15 phong tục cổ truyền ai cũng một lần trải qua vào Tết Nguyên Đán
Trước thêm năm mới, mời bạn cùng TravelMag điểm lại những nét văn hóa đẹp, thân thương của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán này.
Dưới đây là những phong tục truyền thống của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán. Có những phong tục vẫn thường thấy ở bối cảnh hiện đại này, cũng có những phong tục đã thôi không còn phổ biến nữa. Nhưng nhìn chung, 15 hoạt động đưới dây vẫn luôn là nét văn hóa đáng được giữ gìn, trân quý.
1. Cúng ông Công, ông Táo
Theo thông lệ hàng nằm, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để bẩm báo lại những việc thiện - ác đã diễn ra trong gia đình mà họ trú ngụ lại cho Ngọc Hoàng.
Thường trong những ngày các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, bày mâm cúng và thả cá chép vàng - loài vật được xem là "phương tiện" đưa ông Táo về Trời.

Ảnh: Đời sống pháp luật.
2. Gói bánh chưng
Bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và vẫn luôn góp mặt trong ngày Tết của nước ta. Hình ảnh những gia đình quây quần bên nhau đun lửa, gói bánh, đợi bánh chín... vào đêm 29, 30 Tết luôn là một nét đẹp khó phai trong tiềm thức nhiều người con Việt Nam.

Ngày Tết Nguyên Đán không thể trọn vẹn nếu thiếu bánh chưng. Ảnh: @cuongkhii.
3. Chọn hoa
Những ngày cận Tết, người Bắc sẽ xuống chợ chọn lấy nhành đào đẹp nhất, người Nam bắt đầu nhặt lá mai, "tuyển một chậu quất sai trái.
Dù đã có nhiều biến đổi trong cách chọn hoa trang trí như như hoa thủy tiên, hoa đồng tiền, hoa cúc..., song nếu thiếu sắc đào và mai, nhiều người vẫn chưa cảm thấy trọn vẹn không khí mùa xuân.
4. Lau dọn nhà cửa
Người Việt Nam quan niệm, việc dọn dẹp nhà cửa vào giai đoạn Tết Nguyên Đán không chỉ để không gian sạch sẽ hơn mà còn mang ý bỏ đi những điều đã qua, mang một trật tự mới cho cuộc sống và "mở đường" cho tài lộc, an vui vào nhà.
5. Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu vào Tết Nguyên Đán của người Việt. Tùy theo ý thích, mong muốn, văn hóa vùng miền của gia chủ, các loại trái cây bày trên mâm ngũ quả thường không cố định.

Mâm ngũ quả sẽ thay đổi tùy vùng miền, sở thích... Ảnh: Moshi.
Thường thấy, mâm ngũ quả gồm khoảng 5 loại quả khác nhau, và nhìn chung đều là nơi gia chủ gởi gắm lời cầu nguyện bình an, phú quý.
6. Cúng tất niên
Nhìn chung, mâm cơm tất niên mang ý mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết để cùng nhau kết thúc một năm cũ, chuẩn bị đón năm mới.
7. Tảo mộ
Vào giai đoạn Tết Nguyên Đán, con cháu trong nhà sẽ đi tảo mộ để quét dọn, làm nơi an nghỉ của tổ tiên khang trang hơn. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng với tổ tiên.
8. Đón giao thừa
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng, là điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Tùy tính chất công việc, tập tục... của gia chủ mà quy mô, hình thức của lễ cúng giao thừa sẽ thay đổi. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở ngoài trời.

Mâm cỗ cúng Giao Thừa quen thuộc. Ảnh: Điện Máy Xanh.
Lịch hoạt động Tết Nguyên Đán của những quán cà phê 'hot' ở Đà Lạt
9. Hái lộc
Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
10. Xông đất
Xông đất (đạp đất, xông nhà) cũng là nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng thường thấy trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền để cầu mong mọi điều thuận lợi cho các thành viên trong gia đình.

Với nhiều người, tục xông đất là không thể thiếu vào ngày Tết. Ảnh: @_im.rot_.
Theo quan niệm, người bước vào nhà gia chủ đầu tiên sau thời điểm giao thừa và chúc mừng năm mới thì là người xông đất, người mang đến tài lộc, vận đỏ cho gia chủ. Bởi vậy, nếu có ý muốn được xông đất, gia chủ thường tìm hiểu kĩ càng về mệnh tuổi của người xông đất để cả năm an khang, thịnh vượng.
11. Xin chữ
Tuy không còn phổ biến như trước, tục xin chữ vẫn là một nét đẹp trong ngày Tết Nguyên Đán ở nước ta. Người ta xin chữ vào năm mới để cầu may mắn, tài lộc, phúc thọ đầy nhà cũng như thể hiện lòng trọng tri thức, hiếu học. Bởi vậy, những chữ thường được xin là Tài, Tâm, Phúc, Đức, An, Lộc, Thọ, Phát…

Ảnh: @saigonscenes.
Bạn có thể xin chữ ở: Phố Ông Đồ - Nhà Văn hóa Thanh Niên, Q.1
12. Phong tục dựng cây nêu ngày Tết
Dựng cây nêu là một phong tục truyền thống tại nhiều địa phương trong dịp Tết cổ truyền. Một cây tre cao khoảng 5 đến 6m với bùa trừ tà, hình cá chép bằng giấy, vàng mã… treo ở ngọn được dựng nhằm đón chào năm mới, xua đuổi tà vận.
13. Mừng tuổi (lì xì) và chúc Tết
Thường vào sáng mồng một Tết, con cháu sẽ bắt đầu chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, họ sẽ "mừng tuổi" (lì xì) lại thế hệ hậu sinh bằng những đồng tiền mới được đựng trong phong bao lì xì đỏ để lấy may, kèm theo đó là những lời chúc tốt đẹp. Bởi thế, tiền mừng tuổi không quan trọng ở số lượng mà là ở ý nghĩa.
14. Xuất hành
Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, người Việt thường chọn giờ, hướng ra khỏi nhà hợp với tuổi. Sau đó, họ sẽ xuất hành ra khỏi nhà, dù chỉ là từ nhà ra... đầu ngõ và trở lại. Song, đây vẫn là một tín ngưỡng đẹp, thể hiện mong muốn gặp may mắn cho cả năm suôn sẻ.

Hà Nội ngày Tết. Ảnh: @_im.rot_.
15. Đi lễ chùa đầu năm
Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt.
Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.
Bạn đã trải qua được bao nhiêu phong tục truyền thống, thường thấy vào ngày Tết Nguyên Đán rồi? TravelMag thương chúc bạn một mùa xuân như ý, nhiều sức khỏe nhé!
TIN LIÊN QUAN
-
Tại sao người Nhật Bản không ăn mừng Tết Nguyên Đán?
-
Chùm ảnh: Người dân Hà Nội đeo khẩu trang đi mua sắm chiều 29 Tết, đường phố nhộn nhịp hơn hẳn mọi khi
-
Chọn ngày nào tốt nhất để khai xuân mở hàng, xuất hành đầu năm xuân Tân Sửu 2021?
-
Tuổi xông đất, xông nhà, mở hàng tốt nhất năm Tân Sửu 2021
-
Xem tuổi xông nhà xuân Tân Sửu 2021 cho người tuổi Hợi
-
Xem tuổi xông nhà xuân Tân Sửu 2021 cho người tuổi Tuất
-
Xem tuổi xông nhà xuân Tân Sửu 2021 cho người tuổi Dậu
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Xem nhiều




