 tỷ đồng, đạt 16,41% tổng kế hoạch...

Việt Nam lần đầu lọt top 5 nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore
Việt Nam lần đầu lọt top 5 nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản...

Nắng nóng khủng khiếp, cao hơn 42- 43 độ C ở nhiều khu vực
Nắng nóng khủng khiếp, cao hơn 42- 43 độ C ở nhiều khu vực
29/04/2024 Tin nóng

Nhiệt độ lúc 13h chiều ngày 28/4 có nơi trên 41 độ như: Yên Châu (Sơn La) 41.8 độ, Hương Khê (Hà Tĩnh) 42.4 độ, Đồng Hới (Quảng Bình) 42.0 độ, Đông Hà (Quảng Trị)...

IMF: Pháp sắp trượt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
IMF: Pháp sắp trượt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
29/04/2024 Tin nóng

Tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Thành phố Hồ Chí Minh: Giao quyền cho các địa phương để đẩy nhanh đầu tư công
Thành phố Hồ Chí Minh: Giao quyền cho các địa phương để đẩy nhanh đầu tư công
28/04/2024 Tin nóng

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định ủy quyền cho UBND quận, huyện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu trên địa bàn (trừ Thành phố Thủ Đức)...

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 5/2024
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 5/2024
28/04/2024 Tin nóng

Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần từ ngày 15/5/2024; Quy định mới về nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia năm 2023, 2024;...

Ngân hàng Thế giới cảnh báo leo thang ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc giá dầu, thúc đẩy lạm phát
Ngân hàng Thế giới cảnh báo leo thang ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc giá dầu, thúc đẩy lạm phát
28/04/2024 Tin nóng

Hôm thứ Năm 25/4, Ngân hàng Thế giới cảnh báo sự bùng nổ của một cuộc xung đột lớn ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc năng lượng đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng, thúc đẩy lạm phát và dẫn đến lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.

Tiêu thụ vàng của Trung Quốc tăng gần 6% trong quý I
Tiêu thụ vàng của Trung Quốc tăng gần 6% trong quý I
27/04/2024 Tin nóng

Hiệp hội Vàng Trung Quốc (CGA) hôm thứ Sáu (26/4) công bố, mức tiêu thụ vàng của nước này trong quý đầu tiên của năm 2024 tăng 5,94% so với cùng kỳ năm 2023,...

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE
Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE
26/04/2024 Tin nóng

Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á – châu Phi) nhận được Thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng...

Tăng chuyến dịp nghỉ lễ: Liệu 'cơn sốt' vé máy bay có 'hạ nhiệt'?
Tăng chuyến dịp nghỉ lễ: Liệu "cơn sốt" vé máy bay có "hạ nhiệt"?
25/04/2024 Tin nóng

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng xem xét bổ sung ngay tải cung ứng trên các đường bay từ Hà Nội, TP HCM đến các địa phương vào ngày 27/4...

Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024
Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024
25/04/2024 Tin nóng

Ngân hàng Thế giới dự báo, lạm phát sẽ tăng nhẹ từ mức bình quân 3,2% năm 2023 lên 3,5% vào năm 2024. Trong khi đó, lạm phát CPI sẽ chững lại còn 3%...

Chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
25/04/2024 Tin nóng

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, trọng tâm là phát triển kinh tế số.

Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
24/04/2024 Tin nóng

Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gồm hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) phải thuộc lĩnh vực, quy mô và đáp ứng điều kiện...

Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
22/04/2024 Tin nóng

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc triển khai các văn bản quy định...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance