Trước “vị thế” ngày một tăng của đồng USD, các quốc gia hành động như nào?
Các quốc gia đang phải tự thiết lập hàng phòng thủ trước sức mạnh gia tăng của đồng bạc xanh. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy các Chính phủ hợp sức xây dựng hàng rào bảo vệ cùng nhau.
![]() |
Được thúc đẩy bởi đường lối chính sách của Fed, đồng USD đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, điều này đe dọa đến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như khiến Ngân hàng Trung ương nhiều nước khó kiềm chế lạm phát.
Trong phiên cuối tuần qua, đồng USD tăng lên mức cao nhất so với đồng Euro trong 20 năm và là mức mạnh nhất so với đồng Bảng Anh kể từ năm 1985.
Gần đây, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn mới nhất tham trực tiếp vào cuộc cạnh tranh ngoại hối cùng Ấn Độ và Chile nhằm bảo vệ đồng Yên.
Mặc dù các vấn đề trên thị trường tiền tệ hiện nay, theo nhiều cách, làm chúng ta nhớ đến giai đoạn khủng hoảng những năm 1980 nhưng giải pháp lại không giống nhau,
Ở thời điểm đó, các siêu cường kinh tế trên thế giới đã đồng ý ký kết Hiệp định Plaza 1985 để can thiệp vào tỷ giá trên thị trường ngoại hối nhằm giảm giá trị đồng USD so với đồng Yên Nhật và Mác Đức thông qua việc bán ra tổng cộng 10 tỷ USD trên thị trường ngoại hối và mua lại vào các đồng tiền: Yên, Mác.
Thế nhưng, giải pháp này có lẽ không còn hiệu quả ở thời điểm hiện tại. Bởi lẽ, trong bối cảnh lợi ích kinh tế các quốc gia khác nhau và xu hướng hội nhập hóa toàn cầu đã thay đổi trong nhiều thập kỷ, ít có khả năng các quốc gia lớn sẽ đi đến một hiệp định tương tự.
Viraj Patel, chiến lược gia tại Vanda Research, cho biết: “Nếu muốn có một Hiệp định Plaza thứ hai, sẽ cần phải có sự tham gia của chính quyền Mỹ và “xác suất họ can thiệp để làm suy yếu đồng USD ngay bây giờ gần như là 0%”.
Ngày 22/9, Bộ Tài chính Nhật Bản chính thức can thiệp vào thị trường tiền tệ để nâng giá đồng Yên. Về phía Bộ Tài chính Mỹ, một quan chức của cơ quan này cho hay, đây là hành động đơn phương của Nhật Bản và ECB không tham gia can thiệp thị trường tiền tệ.
Với động thái này, Nhật Bản đã gia nhập một nhóm đang lớn mạnh các quốc gia có hành động trực tiếp trên thị trường ngoại hối, bao gồm Chile, Ghana, Hàn Quốc và Ấn Độ. Cũng trong ngày hôm qua, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ cho biết sẵn sàng can thiệp vào ngoại hối nếu cần.
Can thiệp vào thị trường tiền tệ là động thái hiếm hoi với Nhật Bản. Các quan chức ở Tokyo trước đây thường chỉ bày tỏ quan ngại về thị trường ngoại hối, nhưng lần này họ đã thực sự vào cuộc bảo vệ đồng Yên lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.
George Boubouras, trưởng nhóm nghiên cứu tại quỹ đầu cơ K2 Asset Management đánh giá: “Đây là một kịch bản mà “các quốc gia tự chiến đấu vì chính mình”, vì thế giới ngày nay đã phân mảnh hơn nhiều so với những năm 1980. Cơ hội toàn cầu hợp sức để làm suy yếu đồng USD gần bằng 0. Trong tương lai, khả năng chúng ta sẽ thấy kỳ vọng nhiều cuộc chiến tranh tiền tệ ngược lại hơn”.
![]() |
Việc giảm giá của các đồng tiền, từ đồng Euro đến đồng Won của Hàn Quốc so với USD, đang “đổ thêm dầu” vào áp lực lạm phát vốn đã gia tăng trên toàn thế giới, buộc nhiều nhà hoạch định chính sách phải nghiên cứu triển khai các công cụ cần thiết.
Ngoài ra, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang tiếp tục tăng cường sức mạnh phòng thủ của mình trước đồng USD với các mức cố định ngoại hối mạnh hơn mong đợi.
Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đã đạt mức cao mới trong tuần này sau khi Fed xác nhận sẽ tiếp tục tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt nền kinh tế.
Đồng bạc xanh ngày càng mạnh đã khiến các nhà hoạch định chính sách từ Tokyo đến Santiago gần như phải liên tục “ra tay” để giảm thiểu thiệt hại đối với nền kinh tế. Thế nhưng, những đồng tiền này khả năng sẽ vẫn phải chịu nhiều áp lực nếu Fed duy trì tăng lãi suất nhanh hơn trong tương lai.
Đáng chú ý, Mỹ chưa có động thái kiềm chế sự tăng vọt của đồng USD. Sức mạnh của đồng bạc xanh hầu như không được đề cập trong các phiên điều trần quốc hội gần đây với Powell và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen.
Trong khi thực tế, điều chỉnh giảm giá trị đồng USD sẽ rất hữu ích trong việc chống lại áp lực giá tiêu dùng, vì nó làm hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu rẻ hơn đồng thời tạo tiềm năng tăng trưởng.
Vì thế, hiện các nhà hoạch định chính sách toàn cầu có rất ít lựa chọn, ngoài việc tiếp tục bảo vệ đồng tiền của mình hoặc chịu rủi ro kinh tế trên diện rộng. Hồi tháng 7, ngân hàng trung ương Chile đã đưa ra kế hoạch can thiệp trị giá 25 tỷ USD. Trong khi đó, cơ quan quản lý tiền tệ Hong Kong đã mua đồng HKD với tốc độ kỷ lục để bảo vệ tỷ giá tiền tệ của mình.
Xem thêm: “Nỗi đau” đồng USD tăng giá “lan truyền” từ nền kinh tế mới nổi sang các quốc gia phát triển
TIN LIÊN QUAN
Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ
Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động,...
Ngày đầu tháng 7, giá vàng tăng gần 1 triệu đồng
Mở đầu tháng 7, giá vàng tăng mạnh 800.000 đồng/lượng, vượt 120 triệu đồng.
ACB vừa phát hành thành công 10.000 tỷ đồng từ hai lô trái phiếu
Chỉ trong hai ngày cuối tháng 6, ACB đã phát hành thành công hai lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng, cho thấy động thái đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng.
Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB
Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn...
Sacombank 4 năm liền dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có...
Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Vietcombank công bố kết quả kinh doanh tích cực 6 tháng đầu năm; Tín dụng...
Phó Tổng Giám đốc VietinBank: Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Bà Nguyễn Bảo Thanh Vân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng, Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ...
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: MB ra mắt giải pháp chi lương siêu tốc
Nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh...
Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
VPBank tài trợ 75 triệu USD cho Amata City Hạ Long; Người dân gửi hơn 400.000 tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 3 tháng đầu năm; Tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu tăng...
Vốn tín dụng là "nhiên liệu" cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt tốc từ Nghị quyết 68
Tại Tọa đàm “Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68” ngày 27/6, các chuyên gia đều thống nhất rằng: vốn tín dụng chính là “xăng” cho...
Sacombank đạt 2 giải thưởng VIE 10 và ESG 10 - khẳng định mục tiêu kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững
Sacombank vừa được vinh danh Top 10 Ngân hàng đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025 (VIE 10) và Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG 10) do Báo...
Eximbank được chấp thuận chuyển trụ sở chính ra Hà Nội
Ngày 24/06, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính tại Hà...
Điểm tin ngân hàng ngày 27/6: Dòng vốn tín dụng đẩy mạnh vào phân khúc nhà ở giá rẻ
Tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử đến ngày 1/7; VietABank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 8.100 tỷ đồng; VPBank bổ nhiệm loạt nhân sự mới cho GPBank, đẩy nhanh...
VPBank được nới room ngoại, đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD
Năm 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - Mã: VPB) đặt mục tiêu lợi nhuận gần 25.300 tỷ đồng. Kết thúc quý I/2025, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ...
Trái phiếu xanh: Công cụ tài chính quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero
Sáng 26/6/2025, tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero”, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và đại...
BIDV và FinFan hợp tác thúc đẩy các giải pháp thanh toán xuyên biên giới
Ngày 25/06/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (BIDV Thăng Long) và Công ty Cổ phần Nhất Phương (FinFan) đã ký kết Biên...
Chứng khoán Techcombank chuẩn bị chào bán 231 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Chứng khoán Kỹ thương - TCBS (Chứng khoán Techcombank), công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong ngành, chuẩn bị chào bán 231 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Gia tăng trải nghiệm gắn kết, tận hưởng ưu đãi cùng hệ sinh thái PVOne
Với tính năng tặng điểm PVOne trên ứng dụng PVConnect, khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ dễ dàng kết nối, “trao gửi yêu thương” tới người thân...
PVcomBank nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định trong phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn
Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vì những đóng góp tích cực trong phong trào thi đua...
Xem nhiều




