VnFinance
Chủ nhật, 14/11/2021, 21:31 PM

Góc nhìn chuyên gia: Dòng tiền chảy về đâu khi VN-Index chuẩn bị "công phá" mốc 1.500?

Dòng tiền được lan tỏa mạnh sẽ là động lực giúp chỉ số VN-Index vượt cản để tiến tới vùng kháng cự 1.500 điểm trong tuần sau.

Tưởng chừng những nhịp rung lắc mạnh sẽ kéo tụt mọi nỗ lực tăng điểm của VN-Index trong tuần, song chỉ số vẫn bật tăng cuối phiên và xác lập kỷ lục mới tại mốc 1.473 điểm. Theo các chuyên gia, với diễn biến tích cực này, liệu VN-Index có khả năng phá cản để tiến tới mốc 1.500 điểm trong tuần tới?

Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT: Thị trường trải qua một tuần giao dịch tương đối biến động với việc áp lực chốt lời tăng mạnh nhưng đã được hỗ trợ bởi lực cầu bắt đáy lớn giúp thị trường phục hồi ngày trong phiên và duy trì đà tăng điểm. Trong tuần tới, chỉ số VN-Index sẽ hướng đến vùng kháng cự mạnh 1.480-1.500 điểm và sự rung lắc sẽ tiếp tục diễn ra.

Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, CTCK VNDIRECT 

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô & Thị trường Công ty chứng khoán BIDV (BSC): Khả năng chỉ số VN-Index chạm mốc 1.500 điểm là hoàn toàn có thể xảy ra bởi dòng tiền hiện đang rất mạnh và sự vận động của các nhóm cổ phiếu cũng tương đối đều đặn.

Đặc biệt, thông tin Ngân hàng Nhà nước mở tín dụng cho một vài ngân hàng có thể sẽ tác động tích cực đến nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng như thúc đẩy chỉ số VN-Index tăng cao trong tuần tới.

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI): Sức mạnh của thị trường trong hai tuần gần đây rất rõ nét khi thanh khoản bình quân phiên lên đến gần 30.000 tỷ đồng/phiên, tăng mạnh so với thanh khoản bình quân trước đó. Dòng tiền đổ vào thị trường mạnh mẽ đã tạo động lực thúc đẩy chỉ số VN-Index vượt mốc lịch sử.

Với góc nhìn vĩ mô, rất nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng sự hồi phục của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng qua các gói hỗ trợ của Chính Phủ. Vì vậy, xu hướng trong tuần tới vẫn có thể duy trì đà tăng tích cực. Về dài hạn, điểm số của VN-Index còn có thể hướng tới vùng 1.500-1.550 điểm trong quý 4/2021.

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội: Tính chung 2 sàn HoSE và HNX, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt gần 35.600 tỷ đồng. Mức thanh khoản kỷ lục cho thấy dòng tiền đang được lan tỏa rất mạnh, do vậy chỉ số VN-Index hoàn toàn có thể tiếp tục hướng tới vùng kháng cự 1.500 điểm trong tuần sau.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco: Những nhịp rung lắc là điều thường thấy khi thị trường vượt qua vùng đỉnh cũ, sẽ kích hoạt tín hiệu chốt lời của một lượng cung lớn cổ phiếu "kẹp" giai đoạn trước. Mặc dù vậy có thể thấy VN-Index vẫn tiếp tục đi lên nhờ sự xoay tua của những nhóm trọng điểm như dầu khí, bất động sản, ngân hàng.

Với sự đồng thuận cao của các nhóm ngành trong phiên giao dịch cuối tuần, tôi tin rằng mốc 1.500 điểm sẽ là mục tiêu hướng tới trong tuần tới, nhất là khi các tin xấu đã qua đi và câu chuyện phía trước còn rất nhiều thứ để kỳ vọng như vào mùa cao điểm kết quả kinh doanh quý 4 hoặc các gói kích cầu khôi phục nền kinh tế với quy mô chưa từng có.

Theo quan sát, thanh khoản tuần qua duy trì mức rất cao, nhưng chỉ số VN-Index gần như không thay đổi. Theo các chuyên gia, đây có phải dấu hiệu của hiện tượng phân phối đỉnh?

