Đề xuất tạo nguồn thực hiện chính sách tiền lương, thưởng, trợ cấp năm 2025
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025, theo đó quy định cụ thể về tạo nguồn thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp năm 2025.
Dự thảo nêu rõ, các Bộ, cơ quan Trung ương tạo nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo quy định; trong đó phạm vi, tỷ lệ trích số thu được để lại theo quy định tại điểm e, điểm g khoản 3 Điều này; đồng thời khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải xác định số tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 so với dự toán năm 2024 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dành cho cải cách tiền lương.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, ngân sách cấp dưới phải xác định số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2025 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương năm 2025. Số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2025 của các địa phương đảm bảo không thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao.
Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 của các địa phương
Theo dự thảo, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 của các địa phương bao gồm:
a) 70% tăng thu NSĐP năm 2024 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý và các khoản được loại trừ theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
b) 50% tăng thu NSĐP dự toán 2024 so với dự toán năm 2023.
c) 50% tăng thu NSĐP dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý và các khoản được khấu trừ theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
d) 50% kinh phí NSĐP dành ra (khi xây dựng dự toán) từ việc giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập.
đ) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 còn dư chuyển sang.
e) 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương, các khoản chi cho con người theo chế độ, các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thể cắt giảm) dự toán năm 2025 đã được cấp có thẩm quyền giao, gồm: 10% dự toán chi thường xuyên năm 2023, 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 tăng thêm so với 2023 và 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 so với 2024.
g) Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2025. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được quy định cụ thể như sau:
Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương): Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí) được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được NSNN bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên:
Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được NSNN bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).
Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: Sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ (như: Chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ,... và chi phí tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá).
Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo chế độ quy định).
h) Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương (bao gồm cả quỹ tiền thưởng) và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện.
Dự thảo cũng nêu rõ, ngân sách Trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm (bao gồm cả quỹ tiền thưởng) cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối nguồn mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu theo chế độ quy định.
TIN LIÊN QUAN
-
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
-
Kiểm soát giá bất động sản tăng cao bất thường
-
Chính sách cho nhà ở xã hội chưa khuyến khích được nhà đầu tư
-
Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản tăng CPI bình quân năm 2024
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
Tập đoàn Masan lãi đậm, một công ty con "lỗ chồng lỗ"
-
Bàn giao loạt dự án đình đám, “sức khỏe” của Đầu tư Nam Long ra sao?
Đề xuất tạo nguồn thực hiện chính sách tiền lương, thưởng, trợ cấp năm 2025
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025, theo đó quy định cụ thể...
Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng
Một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam từ đầu năm đến nay chính là xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện...
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra nguyên nhân khiến giá vàng nhẫn tăng cao
Trao đổi với PetroTimes, TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính cho rằng, thị trường vàng nhẫn chưa được đưa vào diện kiểm soát như vàng miếng...
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam
Tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam.
IMF thúc giục Trung Quốc cải tổ nền kinh tế
IMF thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Quốc hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy nền kinh tế của họ nếu không muốn chứng kiến tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh.
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định diện tích tách thửa
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 100/2024 quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn Thành phố.
Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản tăng CPI bình quân năm 2024
Bộ Tài chính nhận định, vẫn còn một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm 2024...
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Các chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán; thông tư quy định về mức lãi suất...
Bão Kong-rey diễn biến khó lường, dự báo sẽ đổ bộ Biển Đông
Sáng sớm 28/10, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 6 - Trami) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền ven biển các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Cơ quan khí tượng đang theo dõi sát sao cơn bão Kong-rey mới.
Không khoan nhượng trong “cuộc chiến” thương mại điện tử
Thương mại điện tử, nền tảng giải trí… là những lĩnh vực đang phát triển nóng tại Việt Nam trong những năm gần đây với doanh thu và lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng...
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)
Ngày 28/10, tại Dubai, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Chính sách cho nhà ở xã hội chưa khuyến khích được nhà đầu tư
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, do chính sách của Nhà nước trên các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, đất đai...
Hà Nội có 14 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Sở Xây dựng Hà Nội vừa phê duyệt 14 dự án nhà ở mới đủ điều kiện kinh doanh. Trong đó phần lớn là các loại hình biệt thự, shophouse, chung cư cao cấp...
Nga vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã xếp hạng Nga là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới dựa trên sức mua tương đương (PPP).
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
Theo các chiến lược gia tại Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America - BofA), các nhà đầu tư đang tiếp tục mua vàng trước thềm cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ...
Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
Tại Nghị quyết 188/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát các quy định của pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất...
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi
Ngày 24/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia
Ngày 23/10/2024, Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 485/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với các doanh nghiệp xây dựng...
Đường sắt nhẹ (LRT) mà Sun Group đề xuất tại TPHCM: “đáp án xanh” cho giao thông đô thị và kết nối liên vùng
3 thập kỷ trước Philippines, Singapore, Malaysia… đã có đường sắt nhẹ (LRT). Tại Việt Nam, đề xuất của Sun Group về tuyến đường sắt nhẹ gần 100km chạy dọc theo sông Sài Gòn...