VnFinance
Chủ nhật, 06/12/2020, 20:36 PM

Cho vay ngang hàng Trung Quốc tràn sang Việt Nam, quản lý sao?

Khi một số quốc gia tăng cường quản lý hoạt động P2P Lending, các công ty P2P Lending của Trung Quốc tìm cách chuyển hướng hoạt động sang Việt Nam.

Tăng trưởng mạnh nhưng chưa có quy định cụ thể

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) vừa trình Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế để lấy ý kiến các Bộ, ngành trước khi trình Chính phủ.

Trong dự thảo, Bộ KH-ĐT đưa ra cảnh báo về tình trạng các công ty cho vay P2P (cho vay ngang hàng) nước ngoài - đặc biệt là từ Trung Quốc - đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam khi bị thắt chặt quản lý trong nước.

Tại thị trường Việt Nam, hoạt động cho vay ngang hàng bắt đầu xuất hiện từ năm 2016 và hiện có khoảng 100 công ty bao gồm cả công ty đã đi vào hoạt động và đang trong giai đoạn thử nghiệm như Tima, Trust Circle, Vay mượn, Lendmo, Wecash, InterLoan...  Trong đó, một số công ty P2P lending có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore, Indonesia...

Cho vay ngang hàng phát triển mạnh ở Việt Nam nhưng chúng ta chưa có quy định cụ thể về loại hình này

Tuy mới xuất hiện, nhưng các công ty P2P Lending có sự tăng trưởng mạnh về số lượng công ty tham gia thị trường, số lượng khách hàng, hợp đồng vay vốn kết nối thành công và số phí dịch vụ thu được. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam và nhìn nhận đây là thị trường có tiềm năng cho P2P Lending phát triển.

Trong bối cảnh một số quốc gia trong khu vực đang tăng cường quản lý hoạt động P2P lending (Trung Quốc, Singapore, Indonesia...) thì các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty P2P Lending của Trung Quốc đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam.

Do khung khổ pháp lý hiện hành ở Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể đối với hoạt động P2P lending, các công ty hoạt động trong lĩnh này đăng ký ngành nghề kinh doanh là dịch vụ cầm đồ (ngành nghề kinh doanh có điều kiện), tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, môi giới tài chính ... cung cấp các dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay vận hành trên nền tảng giao dịch trực tuyến.

Không phải hoạt động P2P Lending truyền thống

Công ty P2P Lending thực hiện hoạt động kết nối giữa người vay và người cho vay trên nền tảng công nghệ số. Bên vay và bên cho vay được kết nối với nhau để thực hiện vay tiền. Trường hợp bên cho vay đồng ý cho vay tiền thì bên vay và bên cho vay sẽ giao kết thỏa thuận tài chính, trong đó thống nhất với nhau về lãi suất, nghĩa vụ giải ngân của bên cho vay, nghĩa vụ thanh toán khoản vay, tiền lãi và phí (nếu có) của bên vay ...

Trong mô hình kết nối này, mặc dù các chủ thể tham gia là độc lập, mỗi chủ thể đều có vai trò, quyền lợi và  trách nhiệm riêng.

Theo Ngân hàng nhà nước, sản phẩm vay vốn trên các nền tảng trực tuyến của các công ty P2P Lending là khá đa dạng, chủ yếu dưới hình thức vay vốn không có tài sản đảm bảo, thời hạn vay ngắn, khách hàng phải trả phí và lãi suất đối với các khoản vay.

Điều đó cho thấy, các công ty P2P Lending ở Việt Nam hiện nay hầu như không phải hoạt động theo mô hình P2P Lending truyền thống (với các đặc điểm như đã nêu ở trên).

Đối với khoản vay cá nhân, các công ty đưa ra các gói sản phẩm vay rất đa dạng  như vay tín chấp theo lương, vay theo sổ hộ khẩu, vay theo đang ký xe máy, vay trả góp, vay theo hóa đơn điện nước, vay theo đăng ký xe ô tô, cầm ô tô, cầm sổ đỏ .... Đối với các khoản vay SME như: Tài trợ các khoản phải thu, tài trợ bên mua hàng, tài trợ vốn lưu động, tài trợ thương mại điện tử ...

Đối tượng vay vốn trong mô hình P2P Lending chủ yếu là nhóm người lao động trẻ tuổi, có thu nhập thấp, không tiếp cận được tín dụng chính thức.

Theo thông tin của Công ty Tima, người đi vay từ công ty P2P Lending thường là lao động trẻ tuổi (86% khách hàng  có độ tuổi 20-39 tuổi, 14% có độ tuổi 40-60); có thu nhập thấp (từ 3-dưới7 triệu VNĐ/tháng), chưa tiếp cận được vay vốn ngân hàng. Một điểm đáng chú ý là, hầu hết trong số họ đều có thói quen sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội.

Quy mô khoản vay thường không lớn. Đối với khoản vay cá nhân số tiền thường chỉ từ 1-30 triệu đồng, các món vay lớn trên 50 triệu đồng chiếm tỷ lệ thấp. Đối với khoản vay cho doanh nghiệp, các công ty kết nối các nhà đầu tư, cá nhân hỗ trợ vốn có thể lên tới vài trăm triệu đồng. Về thời gian vay vốn thường ngắn, dưới 1 năm, trong đó tập trung vào kỳ hạn 7, 10, 20, 30 ngày.

Bộ KH-ĐT đánh giá, hoạt động của mô hình P2P Lending  thời gian qua đã mang lại nhiều các ảnh hưởng tích cực như: Cung cấp thêm giải pháp tiếp cận nguồn vốn cho người có nhu cầu vay và đáp ứng nhu cầu vay linh hoạt của người vay; Đa dạng hóa kênh đầu tư với nguồn thu hấp dẫn; Góp phần mạnh mẽ đẩy lùi tín dụng đen; Đẩy mạnh cải cách chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng trong lĩnh vực tài chính cũng như góp phần vào cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ nhận định, mô hình P2P Lending nếu như không được quản lý, giám sát chặt chẽ thì có thể phát sinh các loại hình biến tướng, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. Nếu không được đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đúng mức thì có thể gia tăng rủi ro về các sự cố liên quan đến công nghệ thông tin. Nếu không có sự giám sát chặt chẽ các chỉ số đảm bảo an toàn hoạt động thì có thể gia tăng rủi ro nợ xấu.

Nhiệm vụ đặt ra là vừa hỗ trợ thúc đẩy sáng tạo đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng vừa phải duy trì sự ổn định, an toàn của thị trường tài chính và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, trong khi hiện nay chúng ta hầu như chưa có các quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh hoạt động P2P lending, do đó chưa có căn cứ kiểm soát được các rủi ro có thể phát sinh.

Trên thế giới, mô hình P2P lending lần đầu tiên xuất hiện ở Anh (Zopa, Funding Circle), sau đó phát triển ở một số quốc gia khác như tại thị trường Mỹ (Lending Club, Prosper, SoFi, OnDeck, Avant), tại thị trường Trung Quốc (Lufax, JimuBox, Dianrong, PPdai, Renrendai).

Theo báo cáo của Adroit Market Research, quy mô hoạt động P2P lending toàn cầu năm 2017 đạt 231,1 tỷ USD và theo báo cáo BIS Quarter Review 2018 của Ngân hàng thanh toán quốc tế, thị trường P2P lending lớn nhất hiện nay là Trung Quốc (năm 2015 là 99,7 tỷ USD, 2016 là 240,9 tỷ USD), tiếp theo là Mỹ (năm 2015 là 34,3 tỷ USD, năm 2016 là 32,4 tỷ USD) và Anh (năm 2015 là 4,1 tỷ USD, năm 2016 là 6 tỷ USD).

Báo cáo của Transperancey Market Research về quy mô và xu hướng phát triển thị trường P2P lending toàn cầu giai đoạn 2016-2024 nhận định thị trường P2P lending có thể tăng trưởng đến 897,9 tỷ USD vào năm 2024.


Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu vượt mốc 70.000 tỷ đồng vốn điều lệ
Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu vượt mốc 70.000 tỷ đồng vốn điều lệ

Vừa qua, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024, các ngân hàng đã thông qua kế hoạch tăng vốn "khủng". Trong đó, Techcombank và ba "ông lớn"...

Tin ngân hàng ngày 30/4: Lợi nhuận ACB giảm, nợ có khả năng mất vốn tăng 21%
Tin ngân hàng ngày 30/4: Lợi nhuận ACB giảm, nợ có khả năng mất vốn tăng 21%

ABBANK tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số; Thu ngân sách nhà nước ước đạt 733,4 nghìn tỷ đồng trong 4 tháng; Đề xuất quy định áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Vietcombank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 17 năm 2024
Vietcombank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 17 năm 2024

Sáng 27/4, tại Hội trường Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, Khu đô thị Ecopark, xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam...

Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ
Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức...

Giá vàng hôm nay (29/4): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá vàng hôm nay (29/4): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần

Giá vàng thế giới hôm nay (29/4) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần. Cuộc khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các nhà đầu tư bán lẻ...

Tin ngân hàng ngày 29/4: Khuyến cáo người dân không mua bán ngoại tệ tự do
Tin ngân hàng ngày 29/4: Khuyến cáo người dân không mua bán ngoại tệ tự do

Kho bạc Nhà nước gửi gần 100.000 tỷ đồng tại ba ngân hàng; Eximbank bổ nhiệm chủ tịch HĐQT mới; VietABank chia cổ tức 39% bằng cổ phiếu…

Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội
Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội...

Đại hội đồng cổ đông Vietbank: Dự kiến chia cổ tức 25%, niêm yết HOSE
Đại hội đồng cổ đông Vietbank: Dự kiến chia cổ tức 25%, niêm yết HOSE

Sáng ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024....

Tin ngân hàng tuần qua: Khởi động ngày chuyển đổi số
Tin ngân hàng tuần qua: Khởi động ngày chuyển đổi số

Quý I/2024, Nam A Bank đạt lợi nhuận gần 1.000 tỷ đồng; Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024; Tỷ giá USD tại ngân hàng hạ nhiệt;...

Giá vàng trong tuần (22/4-28/4): Kết thúc tuần giảm giá
Giá vàng trong tuần (22/4-28/4): Kết thúc tuần giảm giá

Giá vàng thế giới trong tuần (22/4-28/4) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần và kéo dài đà giảm đến hết phiên giao dịch giữa tuần...

Tin ngân hàng ngày 27/4: Quý I/2024, NCB đạt lợi nhuận hơn 221,6 tỷ đồng
Tin ngân hàng ngày 27/4: Quý I/2024, NCB đạt lợi nhuận hơn 221,6 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm chánh văn phòng mới; Hoàn thiện các quy định về quỹ tín dụng nhân dân; HD SAISON dành trọn 15.000 tỷ đồng cho công nhân cả nước…

Giá vàng tiếp tục tăng, vàng nhẫn tròn trơn vươn lên mức cao
Giá vàng tiếp tục tăng, vàng nhẫn tròn trơn vươn lên mức cao

Chốt phiên làm việc rạng sáng nay (27/4), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục tăng hơn 7 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tròn trơn đã tăng vọt qua...

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép...

Tin ngân hàng ngày 26/4: LPBank lãi trước thuế hơn 2.886 tỷ đồng, tăng 84%
Tin ngân hàng ngày 26/4: LPBank lãi trước thuế hơn 2.886 tỷ đồng, tăng 84%

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3; Tập đoàn Tài chính Woori ra mắt trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp; Lợi nhuận ACB quý I/2024 đạt 4.900 tỷ đồng…

Giá vàng hôm nay (26/4): Tăng trở lại
Giá vàng hôm nay (26/4): Tăng trở lại

Giá vàng thế giới hôm nay (26/4) tăng khi các nhà phân tích ước tính GDP của Mỹ thấp hơn kỳ vọng của thị trường và tăng trưởng kinh tế của Mỹ...

Vì sao NHNN liên tiếp hủy đấu thầu vàng miếng?
Vì sao NHNN liên tiếp hủy đấu thầu vàng miếng?

Theo NHNN, phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (25/4) bị hủy do chỉ có một đơn vị duy nhất nộp phiếu dự thầu.

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD

Ngày 24/4/2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á...

Tin ngân hàng ngày 25/4: VPBank đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý I gần 4,2 nghìn tỷ đồng
Tin ngân hàng ngày 25/4: VPBank đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý I gần 4,2 nghìn tỷ đồng

Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng xin từ nhiệm; Doanh thu giảm, ngân hàng siết lại hoạt động bán bảo hiểm; Agribank rao bán khoản nợ của Công ty Xăng dầu Hải Hạnh...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance