'Ẩn số' phía sau lợi nhuận hoành tráng hơn 14.000 tỷ đồng tại Agribank
Dù lợi nhuận tăng hơn 11% so với năm ngoái, ghi nhận hơn 14.000 tỷ đồng nhưng chất lượng tài sản của Agribank vẫn còn là một ẩn số khi nợ xấu lên đến hơn 24.000 tỷ đồng - đứng đầu toàn ngành.
Thấy gì ở con số lợi nhuận hơn 14.000 tỷ tại Agribank
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vừa công bố báo cáo tài chính riêng kiểm toán năm 2021 với lợi nhuận trước thuế của đạt 14.502 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020.
Trên báo cáo tài chính riêng ngân hàng mẹ, đến cuối năm 2021, Agribank có tổng tài sản đạt 1,694 triệu tỷ đồng, tăng 8,1% so với cuối năm 2020. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 1,314 triệu tỷ và tiền gửi khách hàng 1,545 triệu tỷ đồng, tăng lần lượt 8,4% và 9,8% so với một năm trước đó.
Theo đó, Agribank là ngân hàng có tổng tài sản và cho vay khách hàng đứng thứ 2 toàn ngành (sau BIDV) và đứng đầu ngành về tiền gửi khách hàng. Dù vậy, lợi nhuận tại Agribank có vẻ chưa tương xứng. Bởi xét về lợi nhuận, Vietcombank, Techcombank và Vietinbank lần lượt thuộc top 3 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2021 và Agribank chỉ xếp vị trí thứ 4.

Theo báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2021, thu nhập lãi thuần tại Agribank đạt hơn 46.712 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2020. Nếu nguồn thu này đến từ việc mở rộng cho vay các khách hàng, phần nào cho thấy khả năng tăng tín dụng của ngân hàng Agribank khá tốt và hiệu quả. Thực tế, thu nhập từ lãi vay và các khoản thu nhập tương tự của Agribank năm 2021 chỉ đạt khoảng 109.572 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2020.
Thu nhập lãi thuần tại Agribank tăng chủ yếu do nhờ huy động được vốn đầu vào giảm. Bảng thuyết minh tài chính tiền tệ của Agribank cho thấy, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng (CASA) tính đến 31/12/2021 tăng 24% so với đầu năm, đạt hơn 187.557 tỷ đồng.
Do đó, chi phí lãi và các chi phí tương tự đã giảm từ 68.781 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 62.860 tỷ đồng, tương đương giảm 9%.
Có thể thấy, trong năm 2021, Agribank ghi nhận tổng tài sản lên 1,69 triệu tỷ đồng, tăng 8% và dư nợ tín dụng tăng 8,4% đạt 1,31 triệu tỷ nhưng thu nhập từ lãi lại không tăng mà chủ yếu do giảm chi phí đầu vào mà sinh ra thu nhập thuần. Yếu tố này cho thấy, việc tăng tài sản, mở rộng cho vay của Agribank thực sự vẫn chưa hiệu quả cao.
Nợ xấu cao nhất ngành, nợ tiềm ẩn giảm mạnh
Một yếu tố đặc biệt khác cần phân tích kỹ khi đánh giá lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của ngân hàng là chất lượng tín dụng, chất lượng tài sản.
Theo đó, trong năm 2021, ngân hàng đã trích lập hơn 22.000 tỷ đồng dự phòng rủi ro, tăng 17,7% so với năm 2020, nâng nguồn dự phòng lên hơn 34.000 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Agribank đã tăng lên 138,6%, cao hơn so với mức 110% trong năm 2020.
Động thái tăng dự phòng nợ xấu tại Agribank thực sự cần thiết trong bối cảnh nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đây được xem là bộ đệm để ngân hàng ứng phó với các cú sốc tốt hơn trong tương lai. Bởi tính đến 31/12/2021, nợ xấu của Agribank ghi nhận hơn 24.553 tỷ đồng - cao nhất hệ thống ngân hàng, tăng đến 14% so với năm 2021. Trong đó, các nhóm nợ xấu đều tăng mạnh.
Cụ thể, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 14% so với đầu năm, lên mức 3.141 tỷ đồng; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng đến 39% lên mức hơn 3.379 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 10% lên đến 18.033 tỷ đồng. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,78% lên 1,87%.
Với khối nợ xấu đồ sộ này, nếu so với các nhà băng khác thì có vẻ tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn đang ở mức khá thấp so với nhiều ngân hàng khác. Chẳng hạn tại Vietcombank, nợ xấu năm 2021 ghi nhận hơn 6.121 tỷ đồng do đó tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức 424%, tăng 56% so với cuối năm trước.
Tại BIDV – ngân hàng có nợ xấu cao thứ nhì toàn ngành trong năm 2021 cũng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 235%, mức cao nhất trong lịch sử. Tại ACB, ngân hàng đã mạnh tay "củng cố" bộ đệm nợ xấu lên 5.862 tỷ đồng, qua đó nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ mức 160% lên 209%.
Điểm sáng trong chất lượng tài sản tại Agribank năm qua chính là khoản nợ tiềm ẩn nằm ngoài bảng cân đối kế toán giảm. Cụ thể, tính đến 31/12/2021, tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại Agribank ghi nhận hơn 22.599 tỷ đồng, giảm 22% so với đầu năm.
Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn dù không được phản ánh trực tiếp trong bảng cân đối kế toán mà chỉ được ghi nhận ngoại bảng (off balance sheet) và chưa được coi là nợ xấu, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài đã khiến các doanh nghiệp đang đối mặt nhiều khó khăn. Vì vậy, con số nợ tiềm ẩn này có thể sẽ gây nhiều rủi ro cho các ngân hàng.
Nhìn tổng thể từ báo cáo tài chính riêng lẻ tại Agriabank có thể thấy, năm 2021, lợi nhuận tăng vẫn chủ yếu do ngân hàng tận dụng được nguồn vốn huy động rẻ, tăng thu từ dịch vụ và đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Trong khi, việc tăng tổng tài sản, tăng dư nợ tín dụng tại Agribank vẫn chưa hiệu quả cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi nợ xấu vẫn còn rất lớn.
TIN LIÊN QUAN
Điểm tin ngân hàng ngày 21/5: Mua bán USD trái phép có thể bị phạt tới 100 triệu đồng
Hoàn thiện khung pháp lý để xử lý triệt để nợ xấu; Tăng cường giám sát hóa đơn bán vàng, siết chặt quản lý thị trường; Tín dụng bất động sản TPHCM tháng 4/2025 tăng...
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi...
FinanceAsia: SHB là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” năm 2025 tại Việt Nam
Trong khuôn khổ FinanceAsia Awards 2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được vinh danh là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” tại Việt Nam....
Đảng bộ BIDV tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị, Kế hoạch 07-KH/ĐU ngày 29/4/2025 của Đảng ủy Chính phủ, trong hai ngày 18-19/5/2025 tại Hà Nội, Đảng bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư...
Đề xuất NHNN được quyết cho vay đặc biệt không cần tài sản bảo đảm, lãi suất 0%
Sáng 20/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng. Một trong những nội dung...
Giá vàng trong nước biến động ngược chiều
Nhiều tín hiệu tích cực từ thuế quan và địa chính trị đang tạo ra áp lực cho đà tăng của vàng.
Điểm kinh doanh vàng miếng phải treo biển nhận diện
Các điểm kinh doanh vàng miếng phải treo bảng hiệu, niêm yết công khai giấy phép để người dân nhận diện là điểm mua bán vàng miếng hợp pháp.
Điểm tin ngân hàng ngày 20/5: Tỷ giá USD thế giới giảm mạnh, “chợ đen” quay đầu tăng
SHB chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt năm 2024; Agribank Đà Nẵng đấu giá khoản nợ hơn 1.134 tỷ đồng liên quan dự án Central Coast; Yêu cầu các điểm mua bán vàng miếng...
Techcombank tiếp tục dẫn dắt ngành ngân hàng với nhiều top 1 toàn ngành
Techcombank công bố kết quả kinh doanh quý I với nhiều chỉ số ấn tượng. Cùng với chỉ số Sức khỏe thương hiệu giữ vị trí số 1 (theo NielsenIQ), Techcombank đã vươn lên đứng...
Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Tự sinh lãi đến 4,4% khi lưu tiền trong tài khoản Techcombank
Techcombank cho phép số tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán tự động được luân chuyển để sinh lời theo ngày, với lãi suất lên đến 4,4%/năm, vượt xa lãi suất tài khoản vãng...
Bưu điện TP. Hồ Chí Minh và PVcomBank tổ chức lễ triển khai gói hỗ trợ tài chính dành cho người lao động tham gia...
Ngày 17 tháng 5 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bưu điện TP. Hồ Chí Minh (HCM Post) phối hợp với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tổ chức Lễ triển khai...
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết...
Điểm tin ngân hàng ngày 19/5: Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong quý I/2025
Kinh doanh vàng miếng không phép có thể bị phạt tới 400 triệu đồng;Thanh toán số lên ngôi trong xu hướng toàn cầu hóa; Gói vay nhà ở xã hội ở Quảng Bình vẫn “đóng...
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (12/5-18/5)
Tuần qua (12-18/5) giá vàng thế giới giảm mạnh từ 3.323 USD/ounce xuống 3.202 USD/ounce, đánh dấu tuần giảm thứ tư liên tiếp. Trong nước, vàng miếng SJC mất 3,5 triệu đồng, xuống 118,5 triệu.
Điểm tin ngân hàng ngày 17/5: Lãi suất huy động chạm đáy, liệu có sớm đảo chiều?
HDBank tung gói tín dụng 20.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số; BAC A BANK thuộc Top 5 ngân hàng có giao dịch ngoại hối lớn nhất Việt Nam...
Sức hút từ “Gói vay mua nhà cho người trẻ” lớn nhất, tốt nhất thị trường
Trong bối cảnh nhu cầu sở hữu nhà để an cư lạc nghiệp ngày càng cấp thiết với thế hệ trẻ, đặc biệt tại các đô thị lớn, BIDV ra mắt gói vay mua nhà...
Điểm tin ngân hàng ngày 16/5: Tăng quyền xử lý nợ xấu, sửa quy định cho vay đặc biệt lãi suất 0%
Nhiều ngân hàng đua nhau chốt quyền trả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu trong tháng 5; Xe khách Sài Gòn lãi sụt giảm, loạt cổ đông lớn đồng loạt thoái vốn; VietABank...
Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB
Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, Ngân hàng SHB hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng...
Triển khai chương trình trọng điểm của Chính phủ, HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp...
Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số...
Xem nhiều




