Khi nào Fed tăng giảm lãi suất? Quá trình Fed tăng giảm lãi suất từ năm 2000 tới nay?
Fed - Cục dự trữ Liên Bang Mỹ được xem là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, đây chính là nơi được in tiền USD và cũng là nơi duy nhất quyết định mức tăng giảm lãi suất của đồng USD - đồng tiền chủ chốt trong nền thương mại quốc tế hiện nay.
Vị thế quyền lực của Fed
![]() |
USD là đồng tiền chủ chốt trong nền thương mại quốc tế hiện nay. Hầu hết các hoạt động xuất nhập khẩu đều sử dụng USD như đơn vị chuẩn để thanh toán.
Fed - Cục dự trữ Liên Bang Mỹ được xem là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, đây chính là nơi được in tiền USD và cũng là nơi duy nhất quyết định mức tăng giảm lãi suất của đồng USD.
Các chính sách tiền tệ của Fed không những chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng rất nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Lãi suất quỹ liên bang là một công cụ Fed sử dụng để kiểm soát tăng trưởng kinh tế Mỹ và là chuẩn mực cho lãi suất thẻ tín dụng, thế chấp, vay ngân hàng và nhiều thứ khác.
Mức lãi suất này sẽ làm nền tảng và bất kỳ thay đổi nào đều gây ra biến động đáng kể trên thị trường tài chính, đặc biệt là đồng đô la Mỹ.
Khi nào Fed tăng giảm lãi suất?
![]() |
Tỷ lệ lạm phát gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả các dịch vụ hàng hoá, việc giữ cho lạm phát ở mức ổn định 2% là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Fed. Lạm phát được xem là yếu tố quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến việc cân nhắc thay đổi lãi suất Fed nhằm mục đích định hướng nền kinh tế đi theo các mục tiêu cụ thể như bình ổn giá cả và gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động.
Fed có thể tăng lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng cao. Từ đó làm giảm lượng tiền cho vay từ các ngân hàng, đồng thời cũng làm giảm nhu cầu vay vốn và nhu cầu tiêu dùng của mọi người. Việc này còn làm cho nợ tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn làm người dân giảm chi tiêu đồng thời giảm nhu cầu và đưa giá hàng hoá dịch vụ xuống thấp.
Ngược lại, trong trường hợp lạm phát giảm thể hiện xu hướng giảm chi tiêu của người dân là dấu hiệu của việc kinh tế suy thoái. Khi đó, Fed sẽ cân nhắc hạ lãi suất nhằm kích thích các hoạt động kinh tế phát triển. Việc lãi vay thấp làm các khoản vay rẻ hơn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng làm kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
Quá trình Fed tăng giảm lãi suất từ năm 2000 tới nay?
Điểm lại những sự kiện của kinh tế tài chính khi Fed tăng giảm lãi suất từ năm 2000 tới nay để thấy rõ những tác động đến kinh tế thế giới và một số dự báo cho thời gian tới.
- Nổ bong bóng Dotcom 2000
![]() |
Bong bóng dotcom giúp kinh tế Mỹ thịnh vượng một cách thần kỳ trong giai đoạn 1995 - 2000, nhưng cũng là nguyên nhân khiến nền kinh tế này nhanh chóng rơi vào suy thoái khi nó “phát nổ”.
Tháng 1/2001, một năm sau khi bong bóng thị trường chứng khoán dotcom tan vỡ, hoạt động kinh tế suy yếu và Fed đã cắt giảm lãi suất xuống 6% từ mức 6,5% được duy trì từ tháng 5/2000. Sau đó Fed liên tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Đến tháng 11/2001, lãi suất của Fed về còn 1,75%.
Tháng 11/2002, sau 11 tháng với lãi suất cơ bản ở mức 1,75%, Fed cắt giảm lãi suất xuống 1,25% để hỗ trợ quá trình phục hồi chậm chạp sau cuộc suy thoái năm trước.
Tháng 6/2003, lo lắng rằng lạm phát quá thấp, Fed đã hạ lãi suất xuống 1%, một mức thấp kỷ lục khác, từ mức 1,25% được duy trì trong 7 tháng.
- Chu kỳ Fed tăng lãi suất 2004 - 2007
Năm 2003, Fed tăng lãi suất lên 2.5% và đến năm 2004 lên đến 5.5%. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất dưới chuẩn bùng nổ với ước tính thiệt hại khoảng 1,200 tỷ đô, nhưng Fed đã bí mật in 16,000 tỷ đô cùng với 4,000 tỷ đô ngân sách của các quốc gia được huy động để cứu trợ ngân hàng.
Sự cứu trợ hào phóng này đã chuyển nợ tư thành nợ công và làm tăng thêm nợ nần của các quốc gia châu Âu, biến các quốc gia này thành con nợ của Mỹ.
Tăng trưởng nóng, bong bóng nợ bị thổi phồng nhờ lãi suất thấp đến một lúc thúc đẩy lạm phát tăng. Để hạ nhiệt nền kinh tế, Fed lại đảo chiều chính sách lãi suất. Ngày 10/5/2006, Fed tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 16 kể từ tháng 6/2004 thêm 0,25% lên 5,00% - mức cao nhất kể từ tháng 4/2001.
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008: 140 ngân hàng phá sản 2008 – 2009
![]() |
Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2007-2008, bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Theo thống kê, 140 ngân hàng đã phá sản trong 2 năm 2008 - 2009.
Tháng 9/2007, một cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng diễn ra và đe dọa làm chệch hướng nền kinh tế, khiến Fed phải cắt giảm lãi suất xuống 4,75% từ mức 5,25% được duy trì trong một năm.
Tháng 10/2008, cuộc khủng hoảng đã trở thành cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu sau sự sụp đổ của Lehman Brothers.
Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản từ mức 2% được duy trì trong sáu tháng xuống 1,5%, và tiếp tục cắt giảm một lần nữa vào cuối tháng 10/2008 xuống còn 1% và sau đó lại cắt giảm vào tháng 12 xuống gần bằng 0, mức lãi suất này duy trì trong bảy năm.
- Chu kỳ FED tăng lãi suất 2016 - 2019
![]() |
Ngày 16/12/2015, Fed công bố tăng lãi suất cơ bản 0.25% và có kế hoạch tăng lên 3.25% đến năm 2020. Khác với các chu kỳ trước, FED đã kéo dài thời gian tăng lãi suất của chu kỳ này lên tới 4 năm.
Trong giai đoạn 2016 và đầu 2017, FED đã trì hoãn lịch trình tăng lãi suất với lý do để chờ đợi sự hồi phục kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, thực chất là bởi giai đoạn này các nước lớn như Nhật Bản, Anh và khu vực Euro đang ồ ạt đưa ra các gói kích thích, phá giá đồng nội tệ để đối phó với chính sách USD rẻ của Fed.
Tương kế tựu kế, một mặt Fed công bố kế hoạch tăng lãi suất, mặt khác vẫn bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu, làm tăng số nợ của các quốc gia trước khi tăng lãi suất cao để thu lời về Mỹ.
Điểm khác biệt nữa ở chu kỳ này là khi Tổng thống mới của Mỹ Donald Trump lại ráo riết thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch và tái công nghiệp hóa nước Mỹ. Chu kỳ tăng lãi suất này đã đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho Mỹ so với các chu kỳ trước và cũng đặt ra nhiều thách thức hơn cho kinh tế thế giới.
Tháng 7/2019, bảy tháng sau khi kết thúc chu kỳ thắt chặt vào tháng 12/2018, Fed đã quyết định giảm lãi suất 25 điểm cơ bản xuống phạm vi từ 2% đến 2,25% trước những tác động của sự phát triển toàn cầu đối với triển vọng kinh tế cũng như áp lực lạm phát giảm nhẹ.
Tháng 3/2020, đại dịch Covid-19 buộc nền kinh tế Mỹ phải đóng cửa và nhanh chóng khiến hơn 20 triệu người mất việc. Fed đã cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản xuống phạm vi từ 1% đến 1,25%. Chưa đầy hai tuần sau, Fed giảm lãi suất xuống gần bằng 0 và duy trì ở mức này cho đến tháng 3/2022.
- Lần tăng lãi suất của Fed từ 2022 tới nay
Trong giai đoạn từ 2012 - 2020, lạm phát của Mỹ vẫn luôn ở quanh ngưỡng 2%. Nhưng kể từ giai đoạn hậu Covid-19, tỷ lệ lạm phát từ 4.02% năm 2021 đã tăng mạnh lên 6.26% vào năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng lên 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trở thành mức tăng cao nhất trong vòng 39 năm.
Mọi chi phí tại Mỹ đều tăng chóng mặt, như giá thực phẩm tăng 6,4%, giá năng lượng (xăng và điện) tăng hơn 33%. Trước tình hình này, FED cần tăng lãi suất ngay để giảm thiệt hại cho người tiêu dùng và nền kinh tế, đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%.
Chiến dịch tăng lãi suất bắt đầu từ tháng 3/2022 khi lãi suất đã tăng từ con số 0 lên 5,0 - 5,25%, với 10 lần tăng liên tiếp. Ngày 26/7/2023, Fed tăng lãi suất thêm 0,25%/năm, nâng lãi suất chính sách lên 5,25 - 5,5%/năm, cao nhất trong vòng 22 năm.
![]() |
Chỉ trong 11 tháng FED tăng tới 450 điểm cơ bản tương đương với 4,5%, tốc độ mạnh chưa từng có trong nhiều thập kỷ, một lần nữa thách thức khả năng chịu đựng của khối bong bóng tài sản tài chính được bơm phồng bằng đầu cơ do lãi suất rẻ trong 13 năm qua.
Tài sản nào đầu cơ nhiều, đặc tính đầu cơ lớn, cách xa giá trị thật sẽ dễ vỡ đầu tiên. Tiền ảo (tiền kỹ thuật số hoặc tiền mã hoá) vỡ bong bóng đầu tiên.
Đi theo sự sụp đổ của tiền ảo chính là các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư ưa thích mạo hiểm, từ dòng tiền gửi tới dòng vốn đầu tư.
Ba ngân hàng First Republic Bank, Silicon Valley Bank và Signature Bank đã sụp đổ trong tháng 3/2023. Tiếp đến là ngân hàng Thụy Sĩ là Credit Suisse gặp khủng hoảng, cổ phiếu Deutsche Bank của Đức bị bán tháo diện rộng.
BIC chi trả hơn 1,4 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng BIDV
Ngày 27/03/2025, tại Trụ sở BIDV Thanh Xuân (Hà Nội), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) tổ chức lễ chi trả quyền lợi bảo hiểm Tai nạn và sức khỏe con người (BIC Bình...
Điểm tin ngân hàng ngày 29/3: Dự báo nợ xấu có thể tăng nhẹ trong năm 2025
Agribank bất ngờ hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm; Năm 2025, Nam A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng; Kiểm soát chặt dòng vốn 2,5 triệu tỷ đồng vào bất động...
Cảnh giác với những hình thức tấn công, lừa đảo bằng mã QR
Hiện nay, mã QR đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống nhờ tính tiện lợi, tuy nhiên, chính điều này lại khiến người dùng dễ rơi vào bẫy của tội phạm mạng.
Giá vàng lại vượt 100 triệu đồng
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng không ngừng vào cuối tuần trong bối cảnh cùng giá vàng thế giới tăng mạnh.
Điểm tin ngân hàng ngày 28/3: Vietcombank xác lập kỷ lục mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam
VIB đặt mục tiêu lợi nhuận 11.000 tỷ đồng năm 2025; Agribank đấu giá khoản nợ gần 134 tỷ đồng của chủ nhà hàng nổi Elisa; Phát hành gần 10.700 tỷ đồng trái phiếu doanh...
VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Với quy mô lên đến 60.000 tỷ đồng và mức lãi suất vay đặc biệt hấp dẫn, gói Lãi suất vàng hứa hẹn sẽ là bệ đỡ chắp cánh cho thành công doanh nghiệp xuất...
Ngân hàng đua nhau chia cổ tức “khủng” bằng cổ phiếu
Mùa đại hội đồng cổ đông sắp đến, kế hoạch trả cổ tức của các ngân hàng đang là tâm điểm chú ý của giới đầu tư. Năm 2025, nhiều ngân hàng dự kiến chia...
Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng miếng SJC duy trì trạng thái đi ngang tại 98,4 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tiếp tục tăng vượt vàng miếng gần 1 triệu đồng, lên mốc 99 triệu đồng/lượng.
Điểm tin ngân hàng ngày 27/3: Điều chỉnh dự báo tỷ giá USD/VND do thay đổi kinh tế toàn cầu
Thương hiệu MB được định giá đạt gần 1,6 tỷ USD; Con gái Chủ tịch Ngân hàng OCB bán gần nửa số cổ phần, thu về 500 tỷ đồng; BIDV rao bán lần 5 khoản...
Sacombank hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Hội Sinh viên Việt Nam nâng cao kiến thức tài chính số cho giới...
Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028...
Sacombank Pay nâng cấp phiên bản mới, gia tăng trải nghiệm và tiện ích cho khách hàng
Khách hàng của Sacombank nay có thể cập nhật sinh trắc học nhanh chóng và thuận tiện thông qua kết nối trực tiếp với VNeID, bên cạnh các phương thức như quét chip thẻ căn...
Lọt Top 500 nhà băng có giá trị thương hiệu cao nhất thế giới 2025, Vietcombank làm ăn ra sao?
Vietcombank tăng 6 bậc trong bảng xếp hạng ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất trên toàn cầu năm 2025. Trong năm 2024, ngân hàng này đạt lợi nhuận trước thuế ...
Vàng nhẫn áp sát 99 triệu đồng
Giá vàng đồng loạt tăng, theo đó, vàng SJC vượt ngưỡng 98 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tiến về mốc 99 triệu đồng/lượng.
Điểm tin ngân hàng ngày 26/3: SaiGonBank rao bán 4 bất động sản tại Hà Nội, giá từ hơn 1 tỷ đồng
Yêu cầu VDB tập trung thu hồi nợ vay, đặc biệt là nợ xấu kéo dài; Doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long phải vay ngoài để trả nợ ngân hàng; PGBank đặt mục...
Lãi suất tiền gửi đồng loạt giảm, khi nào lãi suất tiền vay giảm?
Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 25/2/2025 đến 18/3/2025, có 23 ngân hàng thương mại trong nước giảm lãi suất huy động (tức lãi suất tiền gửi) với mức giảm từ 0,1% đến...
Giá vàng tiếp tục giảm
Duy trì nhịp giảm liên tiếp 5 phiên, giá vàng SJC về ngưỡng 97,4 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giảm về 98 triệu đồng/lượng trước lán sóng bán tháo vàng.
Nhận lãi gấp hàng chục lần nhờ công cụ "Super Sinh Lời" trên VPBank NEO
Với "Super Sinh Lời" vừa ra mắt, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra giải pháp sinh lời một cách tự động, linh hoạt khi tiền gốc và lãi được trả về tài khoản...
Điểm tin ngân hàng ngày 25/3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn cho kinh tế tư nhân
Sau Tết, Ngân hàng bơm gần 164.000 tỷ đồng vào nền kinh tế; OCB đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng hơn 30% trong năm 2025; Nhóm có liên quan đến Beston tăng sở hữu...
Một ngân hàng giảm lãi suất lần thứ 4 trong tháng
Tính từ đầu tháng 3 đến nay, đã có 19 ngân hàng điều chỉnh lãi suất, trong đó có ngân hàng giảm lãi suất đến lần thứ 4.
Xem nhiều




