Điều kiện "không có nợ xấu" là rào cản lớn khi doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ
Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 ập đến khiến hàng triệu doanh nghiệp (DN), người lao động rơi vào cảnh kiệt quệ. Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng được xem là
Nhà nước cam kết giảm thủ tục, điều kiện tối đa
Theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), dịch COVID-19 tái bùng phát lần 4 đã tác động mạnh đến nhiều ngành, nghề, khu vực, nhóm lao động chủ yếu, số lượng người có việc làm phi chính thức gia tăng do nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã buộc phải ngừng hoạt động thời gian dài.
Cụ thể, gần 70.000 doanh nghiệp trên cả nước đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động hoặc giải thể chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.
Doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng ngưng hoạt động nhiều nhất chiếm gần 91%, quy mô 10-20 tỷ đồng là 5%, và doanh nghiệp quy mô 50 - 100 tỷ đồng gần 1%. Ngoài ra, gần 200 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng cũng tạm ngừng kinh doanh, tăng 44,3% so với năm 2020.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong 3 tháng đầu năm 2021 gần 1,2 triệu người, mặc dù giảm 60.100 người so với quý trước nhưng tăng 136.800 người so với cùng kỳ năm trước. Đại dịch đã làm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị tăng cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua.
Đứng trước tình hình khó khăn này, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 68 đưa ra 12 chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do đại dịch. Gói hỗ trợ lần này có giá trị khoảng 26.000 tỷ đồng với lãi suất 0%, trong đó có 7.500 tỷ đồng sẽ dành cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
So với gói 62.000 tỷ đồng trước kia, chính sách mới bỏ điều kiện chứng minh doanh thu hoặc tài chính doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định, gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng lần này có nhiều điểm mới so với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng năm 2020, đó là giản lược đến 2/3 thủ tục, điều kiện, đơn giản, thông thoáng nhất.
Tuy vậy, không ít doanh nghiệp bày tỏ băn khoăn, e ngại, không mặn mà với gói hỗ trợ lần này. Vì sao lại như vậy?
Điều kiện "không có nợ xấu" sẽ là rào cản lớn cho doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ
Đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, trong bối cảnh dịch diễn biến ngày càng phức tạp, gói hỗ trợ lần này càng được đặt nhiều kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn. Thế nhưng, cơ quan chức năng phải cụ thể hóa chính sách hơn nữa thì doanh nghiệp mới có thể tiếp cận được.
Chia sẻ với Doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Công ty Cơ khí Nhật Nam (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cho biết, thời điểm sau Tết Nguyên đán hàng năm, doanh nghiệp thường đẩy mạnh sản xuất để trả đơn hàng cho các đối tác. Nhưng từ năm ngoái, tình hình trở nên rất khó khăn. Dịch bệnh khiến cho các đơn hàng giảm, trong khi đó, các chi phí như nhân công lao động, tiền thuê nhà xưởng vẫn phải duy trì.
Sau đó, Chính phủ đã triển khai các giải pháp về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế. Về vấn đề vay vốn, các yêu cầu, quy định trong gói 62.000 tỷ đồng năm ngoái rất “ngặt nghèo” do đó công ty của ông Nhật vẫn rất khó tiếp cận.
Nói về gói 26.000 tỷ đồng lần này, ông Nhật cho rằng, tuy điều kiện được nới lỏng hơn gói 62.000 tỷ đồng nhưng để đến được tay các doanh nghiệp cũng không phải đơn giản. “Trong gói hỗ trợ này chỉ có 7.500 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trong khi đó số doanh nghiệp, hộ kinh doanh là vô cùng lớn. Nên việc tiếp cận gói hỗ trợ này càng khó khăn hơn đợt trước.
Không chỉ vậy, với những doanh nghiệp nhỏ như công ty của tôi lại gần như không thể tiếp cận được gói hỗ trợ bởi lẽ có quá nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp, vừa làm mất thời gian của doanh nghiệp mà lại không giải quyết được vấn đề gì”, ông Nhật nói.
Bên cạnh đó, theo ông Nhật, các chính sách, tiêu chuẩn để tiếp cận được gói hỗ trợ hơi cứng nhắc và thiếu linh hoạt nên không phù hợp. Ví dụ, như điều kiện để được tiếp cận khoản vay này thì doanh nghiệp không có nợ xấu của ngân hàng.
“Theo tôi, quy định này là bất hợp lý, bởi lẽ gần 2 năm dịch bệnh bùng phát, doanh nghiệp cứ mở lại đóng, chưa kịp khôi phục đợt này lại bùng phát đợt mới, trong bối cảnh không có nguồn thu, chúng tôi buộc phải vay ngân hàng, việc “không có nợ xấu” là vô cùng khó”, ông Nhật cho biết.
Tương tự, ông Nguyễn Minh Nam, Tổng Giám đốc Công ty bất động sản DTT (trụ sở tại quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) cho biết, cũng như nhiều công ty khác, doanh nghiệp của ông cũng không tránh khỏi “cơn bão” COVID-19. Nhiều mảng hoạt động của công ty như dịch vụ, du lịch, bất động sản cho thuê…gần như đóng băng hoàn toàn. Nhân sự buộc phải cắt giảm hơn 50%.
Theo ông Nam, chính sách hỗ trợ của gói 26.000 tỷ đồng của Chính phủ là thực sự cần thiết và nhân văn, có thể gọi là “phao cứu sinh” tạm thời nhằm giảm bớt một phần gánh nặng, khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Nam cho rằng, dù điều kiện của gói 26.000 tỷ đông đã được nới lỏng trong các khâu thủ tục nhưng đạt được các tiêu chí là "không có nợ xấu" tại ngân hàng để được nhận hỗ trợ là rất khó.
"Rất nhiều doanh nghiệp rất mong chờ được nhận ưu đãi vay lãi suất 0% để giúp đỡ người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, để được vay, doanh nghiệp không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn, đây có thể là rào cản lớn nhất của doanh nghiệp chúng tôi.
Thực tế, số doanh nghiệp không có nợ xấu là rất hiếm. Tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài gần 2 năm qua đã khiến phần lớn doanh nghiệp kiệt quệ, nhiều khoản vay khó trả, nợ cũ chồng nợ mới nên không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được tiêu chí này”, ông Nam khẳng định.
Ngoài ra, ông Nam còn cho biết, để tránh tình trạng như gói 62.000 tỷ đồng khi doanh nghiệp “mù mờ” trong giải quyết thủ tục hành chính để được vay tiền, nhà nước và cơ quan chức năng bây giờ cần phải có hướng dẫn cụ thể trong việc hỗ trợ thông tin, giải quyết thủ tục, vướng mắc để doanh nghiệp có thể cận gói hỗ trợ trợ lần này.
“Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhưng dưới tác động của đại dịch, việc tiếp cận các nguồn vốn rất khó khăn. Đợt trước, chúng tôi nghe thông tin rầm rộ trên các phương tiện truyền thông nhưng rồi không biết hỏi ai? Đến hỏi ngân hàng thì không có hướng dẫn cụ thể. Doanh nghiệp muốn tìm hiểu rất mất thời gian, không có cơ quan giải đáp. Nhiều doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu”, ông Nam chia sẻ.
Đại diện một số doanh nghiệp khác cho biết, rất hoan nghênh nhà nước đã thực hiện gói hỗ trợ lần thứ 2 đối với các đối tượng là người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Điều này thể hiện chính sách nhân văn của Chính phủ tiếp tục hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch với tinh thần đã đề ra “Không ai bị bỏ lại phía sau”.
Tuy nhiên, làm thế nào để gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng này đến tận tay, đúng và đủ đối với những người thật sự cần, quan trọng là không phải chờ đợi quá lâu mới là điều quan trọng.
“Gói hỗ trợ rất tốt, nhưng để gói hỗ trợ phát huy hết tác dụng thì việc đầu tiên là phải được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời, đặc biệt trong lúc dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay. Đừng kéo dài thời gian, bắt doanh nghiệp và người lao động chờ đợi quá lâu vì những thủ tục rườm rà không cần thiết. Cũng đừng để xảy ra những “khe hở” để tiền hỗ trợ lại "đi lạc đường’, ông Nguyễn Văn Nhật - Giám đốc Công ty Cơ khí Nhật Nam nói.
Người lao động mong sớm được nhận hỗ trợ
Anh Vũ Quang Minh (phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) là đầu bếp của một khách sạn 5 sao trên đường Đồng Khởi. Do khách sạn không có khách du lịch nên anh Minh phải nghỉ việc không lương hơn 2 tháng nay, khách sạn chỉ hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng. Để có tiền trang trải cuộc sống, anh đã xin vào làm ở một cơ sở nấu ăn tại quận Tân Bình nhưng công việc cũng thất thường.
“Khi nào có tiệc thì họ gọi tôi đi làm, trả công theo ngày khoảng 250.000 đồng. Hiện nay, thực hiện giãn cách xã hội nên cơ sở nấu ăn phải dừng hoạt động. Tôi chỉ mong địa phương xem xét và sớm triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ để có điều kiện lo cho cuộc sống lúc khó khăn”, anh Minh chia sẻ.
Tương tự, hơn 2 tháng nay, ông Phạm Minh Quốc (quận Bình Tân) làm nghề xe ôm cũng bị giảm sâu về thu nhập. Hiện nay phải giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, ông phải ở nhà không được phép đi chạy xe. Ông lo những ngày tới không biết lấy gì trang trải cuộc sống nên rất trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương.
TIN LIÊN QUAN
-
Tổng giám đốc Viettravel: Các gói hỗ trợ doanh nghiệp rất khó tiếp cận, chỉ tiếp cận được trên tivi
-
Nới điều kiện, gói hỗ trợ 16.000tỷ giải ngân được 31tỷ
-
Đề xuất Chính phủ giảm thuế 50%, cân nhắc gói hỗ trợ tiếp theo để 'cứu' ngành du lịch
-
Sau Vietnam Airlines, Bamboo Airways cũng 'xin' Chính phủ gói hỗ trợ tài chính
-
Doanh nghiệp đứng từ xa nhìn gói hỗ trợ: Sự thật là...
-
VPBank triển khai gói hỗ trợ đặc biệt thứ 2, giảm lãi suất đến 2% cho doanh nghiệp gặp khó khăn mùa dịch
Sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế
Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế...
Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,28 tỷ USD
Trong kỳ 1 tháng 11/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 31 triệu USD. Theo đó, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2024, cán cân thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Bãi bỏ các Quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ý ban hành Quyết định số 67 2024 QĐ-UBND ngày 21/11/ 2024 về việc bãi bỏ Quyết định số 19/2019 QĐ-UBND ngày 15/10/2019...
Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
Mới đây, tại Tọa đàm “Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tổ chức, đại biểu Quốc hội...
Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
Chiều 20/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu khai thác bay đêm từ 0h - 24h hàng ngày tại 6 Cảng hàng không từ ngày 14/1/2025.
Giá xăng dầu hôm nay 16/11: Thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây, RON 95 sẽ còn giảm tiếp!
Cập nhật giá xăng dầu mới nhất chiều ngày 16/11.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,...
UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh,...
Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
Ngày 15/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 – Nhiệm kỳ V...
Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2024, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng hai con số...
Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
Theo phản ánh của cử tri tỉnh Cà Mau, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất,...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11/2024,...
Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Theo Tổng cục Thuế, các nhà cung cấp lớn như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... hiện nắm giữ khoảng 90% thị phần doanh thu từ dịch vụ thương mại điện tử...
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế thế giới 10 tháng năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhưng dần ổn định khi thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ số hoá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3710/UBND-KSTTHC ngày 8/11/2024 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai...
Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
Ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa có khai thông tin website...
Đại biểu Quốc hội đề nghị NHNN xem xét mua lại vàng miếng từ người dân
Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở "chợ đen"....