VnFinance
Thứ tư, 01/06/2022, 16:29 PM

Nợ xấu tại ngân hàng MB ra sao trước khi nhận tiếp quản một ngân hàng yếu kém?

Dù chưa nhận tiếp quản một ngân hàng yếu kém, nhưng nợ xấu của ngân hàng MB đã tăng mạnh trong quý I/2022. Đồng thời, nhà băng này đang 'sở hữu' hơn 134.761 tỷ đồng...

Ngân hàng MB sẽ nhận về một ngân hàng yếu kém

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, ông Lưu Trung Thái – Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - mã MBB) cho biết nhà băng này sẽ nhận chuyển giao bắt buộc 1 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Từ đó, mở ra cơ hội để ngân hàng MB tăng tốc từ 1,5 - 2 lần tốc độ phát triển quy mô tài sản, tín dụng, mạng lưới, góp phần sớm hoàn thành mục tiêu chiến lược phục vụ trên 20 triệu khách hàng.

Mặc dù nhận chuyển giao bắt buộc nhưng ngân hàng MB và tổ chức tín dụng (TCTD) bị chuyển giao vẫn sẽ là hai pháp nhân độc lập, hạch toán riêng và không ảnh hưởng tới chính sách cổ tức của ngân hàng.

"Báo cáo tài chính của ngân hàng sẽ không phải hợp nhất cho tới khi MB quyết định sáp nhập với tổ chức tín dụng này", ông Thái cho biết.

Tổng Giám đốc MB nhận định: "Việc nhận chuyển giao bắt buộc là một việc khó nhưng khi nhận nhiệm vụ này chúng ta có sự ủng hộ của Nhà nước và có được không gian phát triển".

Ông chia sẻ với cổ đông những mặt lợi ích hay "phần thưởng" sẽ không phải nhận được ngay mà cần phải thực hiện nhiệm vụ trước. Ông cũng khẳng định về dài hạn việc nhận sáp nhập có ý nghĩa quan trọng với chiến lược dài hạn của MB.

Đặc biệt, Tổng Giám đốc cũng đánh giá việc thực hiện tái cơ cấu TCTD là việc khó và có những rủi ro cho người thực thi. Trong quá trình thực thi, có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn, do đó, nhóm tái cơ cấu đề xuất xem xét việc miễn trách nhiệm cho các cá nhân thực hiện.

Hiện chưa thể công bố danh tính ngân hàng yếu kém mà ngân hàng MB nhận chuyển giao, nhưng ngân hàng này sẽ có quy mô tài sản thấp hơn 10% so với tổng tài sản của MB và lỗ lũy kế không vượt quá 20.000 tỷ đồng.

ngan-hang-MB

Danh sách 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu hiện nay gồm Ngân hàng Đông Á (DongABank) và 3 ngân hàng mua bắt buộc là Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank).

Trước đó vào đầu tháng 2, Thủ tướng cũng giục triển khai ngay việc xử lý, cơ cấu lại hai ngân hàng thương mại yếu kém đã được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương và tiếp tục xây dựng phương án xử lý, cơ cấu lại cho hai ngân hàng yếu kém còn lại.

Trong quá khứ các ngân hàng thương mại, điển hình là Sacombank từng sáp nhập ngân hàng Phương Nam, tuy nhiên đến nay vẫn chưa khắc phục hết tồn đọng. Vì vậy, tại ĐHCĐ ngân hàng MB, vấn đề “nóng” liên quan tới nhận chuyển giao TCTD đã được cổ đông liên tục chất vấn Ban lãnh đạo.

Trả lời chất vấn cổ đông về việc nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém, ông Lưu Trung Thái cho biết, việc nhận chuyển giao vừa là nhiệm vụ, vừa là tự nguyện. MB là một trong 7 ngân hàng được mời đến trong đó Vietcombank đã sẵn sàng, MB là ngân hàng thứ hai. Có một phần nhiệm vụ chính trị vì MB là ngân hàng lớn, có hiệu quả, có khả năng thực hiện.

