Khủng hoảng nhân sự vì dịch, doanh nghiệp vẫn băn khoăn với đề xuất để F0 đi làm
Chỉ một F0 đi làm cũng có thể sẽ lây bệnh cho cả cơ quan, xí nghiệp, dẫn đến thiếu hụt lao động trầm trọng hơn. Do vậy, việc để F0 có thể đi làm bình thường cần hết sức lưu ý.
Hết sức lưu ý việc để F0, F1 Covid-19 tình nguyện đi làm
Mới đây, Bộ Y tế đưa ra đề xuất cho người F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc có thể làm với hình thức trực tuyến, có thể chăm sóc người bệnh Covid-19 tại gia đình, cơ sở điều trị.
Đồng thời, F1 được chuyển sang theo dõi sức khỏe 10 ngày tính từ ngày phơi nhiễm (thay vì cách ly tại nhà 5 ngày), tham gia các công việc trực tiếp và trực tuyến. Người F1 đã tiêm hoặc chưa tiêm vaccine đều có thể tham gia làm việc trực tiếp và trực tuyến; nếu làm việc trực tiếp, các cơ sở sử dụng nhân lực phải bố trí khu vực làm việc riêng cho các F1.

Việc cho người thuộc diện F0, F1 có thể đi làm là một trong những đề xuất để chuẩn bị cho việc tiến tới xem Covid-19 là bệnh đặc hữu. Nhiều doanh nghiệp cho biết việc này có thể phần nào giảm những áp lực về nhân sự, tuy nhiên thực tế để triển khai cũng sẽ nhiều khó khăn và những điểm cần lưu ý.
Chia sẻ với Dân trí, Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội cho biết, ước chừng khoản 80% người lao động thuộc hệ thống này đã mắc Covid-19.
Theo bà Dung, nhiều thời điểm doanh nghiệp xảy ra "khủng hoảng" nhân sự khi số lượng nhân viên nghỉ quá nhiều. Để duy trì vận hành, có lúc hệ thống phải đóng cửa lúc 19h thay vì 22h như bình thường. Cùng với đó, nhiều ca làm việc phải chấp nhận làm 12 tiếng bởi không có người làm.
Với đề xuất của Bộ Y tế, bà Dung cho rằng tùy vào mỗi hoàn cảnh của doanh nghiệp sẽ có những quan điểm khác nhau. Chẳng hạn đối với một hệ thống bán lẻ thì đa số đều làm trực tiếp. Việc được làm việc trực tuyến cũng không giải quyết được vấn đề thông suốt của hệ thống.
"Ngay cả đối với cấp quản lý như tôi thì cũng cần phải thị sát, kiểm tra trực tiếp thì mới đảm bảo vận hành suôn sẻ được", bà Dung nói. Tuy nhiên bà cũng cho rằng không nên để người F0 làm việc vì Covid-19 vẫn là nhóm bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao, chưa kể mắc bệnh thì họ có quyền được nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe, chưa kể nếu đã ốm, mệt mỏi rồi thì chẳng ai muốn đi làm nữa.
Cũng theo vị này, nếu chủ quan, chỉ một F0 đi làm cũng có thể sẽ lây bệnh cho cả cơ quan, xí nghiệp, dẫn đến thiếu hụt lao động trầm trọng hơn. Do vậy, theo quan điểm của bà thì tiến tới việc F0 có thể đi làm bình thường cần hết sức lưu ý.
Còn với việc để F1 đi làm bình thường, bà Dung cho rằng đề xuất này hợp lý, giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu bị khủng hoảng nhân sự. "Bây giờ chúng tôi duy trì mở đến 9h nhưng chưa thể trở lại công suất như bình thường. F1 rất nhiều, họ còn phải chăm con cái, người thân bị F0. Nên nhiều người nghỉ tới hơn 20 ngày vì F1, F0", bà Dung nói.
Do vậy, bà cho rằng đề xuất nêu trên cần căn cứ vào mức độ nguy hiểm của dịch bệnh để có những phương án phù hợp. "Hiện tại bên tôi số người bị trên 80%, 40% khỏi đi làm trở lại còn 40% vẫn nghỉ. Thu ngân 20 người, nhưng bây giờ cả ngày chỉ có 8 nhân viên, rất vất vả", bà Dung cho biết.
Cần coi Covid-19 như bệnh đặc hữu, F1 được đi làm khi có xét nghiệm âm tính
Ông rần Văn Lĩnh - Chủ tịch Công ty Thủy sản Thuận Phước cho biết, công ty ông ngày nào cũng có hơn 10% số người lao động nghỉ do bị Covid-19 hoặc gia đình có người thân bị phải ở nhà chăm sóc. Mặc dù cũng gặp rất nhiều khó khăn về nhân sự song ông Lĩnh cho rằng cũng nên cân nhắc việc đưa ra quy định việc F0 có thể đi làm bình thường.
Bởi theo ông, với đề xuất người F0 làm việc trực tuyến, mặc dù công ty cho phép nhân viên tự nguyện đăng ký làm việc hoặc nghỉ ngơi nhưng nếu họ chọn nghỉ có thể lại vấp phải lo ngại bị đánh giá, hoặc có thể xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp thiếu nhân sự vẫn tìm mọi cách "ép" nhân viên đi làm dù họ là F0.
Còn với phương án F1 đi làm khu riêng, xưởng riêng thì theo ông Lĩnh là không khả thi bởi nhiều doanh nghiệp sản xuất làm theo dây chuyền. "Không thể dồn hết những này trong 1 dây chuyền được vì chuyên môn, kĩ năng, yêu cầu công việc khác nhau", ông Lĩnh cho biết.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Lĩnh cho rằng chỉ cần không cấm cản, xử phạt việc F0, F1 ra đường, đi làm là "dễ thở" hơn nhiều rồi. Việc đưa ra quy định có thể dễ dẫn đến những phát sinh, bất cập, phiền toái cho doanh nghiệp, người lao động, ông Lĩnh nêu.
Hiện nay tại một số địa phương, F1 vẫn phải nghỉ làm 5 ngày và chỉ đi làm khi có xét nghiệm âm tính. Do vậy đồng tình với phương án người F1 đi làm bình thường, nhiều doanh nghiệp cho biết quy định từ Bộ Y tế sẽ tạo sự đồng nhất ở các địa phương.
Ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty Nón Sơn cho biết, doanh nghiệp đang hoạt động rất cầm chừng. Ngoài nguyên nhân từ yếu tố thị trường thị trường khi sức mua rất yếu, ông Sơn cho biết nhân viên bị F0 rất nhiều. "Một cửa hàng nếu có một người F0 thì 2 ca dồn lại chỉ bán 1 ca, đóng cửa sớm. Còn cửa hàng nào cả 2 người bị thì sẽ đóng cửa hẳn. Trong giai đoạn này chúng tôi chỉ hoạt động khoảng 60-70% công suất", ông Tý cho biết.
Từ thực tế công ty, ông Nguyễn Ngọc Tý cho biết, nhiều nhân viên chỉ bị 3-4 hôm là khỏi, cần coi Covid-19 như bệnh đặc hữu. "Nhiều thời điểm cao trào, nếu F1 mà nghỉ ở nhà thì đóng cửa 100%", ông Tý cho biết.
Trao đổi với Dân trí, PGS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, đề xuất cho F0 không triệu chứng đi làm hoàn toàn hợp lý trong điều kiện số ca mắc Covid-19 cao như hiện nay.
"Có nhiều F0 không có triệu chứng nên họ vẫn có thể làm việc online hoặc đến chỗ làm làm việc với một số ngành nghề, vị trí công việc cụ thể. Điều này phụ thuộc vào đặc thù lao động của từng cơ quan, xí nghiệp, chứ không phải F0 nào cũng có thể đi làm", ông Phu nói.
Tuy nhiên theo chuyên gia, với F0 đi làm cần phải áp dụng triệt để các biện pháp phòng bệnh (thông điệp 5K) để không lây lan cho người khác. Bởi nếu chủ quan, chỉ một F0 có thể lây bệnh, làm cả cơ quan trở thành F0, sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt lao động. Người bệnh thì phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình. Việc này cũng cần thống nhất giữa cơ quan, doanh nghiệp với F0.
TIN LIÊN QUAN
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Xem nhiều