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô & Thị trường Công ty chứng khoán BIDV (BSC): Quan sát thị trường những phiên đầu tuần có thể thấy rõ sự phân phối, tuy nhiên đến những phiên cuối tuần thì sự phân phối gần như không có. Bởi dòng tiền trên thị trường còn khá mạnh và đặc biệt vẫn có những nhóm ngành có nền tảng cơ bản tốt. Quan điểm của tôi vẫn cho rằng thị trường đang tích luỹ để đi lên nhiều hơn là khả năng phân phối ngắn hạn.

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô & Thị trường Công ty chứng khoán BIDV (BSC)  

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI): Tuần vừa qua mức thanh khoản vẫn được duy trì nhưng không phải ở mức quá cao. Quá trình phân phối ở đây không diễn ra trên toàn thị trường mà tập trung vào những nhóm cổ phiếu đã tăng nóng. Đơn cử như nhóm cổ phiếu bất động sản có những dấu hiệu phân phối khi chốt lời tại vùng giá cao khi thanh khoản nhóm này đã tăng ở mức kỷ lục.

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội: Thanh khoản được duy trì mở mức cao là điều tốt cho thị trường hiện tại khi dòng tiền đang được lan tỏa tốt. Việc chỉ số VN-Index gần như không thay đổi là do dòng tiền thời gian qua có xu hướng rút ra khỏi cổ phiếu trong nhóm VN30 và tập trung vào các mã Midcaps – Smallcaps dẫn đến chỉ số biến động không lớn. Việc nhà đầu tư tìm đến các cổ phiếu nhỏ với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận cao trong giai đoạn này là hết sức dễ hiểu.

Tuy nhiên nhà đầu tư cũng nên hết sức cảnh giác đối với các cổ phiếu có nội tại không tốt nhưng thị giá và khối lượng tăng mạnh. Bởi những cổ phiếu này hoàn toàn có thể xảy ra hiện tượng phân phối và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco: Theo tôi điều này nên nhìn nhận trên 2 góc độ. Đúng là nhìn trên phương diện thanh khoản kỷ lục trong khi khối nhà đầu tư tổ chức và khối ngoại đều bán mạnh trong tuần vừa rồi (theo thống kê của FiinTrade) thì đây là dấu hiệu đáng lo ngại.

Tuy nhiên lật lại vấn đề là điều này cũng cho thấy lực cầu đang chờ bên ngoài là rất lớn khi đã hấp thụ toàn bộ lượng cung, thậm chí còn đẩy VN-Index tăng điểm chung cuộc trong cả tuần. Tôi sẽ lo ngại nếu có 2 phiên liên tiếp thị trường giảm mạnh với thanh khoản tăng mạnh, sẽ làm trend trung hạn bị gãy. Mặc dù vậy điều này xác suất rất thấp và tôi vẫn đánh giá cao về cơ hội trên thị trường giai đoạn tới.

Hiện tại, chỉ số P/E của VN-Index đang ở mức 17.x lần, liệu đây đã là mức cao?

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô & Thị trường Công ty chứng khoán BIDV (BSC): Trong vài năm trở lại đây, chỉ số P/E rơi vào khoảng 16-16,5 lần. Tuy nhiên so với những đợt tăng điểm đỉnh cao trong lịch sử thì có thể thấy P/E dưới 20 chưa phải mức cao. Tuy nhiên về chất lượng tăng trưởng của thị trường thì vẫn cần xem xét lại. Bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng đang chiếm tỷ trọng khá lớn nên chỉ số này không phản ánh hết bức tranh chung của các nhóm khác. Xét chung về P/E thị trường chưa phải đắt, song xét riêng từng nhóm ngành, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ thì không rẻ.

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI): Xét chung trên thị trường, mức P/E hiện tại không phải là đắt trong bối cảnh chính sách nới lỏng tiền tệ vẫn được duy trì và có thêm gói kích cầu. Xét riêng từng nhóm ngành, nhiều doanh nghiệp vẫn có kết quả kinh doanh tốt và mức P/E hấp dẫn dao động quanh 11-12 lần. Vì vậy, ở mức P/E này nhà đầu tư vẫn còn rất nhiều cơ hội đầu tư tốt, kể cả với chiến lược đầu tư giá trị.

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI)  

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội: P/E hiện tại ở mức 17.x thì tương đương với P/E trailing khoảng 17.8 lần, do vậy có thể thấy đây không phải là mức cao. Ngoài ra, nếu so sánh với mức P/E 22 lần khi thị trường tạo đỉnh 1.200 của năm 2018 thì đây không phải là mức cao. Tuy nhiên nếu như so sánh với P/E forward dự báo cho cả năm 2021 là 15 lần thì ở mức hiện tại thị trường đã không còn được định giá rẻ nữa.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco: Nếu chỉ nhìn mức P/E của Index khó nhìn nhận toàn diện được về mức độ đắt, rẻ mà cần thiết xem P/E của từng nhóm ngành.

Nguyên nhân do các nhóm ngành đang rất phân hóa, có những nhóm ngành đang đắt với P/E trung bình có thể lên tới 40 – 50 lần. Ngược lại có những ngành có mức P/E thấp hơn 10 lần. Mặt khác hiện nhóm ngân hàng (đang có mức P/E trung bình khoảng 12-13 lần) mặc dù số mã trên sàn không nhiều nhưng đang chiếm khoảng 30% tổng lợi nhuận và vốn hóa trên thị trường.

Tuy nhiên, về mặt bằng giá nói chung tôi vẫn cho rằng thị trường còn nhiều tiềm năng, đồng thời các mức định giá trên dự báo sẽ giảm mạnh, có thể về thấp hơn mức trung bình trong quá khứ khi lợi nhuận các doanh nghiệp hồi phục trở lại trong các quý tới. Cần lưu ý là trong quý 3 vừa rồi nhiều doanh nghiệp báo lỗ hoặc lợi nhuận giảm mạnh do ảnh hưởng của Covid-19, vì vậy làm mức P/E cao lên so với thời điểm 30/6.

Phiên giao dịch cuối tuần chứng kiến sự bùng nổ của sàn UPCoM với 127 mã cổ phiếu tăng kịch trần, một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử hoạt động của thị trường chứng khoán. Theo nhận định của các chuyên gia, liệu UPCoM có phải điểm đến mới của dòng tiền chứng khoán trong thời gian tới?

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô & Thị trường Công ty chứng khoán BIDV (BSC): Thực chất dòng tiền đổ vào sàn UPCoM trong thời gian vừa qua là dòng tiền mang tính chất đầu cơ. Đa phần cổ phiếu trên sàn UPCoM thường có chất lượng thấp, nhưng bù lại tốc độ tăng trưởng giá lại rộng gấp đôi so với HoSE. Đây cũng là nguyên nhân khiến làn sóng đầu cơ được đẩy lên mạnh mẽ.

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI): Thực chất đây là sự dịch chuyển của dòng tiền đầu cơ mang tính ngắn hạn và nhất thời. Phần lớn những cổ phiếu tăng giá trên sàn UPCoM là những cổ phiếu nhỏ, có thanh khoản rất thấp. Về mặt dài hạn, những cổ phiếu có thanh khoản tích cực và kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt vẫn là "trụ cột" của thị trường.

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội: Dòng tiền tập trung vào sàn UPCoM là điều dễ hiểu khi margin trên thị trường luôn trong tình trạng "căng cứng" khiến nhiều nhà đầu tư gặp khó trong việc mua cổ phiếu. Đặc biệt, biên độ sàn HoSE, HNX chỉ có 7 và 10% trong khi biên độ sàn UPCoM là 15%, vậy nên dòng tiền sẽ có xu hướng đổ vào sàn này với mong muốn lợi nhuận tốt hơn.

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội  

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco: Thực tế nhóm cổ phiếu UPCoM đã hút dòng tiền mạnh từ nửa cuối tháng 10 và dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Đây là một thị trường rất tiềm năng để khai phá khi tổng số cổ phiếu thậm chí còn nhiều hơn cả rổ chỉ số VN-Index và HNX-Index cộng lại, đặc biệt có nhiều cổ phiếu chưa tăng giá, mức P/E rất thấp.

Bên cạnh đó thị trường cũng đang thịnh hành các game "chuyển sàn", "thoái vốn Nhà nước", … mà đối tượng chính là các cổ phiếu UPCoM. Bên cạnh đó, thông tư 120/2020/TT-BTC đã bước đầu tạo hành lang pháp lý cho việc cho vay giao dịch ký quỹ đối với cổ phiếu UPCoM. Nếu điều này sớm được triển khai thì sẽ là một cú hích lớn, nâng tầm quy mô thị trường sàn này lên một tầm cao mới.

Trước sóng đầu cơ cuồn cuộn chảy, theo ông nhà đầu tư cần phân bổ dòng tiền như thế nào để hạn chế rủi ro?

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô & Thị trường Công ty chứng khoán BIDV (BSC): Dòng tiền đổ dồn vào những nhóm vừa và nhỏ đẩy giá nhiều cổ phiếu tăng gấp 2-3 lần chỉ trong một thời gian ngắn, song mức giá càng lên cao thì rủi ro càng lớn. Vì vậy, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi và giảm dần tỷ trọng đối với những cổ phiếu đã tăng nóng.

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI): Trong giai đoạn này, nhìn chung tâm lý thị trường khá tích cực, song cũng có nhiều cổ phiếu vượt qua giá trị thực. Trong tuần tới, nhà đầu tư nên phân bố tỷ trọng 20-30% danh mục cho những cổ phiếu mang tính đầu cơ, 60-70% danh mục cho những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt. Tôi tin rằng dòng tiền sẽ sớm quay trở lại với những nhóm cổ phiếu tăng trưởng tốt, có giá trị bền vững.

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội: Để hạn chế rủi ro, nhà đầu tư cần phân bổ dòng tiền đầu tư 1 cách rõ ràng và có kỷ luật. Ví dụ, nhà đầu tư có thể dành 60% lượng tiền để đầu tư dài hạn, 40% đầu tư ngắn hạn. Trong 40% ngắn hạn có thể dành 10% để "lướt sóng" các cổ phiếu nóng, thị giá nhỏ. Nếu phân bổ hợp lý thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể tránh được rủi ro, đảm bảo an toàn cho danh mục.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco: Dòng tiền chảy sang nhóm UPCoM tạo ra nhiều cơ hội đầu tư nhưng cũng phát sinh nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với nhà đầu tư. Tại sàn UPCoM biên độ giá lên tới /- 15% và cơ bản sẽ là "high risk, high return", đặc biệt là với các nhóm penny thị giá thấp. Đây là nhóm sẽ có dòng tiền đầu cơ hoạt động mạnh, và không loại trừ việc nhiều cổ phiếu có dấu hiệu thao túng giá.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco  

Do vậy, nhà đầu tư nên xác định rõ khẩu vị đầu tư của mình để có mức phân bổ phù hợp, trong đó việc bảo toàn vốn nên được ưu tiên. Ngoài ra cũng cần lưu ý những cổ phiếu trước đây không có thanh khoản, tuy nhiên đã có mức thanh khoản tăng mạnh các phiên gần đây. Trường hợp mua đúng tại vùng giá đỉnh thì sẽ có nguy cơ khó thoái vốn và gây thiệt hại lớn.

Cổ phiếu bất động sản vẫn tiếp tục "nổi sóng" và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt dù đã tăng nóng trong thời gian qua. Ông đánh giá như thế nào về nhóm cổ phiếu này trong thời gian tới?

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô & Thị trường Công ty chứng khoán BIDV (BSC): Đà tăng của cổ phiếu bất động sản đến từ hai yếu tố, thứ nhất là kỳ vọng về gói hỗ trợ của Chính Phủ trong thời gian tới, thứ hai là lo ngại xu hướng lạm phát sẽ quay trở lại. Theo đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng cổ phiếu bất động sản tiềm năng trong bối cảnh lạm phát.

Tuy nhiên, không phải cổ phiếu của doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực tài chính, quy mô quỹ đất hay dự án để trở thành cổ phiếu tiềm năng. Trong thời gian ngắn hạn, nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn có thể có xu hướng đi lên vì chưa gặp lực cản gì để có thể đảo chiều.