MB nhận sáp nhập cũng là tự nguyện vì hàng năm trong giai đoạn vừa qua ngân hàng đều tăng trưởng và khả năng tăng trưởng còn lớn hơn thực tế đang đạt được. Cụ thể, tăng trưởng hàng năm khoảng 20-25% nhưng khả năng thực tế có thể 30 - 35%. Do đó, phương án này tạo không gian mới để MB thực hiện tăng trưởng theo.

"MB sẽ không phải bỏ một đồng vốn nào để mua ngân hàng yếu kém này mà được chuyển giao bắt buộc từ Ngân hàng Nhà nước. Để cứu ngân hàng yếu kém không đổ vỡ, họ bắt buộc phải chuyển giao về Nhà nước với giá 0 đồng và thuộc sở hữu nhà nước" - ông Thái nhấn mạnh.

Về biện pháp tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, ngân hàng chuyển giao bắt buộc được vay khoản tín dụng ưu đãi có lãi suất 0% trong thời gian tái cơ cấu. Dự kiến, trong 7-9 năm, MB sẽ giải quyết được lỗ lũy kế của ngân hàng yếu kém này. Phương án tái cơ cấu dự kiến là ngân hàng được mua có thể sẽ sáp nhập với MB. Hoặc MB có thể bán ngân hàng này sau mấy năm tái cơ cấu bởi đây được coi như một khoản đầu tư của MB.

Nợ xấu tại ngân hàng MB có thực sự đáng lo ngại?

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng MB trong quý đầu năm khởi sắc hơn cùng kỳ năm trước. Thu nhập lãi thuần tăng 41%, thu được hơn 8.385 tỷ đồng. Trong quý, MB dành ra 2.126 tỷ đồng để trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 17% so với cùng kỳ. Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước thuế gần 5.910 tỷ đồng, tăng 29%.

Nếu so với kế hoạch 20.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đặt ra cho cả năm, ngân hàng MB đã thực hiện được 29% sau quý đầu năm.

Tuy nhiên, xét về chất lượng nợ vay lại không mấy khả quan khi tổng nợ xấu tại MB tính đến 31/3/2022 tăng tới 26% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn giảm nhẹ 8% ghi nhận gần 1.323 tỷ đồng nhưng nợ nghi ngờ lại tăng tới 52% lên hơn 1.538 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn cũng tăng tới 55% lên gần 1.269 tỷ đồng. Do đó, đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của MB từ 0,9% hồi đầu năm lên 0,99%.

no-xau-ngan-hang-MB
Cơ cấu các nhóm nợ xấu tại MB (nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)

Chưa kể, nợ cần chú ý với khoản vay quá hạn 10-90 ngày tại ngân hàng MB tăng 24% so với đầu năm, lên hơn 4.859 tỷ đồng. Dù chưa bị xếp vào nhóm nợ xấu nhưng tình trạng dư nợ khoản vay quá hạn nhảy vọt bất thường cho thấy nhiều người đi vay không có khả năng trả nợ đúng hạn đang gia tăng đáng kể.

Đáng nói, ngoài khối nợ xấu trên, ngân hàng MB còn đang ‘sở hữu’ hơn 134.761 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn nằm ngoài bảng cân đối kế toán. Trong đó, cam kết bảo lãnh vay vốn ghi nhận hơn 162 tỷ đồng; cam kết trong nghiệp vụ L/C (bảo lãnh qua thư tín dụng) ghi nhận 32.987 tỷ đồng và cam kết trong bảo lãnh khác ghi nhận 101.612 tỷ đồng. Các khoản nợ này được phát sinh khi ngân hàng và khách hàng ký các cam kết tín dụng, hạn mức thấu chi chưa sử dụng hoặc thư tín dụng….

no-xau-ngan-hang-MB-1
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022 tại MB.

Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán, nợ tiềm ẩn là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được. Hoặc nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ hoặc giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.

Trừ khi xảy ra giảm sút lợi ích của doanh nghiệp và ngân hàng phải trả thay thì ngân hàng phải trích lập dự phòng cho nghĩa vụ trả thay nói trên. Đồng thời, khoản dự phòng này phải được đưa vào nội bảng do chúng làm sụt giảm thu nhập ngân hàng.

Nói theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán là như vậy, nhưng chúng ta có thể hiểu các chỉ tiêu ngoại bảng trong báo cáo tài chính của ngân hàng là các cam kết giao dịch hối đoái và nghĩa vụ nợ tiềm ẩn. Các cam kết giao dịch hối đoái chủ yếu là các hợp đồng phái sinh nên rủi ro thấp. Còn nghĩa vụ nợ tiềm ẩn bao gồm cam kết bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C (bảo lãnh qua thư tín dụng) và cam kết trong bảo lãnh khác. Cam kết bảo lãnh vay vốn thì nhiều rủi ro hơn các nhiệp vụ L/C, nhưng lại thường chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C lại có rủi ro thấp nhất và cam kết trong bảo lãnh khác nhiều rủi ro hơn L/C.

Vì vậy, dù chỉ nằm ở ngoại bảng và chưa được coi là nợ xấu nhưng rủi ro từ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của các ngân hàng luôn hiện hữu, nó như ‘quả bom’ nổ chậm bất cứ lúc nào.

Thực tế, tỷ lệ nợ xấu chỉ phản ánh phần nợ xấu hiện rõ và được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Vì vậy, nếu một phần “nợ tiềm ẩn” được ghi nhận vào nội bảng ít nhiều tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng MB sẽ có loạt thay đổi, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Cổ đông của ngân hàng MB khó có thể yên tâm khi chưa nhận về một ngân hàng yếu kém, nhưng nợ xấu của MB đã tăng mạnh trong quý đầu năm và kèm theo đó là khối nợ tiềm ẩn.


Điểm tin ngân hàng ngày 12/7: Loạt ngân hàng tăng lãi tiết kiệm trở lại
Điểm tin ngân hàng ngày 12/7: Loạt ngân hàng tăng lãi tiết kiệm trở lại

Loạt ngân hàng tăng lãi tiết kiệm trở lại; Cảnh báo tài khoản nhận tiền trong danh sách “đen”; Gói vay nông, lâm, thủy sản đạt 94% mục tiêu…

Điểm tin ngân hàng ngày 11/7: Một ngân hàng bị phạt do vi phạm hoạt động tiền tệ
Điểm tin ngân hàng ngày 11/7: Một ngân hàng bị phạt do vi phạm hoạt động tiền tệ

Một ngân hàng bị phạt do vi phạm hoạt động tiền tệ; Giám đốc tài chính OCB nộp đơn xin từ nhiệm; Ngân hàng Mỹ khuyến nghị mua cổ phiếu Việt Nam…

Gen Z 'cháy túi' vì chi tiêu không kiểm soát
Gen Z "cháy túi" vì chi tiêu không kiểm soát

Những buổi tiệc tùng, “cơn nghiện” mua sắm online hay trào lưu “sống ảo” đang đẩy nhiều bạn trẻ vào cảnh “cháy túi”, thậm chí nợ nần chồng chất...

Tài khoản số đẹp Bac A Bank – Đa dạng lựa chọn, khởi phát thành công
Tài khoản số đẹp Bac A Bank – Đa dạng lựa chọn, khởi phát thành công

Nhằm mang lại tiện ích khi giao dịch cho khách hàng, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức ra mắt dịch vụ cung cấp Tài khoản số đẹp...

Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Ngày 09/7/2025, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”.

Điểm tin ngân hàng ngày 10/7: Vốn ngoại “ồ ạt” chảy vào chứng khoán và ngân hàng
Điểm tin ngân hàng ngày 10/7: Vốn ngoại “ồ ạt” chảy vào chứng khoán và ngân hàng

Một “ông lớn” ngân hàng bất ngờ tăng lãi suất huy động; Vốn ngoại “ồ ạt” chảy vào chứng khoán và ngân hàng; Ngân hàng giảm giá “sốc” khoản nợ trăm tỷ...

Bảo Việt - doanh nghiệp duy nhất trong ngành bảo hiểm được vinh danh liên tiếp trong “Danh sách 50 công ty niêm yết
Bảo Việt - doanh nghiệp duy nhất trong ngành bảo hiểm được vinh danh liên tiếp trong “Danh sách 50 công ty niêm yết

Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025”. Bảo Việt là thương hiệu dẫn đầu...

BIC lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt Nam bình chọn
BIC lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt Nam bình chọn

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa được Forbes Việt Nam công bố là 1 trong 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025; đồng thời là doanh nghiệp dẫn đầu...

TPBank huy động hàng nghìn tỷ đồng từ trái phiếu, lãi suất hấp dẫn 7,28%/năm
TPBank huy động hàng nghìn tỷ đồng từ trái phiếu, lãi suất hấp dẫn 7,28%/năm

TPBank liên tiếp chào bán thành công nhiều lô trái phiếu trong cùng thời gian, với lãi suất phát hành dao động từ 5,5% đến 7,28%/năm...

PGBank bị thanh tra: Lộ rõ nhiều bất cập trong quản trị và xử lý nợ xấu
PGBank bị thanh tra: Lộ rõ nhiều bất cập trong quản trị và xử lý nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công khai kết luận thanh tra đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank),...

Ngân hàng thanh lý loạt ô tô giá rẻ, toàn thương hiệu lớn
Ngân hàng thanh lý loạt ô tô giá rẻ, toàn thương hiệu lớn

Để thu hồi nợ vay, nhiều ngân hàng như VIB, OCB,... đang tổ chức đấu giá, bán thanh lý tài sản bảo đảm là ô tô các loại...

Lý do VNĐ giảm giá dù đồng USD suy yếu
Lý do VNĐ giảm giá dù đồng USD suy yếu

Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phạm Chí Quang cho biết việc Ngân hàng Nhà nước duy trì mặt bằng lãi suất thấp, khối ngoại bán ròng là lý do VNĐ giảm giá dù đồng USD yếu.

Điểm tin ngân hàng ngày 8/7: 5 ngân hàng sắp đưa hơn 1,3 tỷ cổ phiếu ra thị trường
Điểm tin ngân hàng ngày 8/7: 5 ngân hàng sắp đưa hơn 1,3 tỷ cổ phiếu ra thị trường

Cổ phiếu ngân hàng “bừng sáng”; 5 ngân hàng sắp đưa hơn 1,3 tỷ cổ phiếu ra thị trường; Ngân hàng nước ngoài sẽ có khung xếp hạng mới…

Agribank củng cố vị thế chủ lực trong ngành ngân hàng
Agribank củng cố vị thế chủ lực trong ngành ngân hàng

Đạt nhiều kết quả tích cực trong nửa đầu năm 2025, Agribank tiếp tục khẳng định vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp và nông thôn...

SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim

“Hành động nhỏ hôm nay sẽ làm nên điều diệu kỳ cho thế hệ trẻ mai sau” là tinh thần xuyên suốt hành trình 10 năm của chương trình “SeABankers Vì trẻ thơ”...

Bùng nổ ưu đãi nhân dịp sinh nhật VietinBank cùng thẻ tín dụng quốc tế Visa Platinum
Bùng nổ ưu đãi nhân dịp sinh nhật VietinBank cùng thẻ tín dụng quốc tế Visa Platinum

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 37, VietinBank chính thức triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế VietinBank Visa Platinum...

Sacombank đồng hành cùng doanh nghiệp dẫn đầu xu thế thanh toán không tiền mặt
Sacombank đồng hành cùng doanh nghiệp dẫn đầu xu thế thanh toán không tiền mặt

Từ ngày 01/07/2025, Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 chính thức có hiệu lực, yêu cầu mọi giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ...

Techcombank (TCB) hút 14.500 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 6, chuẩn bị phát hành cổ phiếu ESOP
Techcombank (TCB) hút 14.500 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 6, chuẩn bị phát hành cổ phiếu ESOP

Sau khi huy động hàng chục nghìn tỷ đồng từ kênh trái phiếu, Techcombank có kế hoạch phát hành hơn 21 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP)...

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Vietcombank ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Vietcombank ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance