Vốn hóa “bốc hơi” gần 16 tỷ USD từ đầu năm, nhiều khó khăn vẫn bủa vây cổ phiếu ngân hàng
Nhóm ngân hàng được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khi thanh khoản thị trường ngày càng èo uột do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ. Ngoài ra, chi phí vốn gia tăng và tăng trưởng tín dụng hạn chế cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà băng trong ngắn hạn.
Với quy mô vốn hóa và lợi nhuận chiếm tỷ trọng hàng đầu thị trường, ngân hàng thường được ví như cổ phiếu “vua” trên sàn chứng khoán. Dù vậy, trong bối cảnh thị trường cần một điểm tựa để giữ mốc hỗ trợ quan trọng quanh 1.200 điểm, "nhà vua" lại đang có phần “im hơi, lặng tiếng”.

Thậm chí, trong phiên cuối tuần qua, các “siêu trụ” nhóm ngân hàng như VCB, BID, CTG, VPB, TCB, MBB,... đều chìm trong sắc đỏ, trở thành gánh nặng chủ yếu đè lên chỉ số. Hầu hết, các cổ phiếu trên đều đã xuống vùng thấp nhất kể từ đầu tháng 8 và đang có xu hướng tìm về đáy cũ xác nhận hồi trung tuần tháng 6.
Ngoại trừ EIB, toàn bộ cổ phiếu ngân hàng đều đã giảm so với thời điểm đầu năm, nhiều cái tên còn mất hàng chục %. Vốn hóa thị trường toàn ngành “bốc hơi” 363.744 tỷ đồng (~15,6 tỷ USD) xuống dưới 1,54 triệu tỷ đồng, thấp hơn cả thời điểm VN-Index chạm đáy (1.150 điểm) ngày 6/7. CTG, VPB, VIB, TPB, SHB đều đã mất hơn 1 tỷ USD vốn hóa từ đầu năm, đặc biệt TCB còn bị “thổi bay” gần 2,4 tỷ USD.
Khó khăn được dự báo sẽ tiếp tục bủa vây nhóm cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu.
Trước áp lực tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra quyết định tăng một loạt lãi suất điều hành thêm 1%, có hiệu lực từ ngày 23/9. Theo đó, trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng từ 4% lên 5%/năm; lãi suất tái cấp vốn cũng tăng từ 4% lên 5%.
Động thái diễn ra sau khi Fed lần thứ 3 liên tiếp nâng lãi suất thêm 0,75 điểm % đồng thời phát tín hiệu sẽ tiếp tục duy trì chính sách diều hâu cho đến khi kiểm soát hoàn toàn lạm phát.

Việc NHNN tăng lãi suất được dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể đến dòng tiền vào chứng khoán vốn đã ảm đạm thời gian gần đây. Tính từ đầu tháng 9 đến nay, giá trị khớp lệnh bình quân phiên trên HoSE chỉ đạt hơn 11.900 tỷ đồng, giảm 16% so với tháng trước. Đây là mức thấp thứ 2 kể từ đầu năm 2021, chỉ sau giai đoạn thị trường xuống đáy hồi tháng 7.
Với tổng khối lượng lưu hành (53,7 tỷ cổ phiếu) và freefloat (29,2 tỷ cổ phiếu) đều lớn nhất sàn, nhóm ngân hàng cần dòng tiền rất lớn để hấp thụ nguồn cung “khổng lồ”. Thậm chí, 11 cổ phiếu ngân hàng gồm MBB, VPB, TCB, ACB, SHB, VIB, HDB, SSB, STB, MSB, LPB còn có lượng cổ phiếu trôi nổi tự do trên 1 tỷ đơn vị. Trong bối cảnh thanh khoản ngày càng èo uột, rất khó để các cổ phiếu vua có thể nổi dậy.
Chi phí vốn tăng gây áp lực lên NIM
Bên cạnh dòng tiền hạn chế, giới đầu tư cũng lo ngại kết quả kinh doanh của nhóm ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng do chi phí vốn gia tăng. Tại phiên họp của Chính phủ ngày 22/9, Thủ tướng đã yêu cầu NHNN xem xét tăng lãi suất điều hành và lãi suất huy động, nhưng cần cố gắng giữ ổn định lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Nếu không tăng được lãi suất đầu ra tương ứng với lãi suất huy động đầu vào tăng thêm, biên lãi ròng (NIM) ngân hàng sẽ bị kéo giảm. Bên cạnh đó, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cũng bị ảnh hưởng do dòng tiền nằm trên tài khoản thanh toán có xu hướng tìm đến các kênh tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất cao hơn.
Ngoài ra, lãi suất tăng phần nào khiến cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và qua đó tác động đến sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Khi tình trạng tài chính ở hộ gia đình và các tổ chức kinh tế ngày càng trở nên khó khăn, việc chi phí tài chính bị nâng lên cũng góp phần kéo nợ xấu cao hơn.

Tuy nhiên, tác động sẽ không giống nhau cho từng ngân hàng. Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ vay/vốn huy động (LDR) thấp như là HDB, MSB, VIB, VPB, hoặc các ngân hàng có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thấp như là ACB, HDB, MSB, VPB sẽ ít chịu áp lực về NIM hơn.
Đặc biệt, các nhà băng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao như TCB, MBB, và VCB sẽ chống chịu tốt hơn trước tác động của xu hướng gia tăng chi phí vốn.
Tăng trưởng tín dụng hạn chế
Một động lực quan trọng khác thúc đẩy lợi nhuận của các ngân hàng là tăng trưởng tín dụng lại rất hạn chế trước rủi ro lạm phát. Bà Nguyễn Thị Hồng (Thống đốc NHNN Việt Nam) cho biết NHNN sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14% cho năm 2022 như kế hoạch từ đầu năm, tuy rằng trước đó đã có một số ý kiến đề xuất nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng hệ thống lên 15-16%.
Động thái này cho thấy sự thận trọng của NHNN trước những biến động và rủi ro có thể xảy ra, khi mà (1) Fed chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào cuối năm nay, (2) USD tăng giá mạnh gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam và (3) áp lực lạm phát. Bên cạnh đó, NHNN muốn ngăn chặn cuộc chạy đua tăng lãi suất tiền gửi giữa các NHTM khi nhu cầu tín dụng trong nước đang rất mạnh mẽ hiện nay.

Vào đầu tháng 9, NHNN đã nới hạn mức tín dụng cho 18 ngân hàng thương mại. Theo hạn mức tín dụng mới của các ngân hàng này (chiếm 80% tín dụng hệ thống), VNDirect dự báo tổng tăng trưởng tín dụng sẽ đạt gần 13% vào cuối năm. Với mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô, CTCK này cho rằng sẽ ít có khả năng các ngân hàng thương mại được nhận thêm hạn mức tín dụng từ giờ cho đến hết năm 2022.
Định giá thấp nhưng có đủ hấp dẫn?
Đợt điều chỉnh gần đây của thị trường đã đưa định giá ngành ngân hàng xuống mức thấp với PB 2022 trung vị 1,3 lần, thấp hơn 35% so với mức trung bình 3 năm là 2 lần. Hiện tại, phần lớn các cổ phiếu ngân hàng đều có PB dưới 1,5 ngoại trừ một vài cái tên cá biệt như VCB, BID, SSB, HDB, STB, BAB, NAB.
Khó khăn trong ngắn hạn là khó tránh khỏi tuy nhiên triển vọng dài hạn của nhóm ngân hàng vẫn được đánh giá lạc quan. VNDirect cho rằng, các ngân hàng VCB, MBB, HDB, CTG, TCB, VPB, ACB, VIB, LPB, TPB có thể tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ 31%/15% trong giai đoạn 2022/23, được hỗ trợ bởi chất lượng tài sản vững chắc, thu nhập từ phí cải thiện và tỷ lệ chi phí tín dụng giảm mạnh.

Ngoài ra, tâm lý thị trường đối với nhóm ngân hàng còn bị ảnh hưởng hơn khi thị trường vốn bắt đầu chịu sự giám sát chặt chẽ hơn bất chấp mục đích nhằm cải thiện tính minh bạch và bền vững của thị trường vốn trong dài hạn. Tuy nhiên, VNDirect tin rằng các ngân hàng sẽ có đủ khả năng để vượt qua khó khăn này nhờ khả năng kiểm soát tốt đối với các mảng cho vay rủi ro cao.
Mặt khác, ông Lã Giang Trung - CEO của Passion Investment lại có cái nhìn thận trọng hơn với cổ phiếu vua. Vị chuyên gia này cho rằng, nhóm ngân hàng thường sẽ rất tốt ở giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế và có một số khó khăn ở giai đoạn tăng trưởng có phần trầm lắng. Do đó, triển vọng trong những tháng cuối năm nay và cả năm sau là không quá tốt. Nhà đầu tư chỉ nên quay lại nhóm cổ phiếu ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trở lại và lãi suất ở mức thấp.
TIN LIÊN QUAN
-
Tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt gần 290.000 tỷ đồng
-
45 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD trên sàn HOSE
-
Giá Bitcoin đảo chiều giảm sâu, vốn hóa thị trường tiền số mất hơn 100 tỷ USD
-
Ngành nào hưởng lợi từ việc ngân hàng tăng lãi suất?
-
Loạt ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động, nhiều kỳ hạn niêm yết ở mức tối đa cho phép
-
Sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi tăng bao nhiêu?
Giá vàng ra sao sau quyết sách thuế quan của Tổng thống Mỹ?
Giá vàng quay đầu giảm vào cuối ngày cùng đà giảm mạnh của thị trường thế giới, chuyên gia dự báo kịch bản thị trường vàng sắp tới.
BIDV góp phần mở rộng, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế
Trong Diễn đàn thường niên lần thứ 5 về “Mở rộng sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế” do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức tại Nhật Bản...
SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực...
Giá vàng phi mã 1 triệu đồng, xác lập kỷ lục mới
Giá vàng trong nước tăng áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng cùng xu hướng hồi phục mạnh mẽ từ thị trường thế giới sau khi Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh chính sách áp thuế.
VPBank hợp tác cùng GTEL tạo ra sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính...
Điểm tin ngân hàng ngày 3/4: Nhiều ngân hàng lãi đậm từ kinh doanh vàng
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương tiền tỷ; VietBank đặt mục tiêu lãi tăng 55%, muốn niêm yết lên HoSE vào năm 2025; Đề nghị Standard Chartered hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính...
Bảo hiểm tín dụng thương mại: Giải pháp thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu
Mới đây, Công ty Cổ phần FiinGroup Việt Nam (FiinGroup) phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đồng tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng thông qua bảo...
Giá vàng giảm sau khi lập kỷ lục mới
Giá vàng trong nước quay về mốc 101 triệu đồng/lượng sau khi cán mốc kỷ lục mới 102 triệu đồng/lượng vào phiên hôm qua.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa...
Giới thiệu mở thẻ tín dụng PVcomBank, cơ hội nhận quà lên đến 11 triệu đồng
Từ ngày 01/04/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai chương trình “Mời bạn mở thẻ, quà về liền tay” dành cho các khách hàng hiện hữu với nhiều cơ hội nhận...
Điểm tin ngân hàng ngày 2/4: MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance và mua công ty chứng khoán
BIDV trở thành ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam; LPBank và VPBank giảm lãi suất tiết kiệm cuối tháng; Giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 9% trong 3 tháng đầu...
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Agribank và Sun Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) vừa tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường
Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính...
Giá vàng đã tăng 20% kể từ đầu năm
Thị trường vàng đang trong một đợt tăng giá dường như không thể ngăn cản. Chỉ mất chưa đầy 2 tuần để giá đạt được cột mốc quan trọng khác sau khi vượt qua mức...
Giá vàng lập kỷ lục mới, vượt 102 triệu đồng
Giá vàng không ngừng lập đỉnh mới, vàng trong nước cán mốc 102 triệu đồng/lượng trong xu hướng leo thang của thị trường thế giới khi vượt 3.140 USD/ounce.
Điểm tin ngân hàng ngày 1/4: Gần 3 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp tại Agribank
Thêm hai tổ chức nước ngoài nắm trên 1% vốn Sacombank; Khoảng 17 triệu người Việt sở hữu tiền mã hóa; BIDV lùi thời gian họp Đại hội cổ đông thường niên 2025 đến ngày...
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng
Lợi nhuận hợp nhất sau thuế của Tập đoàn Bảo Việt đạt 2.194 tỷ đồng, tăng trưởng 16,6%; Tổng tài sản hợp nhất đạt 251.286 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2023; Hoạt động...
Điểm tin ngân hàng ngày 31/3: Cần cẩn trọng khi ứng dụng AI và blockchain vào hoạt động ngân hàng
Lợi nhuận ngân hàng quý I/2025 dự báo phân hóa mạnh; Agribank rao bán tài sản để thu hồi nợ xấu hơn 100 tỷ đồng; Phân hóa chiến lược ngân hàng - Thách thức mới...
Xem nhiều