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI): Trong thời gian ngắn hạn, dòng tiền có thể sẽ có sự chuyển dịch từ nhóm cổ phiếu tăng nóng như bất động sản sang những nhóm có nền giá thấp như ngân hàng, thép. Trong câu chuyện đầu cơ rất khó có thể dự đoán đỉnh của một "con sóng" ngành, song nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng, phân tích kỹ từng doanh nghiệp trong ngành.

Đối với những doanh nghiệp bất động sản không có nền tảng cơ bản mà "ăn theo" sóng ngành có khả năng sẽ chịu áp lực chốt lời lớn, thậm chí phân phối đỉnh trong tuần tới.

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội: Nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn có thể tiếp tục duy trì đà tăng trong tuần tới do dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu quan trở lại nhóm ngân hàng. Ngoài ra, bất động sản vẫn đang duy trì được nhiều câu chuyện đầu tư tốt, hấp dẫn nhà đầu tư khi mà giá bất động sản không giảm, phản ánh nhu cầu thị trường vẫn cao.

Một yếu tố thuận lợi nữa là Chính phủ chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư công mạnh hơn trong thời gian tới. Thị trường bất động sản qua đó cũng sẽ được hưởng lợi từ cú hích này. Ngoài ra, quý 4 thường là mùa hạch toán ghi nhận doanh thu các dự án bất động sản, điều này sẽ tác động tích cực cho đà tăng của nhóm cổ phiếu này.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco: Tôi vẫn đánh giá tích cực đối với nhóm này trong tuần tới, nhưng sẽ có sự phân hóa chứ không tăng chung toàn ngành. Áp lực chốt lời có thể diễn ra, nhưng sẽ nhanh chóng được hấp thụ và trở lại nền giá cũ.

Ngành bất động sản là một trong những ngành được hưởng lợi nhất trong môi trường lãi suất hiện tại, cũng như các chính sách hỗ trợ nền kinh tế của chính phủ. Ngay cả áp lực lạm phát có diễn ra trong năm 2022 thì thực tế chứng minh bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn.

Tuy nhiên, cần lưu ý không phải "nước nổi bèo nổi", chỉ những doanh nghiệp có quỹ đất lớn, khả năng triển khai dự án tốt mới thực sự là những cơ hội đầu tư, trường hợp ngược lại sẽ mang yếu tố đầu cơ là chính với mặt bằng giá hiện tại.

Bên cạnh sự trỗi dậy của cổ phiếu ngân hàng trong phiên cuối tuần, hàng loạt "nhân tố mới" trong nhóm than, xi măng, bán lẻ cũng đồng loạt bứt phá. Dưới góc nhìn chuyên gia, ông dự đoán dòng tiền sẽ đổ về ngành nào trong tuần tới?

Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT: Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ lệ tiền mặt lớn có thể xem xét giải ngân vào một số nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ xu hướng phục hồi của nền kinh tế và vẫn còn dư địa tăng giá như tiêu dùng, bán lẻ, điện.

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô & Thị trường Công ty chứng khoán BIDV (BSC): Sau một thời gian bị thị trường "bỏ quên", nhóm ngành tiêu dùng đang có dư địa tăng trưởng tốt khi nền kinh tế mở lại hoạt động tiêu dùng sẽ được mở rộng hơn.

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI): Ngành ngân hàng, hoá chất, phân có thể sẽ hút dòng tiền trong thời gian tới bởi kinh doanh tăng trưởng tốt, giá cổ phiếu đã có sự điều chỉnh hợp lý.

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội: Nhóm ngân hàng, nông nghiệp thực phẩm, bán lẻ là những nhóm ngành có khả năng sẽ thu hút được dòng tiền bởi những nhóm này chưa tăng nhiều trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco: Tôi dự báo 3 nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản sẽ tiếp tục khởi sắc và là động lực tăng trưởng của thị trường. Ngoài ra những câu chuyện về đẩy mạnh đầu tư công, đẩy mạnh xuất khẩu vẫn sẽ là những đề tài được thảo luận sôi nổi các tháng cuối năm, một số ngành kỳ vọng sẽ hút dòng tiền là xi măng, hóa chất, thủy sản.


Tin nhanh chứng khoán ngày 7/7: VN Index vượt 1.400 điểm với sự dẫn dắt từ nhóm ngân hàng và chứng khoán
Tin nhanh chứng khoán ngày 7/7: VN Index vượt 1.400 điểm với sự dẫn dắt từ nhóm ngân hàng và chứng khoán
07/07/2025 Chứng khoán

Thị trường khởi động tuần mới đầy hứng khởi khi VN Index bứt phá hơn 15 điểm, chính thức vượt mốc 1.400 điểm. Dòng tiền vào mạnh mẽ,...

Khối ngoại trở lại mua ròng, tín hiệu gì cho chứng khoán Việt Nam?
Khối ngoại trở lại mua ròng, tín hiệu gì cho chứng khoán Việt Nam?
07/07/2025 Chứng khoán

Sau hơn một năm bán ròng liên tục, khối ngoại đã trở lại mạnh mẽ với giá trị mua ròng hơn 5.200 tỷ đồng chỉ trong một tuần...

Chứng khoán tiệm cận đỉnh cũ 1.400 điểm, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn gia tăng
Chứng khoán tiệm cận đỉnh cũ 1.400 điểm, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn gia tăng
07/07/2025 Chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng về vùng đỉnh lịch sử với tâm thế thận trọng. Dù dòng tiền vẫn lan tỏa tích cực, nhưng rủi ro kỹ thuật và tâm lý FOMO...

Chứng khoán tuần mới (từ 7 đến 11/7): Đã thấy 'gió Đông'?
Chứng khoán tuần mới (từ 7 đến 11/7): Đã thấy "gió Đông"?
07/07/2025 Chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua khởi đầu khá tích cực khi thông tin sơ bộ về mức thuế đối ứng của Việt Nam đối với Mỹ xuất hiện...

Everland bị xử phạt hơn 660 triệu đồng và buộc khắc phục vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Everland bị xử phạt hơn 660 triệu đồng và buộc khắc phục vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
07/07/2025 Chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành hai quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Everland...

Nhận định phiên giao dịch ngày 07/7: VN Index đứng trước thử thách lớn tại vùng 1.400 điểm
Nhận định phiên giao dịch ngày 07/7: VN Index đứng trước thử thách lớn tại vùng 1.400 điểm
07/07/2025 Chứng khoán

VN Index tiếp tục giữ đà tăng trong phiên cuối tuần qua nhờ lực đẩy từ nhóm cổ phiếu trụ và thị trường đang tiến gần vùng kháng cự quan trọng...

Nhận định phiên giao dịch ngày 04/7: Cơ cấu danh mục, tránh mua đuổi
Nhận định phiên giao dịch ngày 04/7: Cơ cấu danh mục, tránh mua đuổi
04/07/2025 Chứng khoán

Thị trường ngày 3/7 đánh dấu sự đứt mạch tăng liên tiếp của VN Index khi chỉ số quay đầu giảm điểm nhẹ trong bối cảnh thanh khoản tăng vọt...

Cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh bị cắt margin do vi phạm thuế
Cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh bị cắt margin do vi phạm thuế
03/07/2025 Chứng khoán

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa đưa cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch...

Nhận định phiên giao dịch ngày 03/7: Thị trường tiệm cận vùng 1.400 điểm, chiến lược thận trọng cần được ưu tiên
Nhận định phiên giao dịch ngày 03/7: Thị trường tiệm cận vùng 1.400 điểm, chiến lược thận trọng cần được ưu tiên
03/07/2025 Chứng khoán

Phiên giao dịch ngày 2/7 ghi nhận sự lan tỏa mạnh mẽ của dòng tiền vào nhóm midcap và chứng khoán, giúp VN Index duy trì đà tăng và tiệm cận vùng kháng cự...

Vì sao Chứng khoán Việt bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng?
Vì sao Chứng khoán Việt bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng?
02/07/2025 Chứng khoán

Một loạt sai phạm trong hoạt động tài chính, quản trị và tuân thủ pháp luật đã khiến Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt...

