VnFinance
Thứ sáu, 17/11/2023, 18:00 PM

Hà Nội điểm tên danh nghiệp chậm đóng bảo hiểm tháng 10, có doanh nghiệp nợ tới hơn 55 tỷ đồng

Mới đây, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội đã công bố danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghệp (BHTNLĐ-BNN) tháng 10 2023.

Có doanh nghiệp chậm đóng đến hơn 55 tỷ đồng

Theo danh sách, trên địa bàn Hà Nội có đến 54.139 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH dao động từ 1 tháng đến 190 tháng. Trong đó, doanh nghiệp chậm đóng BHXH số tiền cao nhất lên đến hơn 55 tỷ đồng và thấp nhất là hơn 1 triệu đồng.

Theo danh sách có 54.139 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH dao động từ 1 tháng đến 190 tháng. Trong đó, doanh nghiệp chậm đóng BHXH số tiền cao nhất lên đến hơn 55 tỷ đồng, thấp nhất là hơn 1 triệu đồng.
Theo danh sách có 54.139 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH dao động từ 1 tháng đến 190 tháng. Trong đó, doanh nghiệp chậm đóng BHXH số tiền cao nhất lên đến hơn 55 tỷ đồng, thấp nhất là hơn 1 triệu đồng.
 

Đáng chú ý, trong danh sách này thì Công ty Cổ phần Anh ngữ APAX (địa chỉ tại Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội) tiếp tục giữ top 1 đơn vị chậm đóng BHXH với số tiền lên đến hơn 55 tỷ đồng và thời gian chậm đóng là 44 tháng. Không chỉ tại Hà Nội, chi nhánh công ty cổ phần anh ngữ Apax đóng tại quận 3 TP HCM cũng đang chậm đóng BHXH đến tháng thứ 44 với số tiền gần 30,5 tỷ đồng.

Ở vị trí số 2 Công ty Cổ phần LILAMA3 (Số 86 đường Tân Xuân, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) chậm đóng 107 tháng, số tiền chậm là hơn 40 tỷ đồng. Ở vị trí thứ ba là Công ty TNHH May mặc XK VIT Garment (Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội), chậm đóng 40 tháng, với số tiền gần 34 tỷ đồng.

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến ngày 31/5/2023, tổng số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi là 15.848 tỷ đồng, chiếm 3,3% số tiền phải thu.

Tiếp theo các doanh nghiệp bị BHXH Hà Nội "réo tên" là: Công ty Cổ phần cầu 12 (Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội), chậm đóng 78 tháng, hơn 29 tỷ đồng; Chi nhánh Công ty Cổ phần ôtô Xuân Kiên VINAXUKI - Nhà máy sản xuất ôtô số 1 Mê Linh, Hà Nội (P501, tòa nhà Viglacera, số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) chậm đóng 136 tháng, hơn 24,4 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Sông Đà 6 (Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội) chậm đóng 41 tháng, 21 tỷ đồng;

Công ty CP Cơ Khí Xây Dựng 121 - CIENCO1 (số 2 đường Ngọc Lâm, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) chậm đóng 119 tháng, 20 tỷ đồng; Công ty cổ phần sữa Hà Nội (Km 9, Bắc Thăng Long Nội Bài, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội) nợ 34 tháng với số tiền hơn 19,88 tỷ đồng; Công ty CP 116 - CIENCO 1 (Số 2 phố Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội) nợ 151 tháng, số tiền chậm là 19,56 tỷ đồng...

Đáng chú ý, có một doanh nghiệp chậm đóng BHXH tới 191 tháng là Công ty CP LISOHAKA (trụ sở Tầng 4 tòa nhà GAMI 11 Phạm Hùng, Nam Từ liêm) với số tiền chậm là hơn 7 tỷ đồng.

Cũng theo BHXH TP Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến nay, tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn chưa giảm. Việc doanh nghiệp chậm đóng, nợ đóng BHXH là vi phạm pháp luật BHXH. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và cuộc sống của người lao động, mà còn gây khó khăn cho cơ quan BHXH khi giải quyết các chế độ BHXH, gây ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với:

Người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN.

Bên cạnh đó, tại Khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/20222/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng

Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội

Như quy định nêu trên, cá nhân khi có hành vi chậm đóng BHXH sẽ bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền đóng BHXH bắt buộc nhưng không quá 75 triệu đồng. Ngoài ra, còn phải nộp lại số tiền chậm nộp và tiền lãi chậm nộp.

Công ty chậm đóng bảo hiểm, người lao động chịu thiệt hại nặng nề

Mới đây tại Hội thảo “Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng BHXH bắt buộc”, chị Nguyễn Thị Huyền, Quản đốc Phân xưởng may Nhà máy Dệt kim Haprosimex (Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex) chia sẻ từ tháng 1/2017, công ty nợ BHXH của gần 500 công nhân. Và tính đến trước tháng 3/2023, số tiền Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex nợ BHXH của người lao động là hơn 15 tỷ đồng.

“Do công ty không đóng BHXH, BHYT nên nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản mặc dù con của họ đã lớn. Thậm chí có 2 trường hợp người lao động chẳng may tử vong trước đó nhiều năm nhưng đến trước tháng 3/2023, gia đình họ vẫn chưa nhận được chế độ tử tuất. Do không chấm dứt hợp đồng lao động nên không xin được việc làm ổn định dù có tay nghề, người lao động phải đi làm thuê tại các xưởng gia công hoặc các công việc thời vụ như rửa bát thuê, xe ôm… để có tiền trang trải cuộc sống”, chị Huyền cho biết.

Để giải quyết vấn đề này, ròng rã 6 năm liền, người lao động đã tìm gặp các lãnh đạo công ty qua các thời kỳ trước và sau khi cổ phần hóa nhưng câu trả lời mà người lao động nhận được là: “Doanh nghiệp khó khăn, chưa có tiền chi trả cho người lao động”. Từ việc BHXH, BHYT của người lao động bị nợ nên dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của những người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước sức ép từ công nhân lao động, từ các cơ quan chức năng, từ tháng 4/2023 đến nay, phía Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex mới xử lý dứt điểm khoản nợ BHXH này để trả lại quyền lợi chính đáng cho người lao động vốn được hưởng.

Chị Nguyễn Thị Huyền chia sẻ hành trình đòi quyền lợi tại Hội thảo "Hoàn thiện về quy chế pháp luật bảo vệ quyền lợi lao động bị nợ BHXH" do Tổng liên đoàn Lao động việt Nam cùng Báo Lao động tổ chức ngày 21/7. Ảnh: Nguyễn Hải/LĐ
 

Theo các cơ quan chức năng, tình trạng nợ BHXH, chậm đóng BHXH như của Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex không phải là ít gặp. Theo số liệu thống kê của cơ quan BHXH, số tiền chậm đóng BHXH tăng dần qua các năm, trong đó, số tiền chậm đóng BHXH từ 3 năm trở lên chiếm hơn 34% tổng số chậm đóng, trốn đóng BHXH. Số tiền chậm đóng BHXH khó thu có xu hướng ngày càng tăng, năm 2020 là 2.564 tỷ đồng, chiếm 22% tổng số chậm đóng BHXH, gấp 1,6 lần so với năm 2016 tương ứng tăng 1.000 tỷ đồng; số đơn vị chậm đóng, trốn đóng là 9.263 đơn vị; số lao động bị ảnh hưởng là trên 62.654 lao động.

Đồng chí Phan Nghiêm Long (Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) phân tích: Khi người sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng BHXH sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với người lao động như không nhận được trợ cấp thất nghiệp; không được cơ quan BHXH chi trả các chế độ như ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất; không thể chốt được sổ BHXH kể cả khi đã chuyển đến làm việc ở nơi khác... Hệ lụy này còn tác động đến gia đình của người lao động và cả xã hội. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tăng cường các chế tài xử lý để hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

 


VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance