Làng hương Thủy Xuân - Lưu giữ nét truyền thống xứ Huế
Nằm trên trục đường Huyền Trân Công Chúa, cách thành phố Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam là làng hương lớn nhất xứ Huế - làng hương Thủy Xuân...
Làng nghề làm hương Thủy Xuân nằm trên tuyến đường tham quan du lịch lăng Tự Đức, đồi Vọng Cảnh nên khá thuận lợi để người dân thập phương và khách du lịch biết đến làng nghề nhiều hơn.
Du khách đến tham quan làng Hương, khám phá các công đoạn làm hương bằng thủ công tại làng thích thú khi tự tay se được một cây hương, tự mình làm nên một que hương, cũng như được tìm hiểu thêm về nghề về người và cuộc sống của người dân xứ Huế.
Hương ở Thủy Xuân có mùi thơm đặc trưng và chất lượng tốt. Hầu hết người dân ở đây đều làm nghề se hương, sống bằng nghề làm hương. Nghề truyền thống của ông cha đã ăn sâu vào máu thịt của người dân làng Thủy Xuân.
Họ say mê, yêu nghề, tỉ mẩn với nghề từ sáng đến tối. Họ duy trì nghề làm hương bởi cái đam mê với nghề là chính, vì hương được làm thủ công, không dùng máy đánh nên năng suất không được nhiều như làm máy, giá thành lại rất bình dân nên lợi nhuận chỉ đủ lo bữa cơm trong ngày, thế nhưng khách đến mua hương, mua quà lưu niệm hay chỉ để xin chụp ảnh họ đều rất vui vẻ, niềm nở với nụ cười hiền hòa, thân thiện.
Ngay khi bước chân đến đầu làng, hương thơm của hương đã tỏa ngát khắp không gian. Để làm ra một cây hương thì khâu đầu tiên là khâu chọn nguyên liệu, thường gồm: Ngũ vị thuốc bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi, bạch đàn, quế… hòa với nước, trộn lại với nhau làm bột hương.
Sau đó là công đoạn làm lõi hương, lõi hương được làm từ ruột tre chẻ nhỏ đều tăm tắp, phơi nắng nhiều ngày để khô và giòn.
Tre làm lõi hương là tre già lấy từ rừng Nam Đông, Bình Điền, Phong Sơn. Bột hương trộn dẻo rồi được se quanh lõi hương, se sao cho vừa đủ mỏng, tròn thì lại đem đi phơi nắng.
Người làng Thủy Xuân vẫn lưu giữ cách làm hương truyền thống thay vì máy se hương tuy khá vất vả hơn nhưng lại dân gian, giữ gìn nét truyền thống, “hồn cốt” của nghề.
Làng hương Thủy Xuân cung cấp ra thị trường đủ các loại hương như: Hương quế, hương dầu sả, hương thơm tẩy mùi, nhang vòng, nụ trầm, nổi bật nhất là hương trầm, hương của làng không sử dụng hóa chất, chỉ dùng các loại hương liệu, nguyên liệu tự nhiên thân thiện với môi trường, sức khỏe nên có màu vàng sáng hơn các loại hương những nơi khác và mùi hương đặc trưng dễ chịu.
Ban đầu hương chỉ có màu nâu và đỏ, nhưng nay du khách sẽ dễ dàng thấy nhiều loại hương với phần chân hương đủ màu sắc: tím, vàng, xanh, hồng… xòe thành những bông hoa hương đầy màu sắc lung linh, rực rỡ trong nắng.
Không gian rực rỡ sắc màu và sự nhiệt tình, niềm nở hiếu khách của người dân nơi đây này đã làm cho du khách bị mê hoặc, trầm trồ và vỡ òa. Chỉ cần bấm máy, du khách sẽ có những hình ảnh auto lung linh như trong tạp chí.
Bây giờ người dân ở đây còn kết hợp vừa làm hương vừa kết hợp làm các sản phẩm du lịch, bán các mặt hàng lưu niệm như tranh sơn dầu, quạt, đồ thổ cẩm để thêm thu nhập, giúp cuộc sống người dân khởi sắc hơn.
Hương Thủy Xuân không chỉ cung ứng nhu cầu trong tỉnh mà còn trong cả nước cũng như xuất khẩu nước ngoài.
Làng hương Thủy Xuân đã trở thành một nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô được lưu truyền và phát triển đến tận bây giờ.
Cuối năm 2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công nhận nghề làm hương trầm Thủy Xuân là nghề truyền thống của tỉnh này. Việc công nhận nghề làm hương trầm ở Thủy Xuân là nghề truyền thống ngoài việc bảo tồn, tôn vinh một nghề thủ công truyền thống còn nhằm khuyến khích người dân làm du lịch, tạo thêm một điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
TIN LIÊN QUAN
[Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên
Đà Lạt, một thành phố với vẻ đẹp thơ mộng và bình yên luôn khiến du khách phải xao xuyến mỗi khi đến thăm.
Lễ vinh danh "Trường học hạnh phúc" 2024: Hành trình lan tỏa giá trị nhân văn và niềm vui học đường
Ngày 17/11, trong không khí vui tươi hướng tới chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Lễ vinh danh cuộc thi viết và bình chọn “Trường học hạnh phúc” năm 2024...
Khám phá những làng nghề truyền thống ở Hưng Yên
Hưng Yên với di sản văn hóa lâu đời đã gắn liền với nhiều làng nghề truyền thống. Những làng nghề hàng trăm năm tuổi vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay...
Bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới, không trồng trọt nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng chết đói
Tại châu Phi, nhiều bộ tộc người da đen vẫn giữ những thủ tục xưa cũ, vô cùng khác lạ so với thế giới hiện đại ngày nay.
[Chùm ảnh] Toàn cảnh đoạn Vành đai 2 TP HCM "dang dở" nhiều năm
Đường Vành đai 2 TP HCM có tổng chiều dài 64km, trong đó 50km đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, còn lại 14km, chia thành 4 đoạn nhiều năm vẫn chưa được khép kín.
Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở xuống cấp trầm trọng, bao giờ được xây dựng lại?
Chợ Ngã Tư Sở từng là trung tâm thương mại sầm uất của Thủ đô. Do nhiều năm không được cải tạo, đầu tư xây dựng nên chợ ngày càng xuống cấp...
Khám phá Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp mở cửa tại Hà Nội
Sau 5 năm xây dựng, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ chính thức mở cửa đón du khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí vé trong 1 tháng....
Miên man Lăng Cô
Lăng Cô - doi đất nằm miên man giữa bên sóng và bên đầm hiện lên như một bức tranh thủy mặc. Bình minh và hoàng hôn mang đến cho dải đất...
Thủ đô Hà Nội 100 năm trước như thế nào?
Hà Nội đang rộn ràng trong không khí hân hoan và tự hào khi chuẩn bị đón mừng kỉ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Ngày nay là...
Việt Nam - Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á năm 2024
Tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards 2024), Việt Nam vinh dự được gọi tên trong hạng mục giải thưởng “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á”...
[Chùm ảnh] Ngắm nhìn thị trấn cổ D'ran bên lưng đèo
Thị trấn cổ D'ran (tỉnh Lâm Đồng) vẫn còn lưu dấu tích của các công trình trăm năm gắn với lịch sử ban sơ hình thành Đà Lạt như: Đình Càn Rang, nhà ga tuyến Tháp Chàm - Đà Lạt, con đèo Ngoạn Mục...
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa 400 tuổi tại Bình Dương
Chùa Châu Thới (tỉnh Bình Dương) là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở vùng Đông Nam Bộ, với lối kiến trúc cổ kính cùng vị trí độc đáo.
Những bản làng đẹp, yên bình mà du khách có thể ghé thăm khi đến Hà Giang
Hà Giang với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, kỳ thú và con người thân thiện, với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đã và đang trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách trong, ngoài nước.
Em ơi, Hà Nội… lụt
Đài khí tượng thủy văn cảnh báo nguy cơ cao xảy ra ngập úng tại các khu đô thị, tầng hầm của một số tòa nhà khu chung cư, nhà dân, nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội với độ sâu ngập từ 0,2 - 0,5m, có nơi trên 0,5m kéo dài từ 30 - 60 phút.
Đi ngược con nước Sừng Trời
Hai bên non cao và thung sâu của con đèo Khau Phạ (tiếng Thái Khau Phạ nghĩa là Sừng Trời) vắt ngang qua huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) là những thửa ruộng bậc thang...
Hà Nội: Nhà tập thể hơn 50 năm tuổi xuống cấp trầm trọng vẫn rao bán gần 500 triệu đồng/căn
Sau hàng chục năm đưa vào sử dụng, khu tập thể Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) đã và đang xuống cấp nặng nề...
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ ảo và hùng vĩ của Vịnh Bái Tử Long
Vịnh Bái Tử Long sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ và kỳ ảo với những núi đá vôi trùng điệp, nhiều hình thù độc đáo giữa màu xanh dịu êm của biển. Cùng với đó, những giá trị địa chất địa mạo cũng như các thực vật đặc hữu đã tôn vinh vẻ đẹp nơi đây như một bức tranh thủy mặc khổng lồ.
Toàn cảnh vùng sình lầy 128ha ở thành phố Thủ Đức trước ngày thành công viên 6.400 tỷ đồng
Khu lâm viên rộng 128ha hiện là khu vực đầm lầy, dày đặc lau sậy nằm bên bờ sông Sài Gòn, ngay cạnh trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi được quy...
Mặt bằng cho thuê ở TP HCM vẫn bỏ trống nhiều dù có chuyển biến tích cực
Mặc dù thị trường mặt bằng bán lẻ trong 6 tháng đầu năm 2024 có chuyển biến tích cực khi mảng bán lẻ diễn ra sôi động, tuy nhiên nhiều mặt bằng cho thuê tại TP HCM vẫn đang bỏ trống.