Nhận định phiên giao dịch ngày 02/7: Thị trường trước ngưỡng nhạy cảm - Cơ hội tích lũy hay rủi ro “bull-trap”?
Nhận định phiên giao dịch ngày 02/7: Thị trường trước ngưỡng nhạy cảm - Cơ hội tích lũy hay rủi ro “bull-trap”?
02/07/2025 Chứng khoán

Sau nhịp tăng mạnh kéo dài từ giữa tháng 6, thị trường đang có dấu hiệu bước vào vùng giằng co với độ biến động lớn. VN Index tiếp tục tăng nhẹ nhưng dòng tiền...

Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm
01/07/2025 Chứng khoán

Khởi động tháng 7, thị trường được dự báo tiếp tục duy trì trạng thái tích cực nhờ đà tăng ổn định từ phiên cuối tháng 6. Tuy nhiên, khi chỉ số VN Index dần...

Chứng khoán tuần mới (từ 30/6 đến 4/7): Vượt đỉnh, chờ tin?
Chứng khoán tuần mới (từ 30/6 đến 4/7): Vượt đỉnh, chờ tin?
30/06/2025 Chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã khép lại tuần giao dịch cuối cùng của tháng 6 với diễn biến hết sức tích cực. VN-Index tiếp tục lập đỉnh mới, đóng cửa tại 1.371 điểm,...

HOSE chính thức “gật đầu” cho TAL của Taseco Land chuyển sàn
HOSE chính thức “gật đầu” cho TAL của Taseco Land chuyển sàn
30/06/2025 Chứng khoán

HOSE chính thức chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL của Taseco Land. Doanh nghiệp cũng chốt lịch trả cổ tức tiền mặt 15% cho cổ đông vào cuối tháng 7 tới...

Nhận định phiên giao dịch ngày 30/6: Tăng nhưng thanh khoản thấp, VN Index đối mặt thử thách mới ở vùng kháng cự cứng
Nhận định phiên giao dịch ngày 30/6: Tăng nhưng thanh khoản thấp, VN Index đối mặt thử thách mới ở vùng kháng cự cứng
30/06/2025 Chứng khoán

Sau khi có tuần tăng điểm tích cực, VN Index đang tiến dần đến vùng kháng cự mạnh quanh 1.380–1.400 điểm. Dù xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về phía tích cực...

Nhận định phiên giao dịch ngày 27/6: Thị trường chờ động lực bứt phá mới?
Nhận định phiên giao dịch ngày 27/6: Thị trường chờ động lực bứt phá mới?
27/06/2025 Chứng khoán

Phiên giao dịch ngày 26/6 khép lại với diễn biến giằng co và giảm điểm nhẹ, cho thấy tâm lý thận trọng vẫn bao trùm thị trường....

Nhận định phiên giao dịch ngày 26/6: Tích lũy trước bứt phá hay điều chỉnh ngắn hạn?
Nhận định phiên giao dịch ngày 26/6: Tích lũy trước bứt phá hay điều chỉnh ngắn hạn?
26/06/2025 Chứng khoán

Thị trường trong phiên 25/6 thể hiện sự thận trọng khi chỉ số VN Index gần như đi ngang, thanh khoản duy trì ở mức cao nhưng suy giảm đáng kể so với những phiên...

Công ty Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam bị phạt 745 triệu đồng do hàng loạt vi phạm trong hoạt động chứng khoán
Công ty Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam bị phạt 745 triệu đồng do hàng loạt vi phạm trong hoạt động chứng khoán
25/06/2025 Chứng khoán

Ngày 20/6/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 312/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với Công ty Cổ phần...

Nhận định phiên giao dịch ngày 25/6: VN Index tiến sát vùng cản mạnh, nhà đầu tư nên giữ 'kỷ luật' giao dịch
Nhận định phiên giao dịch ngày 25/6: VN Index tiến sát vùng cản mạnh, nhà đầu tư nên giữ "kỷ luật" giao dịch
25/06/2025 Chứng khoán

Sau phiên tăng mạnh ngày 24/6 với thanh khoản đạt đỉnh nhiều tuần, thị trường bước vào phiên 25/6 với kỳ vọng tiếp tục xu hướng tích cực...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance