Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần có cơ chế để phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá
Việc sửa đổi Luật Thủ đô trong tình hình hiện nay là rất cần thiết để tạo hành lang pháp lý thống nhất, giúp TP. Hà Nội giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, đồng thời giúp Hà Nội kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế.
Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua vào ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Sau 10 năm đi vào cuộc sống, việc thực thi các cơ chế đặc thù được luật quy định đã mang lại những kết quả tích cực trong xây dựng, phát triển Thủ đô.
Tuy nhiên, trước thực tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc, Bộ Tư pháp đang phối hợp với UBND TP Hà Nội nghiên cứu, tham mưu sửa đổi Luật Thủ đô phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
Mới đây, ngày 1/8, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội; Sở Tư pháp Hà Nội và Trường Đại học Luật Hà Nội đã đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”, với sự tham dự của 350 đại biểu.
Tại hội thảo, góp ý nhiều nội dung cụ thể về chính sách văn hóa, PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Hà Nội mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ có những quy định về cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, “vượt trước” về văn hóa, để mục tiêu “kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô” có thể trở thành hiện thực.
Cũng trong ngày 1/8, Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã làm việc với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để trao đổi, thống nhất một số nội dung liên quan đến dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Thông tin tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết, buổi làm việc đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho ý kiến tập trung vào nội dung các Điều 18, 22, 23, 24, 37, 39, 42, 43, 45, 46 của dự thảo Luật Thủ đô, liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; quản lý, bảo tồn không gian, công trình kiến trúc có giá trị văn hóa - lịch sử; bảo vệ và phát triển văn hóa, thể thao; huy động nguồn lực cho phát triển Thủ đô; ngân sách dành cho bảo vệ và phát triển văn hóa; thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa và thể thao; quản lý tài sản công và mô hình thử nghiệm có kiếm soát; thu hút đầu tư xã hội; thu hút nhà đầu tư chiến lược; ưu đãi đầu tư và một số nội dung khác có liên quan.
Đặc biệt về bảo vệ và phát triển văn hóa, thể thao (Điều 24 dự thảo Luật). Dự thảo Luật giao HĐND TP Hà Nội quy định một số nội dung như (i) phạm vi hỗ trợ, mức hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành của Trung ương theo khả năng cân đối ngân sách của TP Hà Nội đối với huấn luyện viên, vận động viên đạt giải thể thao thành tích cao, nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể; việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội đối với nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể; (ii) biện pháp khuyến khích huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, thể thao mới, tiêu biểu của Thủ đô; (iii) danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, nhà cổ công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và các giá trị văn hóa phi vật thể.
Chia sẻ về vấn đề phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội, bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết thêm, việc cụ thể hóa phát triển công nghiệp văn hóa như thế nào cần cụ thể hơn nữa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ nghiên cứu đề xuất với Ban soạn thảo có một điều riêng quy định về phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội như quy định phát triển các khu công nghệ cao, có quy định, chính sách đặc thù riêng. Đây là vấn đề lớn, nếu triển khai được ở Hà Nội thì sẽ triển khai được ở nơi khác, chi tiết cụ thể thì Bộ và Ban soạn thảo sẽ cùng nghiên cứu, trao đổi.
Kiến nghị thành lập Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Long Thành
Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai vừa kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan xem xét, phê duyệt đề án thành lập...
Cử tri Phú Thọ từng kiến nghị xây mới cầu Phong Châu, nhưng...
Trả lời cử tri Phú Thọ vào tháng 8/2022, Bộ Giao thông vận tải cho biết ghi nhận kiến nghị và sẽ quan tâm ưu tiên đầu tư khi cân đối được nguồn lực.
Tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm 2024
Tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm 2024 ghi nhận một số tín hiệu tích cực như: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng,...
Các quỹ đầu tư sẽ tác động gì đến giá khí đốt châu Âu từ nay đến năm 2025?
Quan điểm về dài hạn của các quỹ đầu tư trên thị trường khí đốt ở châu Âu đang đạt mức kỷ lục, dự kiến làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn về giá trong năm 2025.
Bão số 3 sẽ đổ bộ đất liền với cường độ rất mạnh
Đêm 6/9, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa lớn. Dự báo trong ngày hôm nay, bão đổ bộ Quảng Ninh - Thái Bình rồi quét qua toàn bộ miền Bắc nước ta với cường độ đổ bộ khoảng cấp 11-12, giật cấp 14.
Hà Nội đề xuất bán đấu giá nhà tái định cư bỏ hoang
Trước thực trạng nhiều nhà ở tái định cư bỏ hoang, Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội cho biết, đã đề xuất UBND Thành phố...
Các ngân hàng trung ương tăng gấp đôi mua vàng vào tháng 7
Ngay cả khi giá vàng lập mức cao kỷ lục mới, lượng mua ròng của các ngân hàng trung ương vẫn tăng gấp đôi lên 37 tấn vào tháng 7...
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Rà soát, tháo gỡ khó khăn,...
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm trong kỳ điều hành ngày 5/9
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 5/9/2024, giá xăng dầu bán lẻ tiếp tục giảm từ...
Hà Nội: CPI 8 tháng tăng 5,24%, nhóm giáo dục tăng cao nhất
Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Khách bay nội địa giảm mạnh trong dịp nghỉ lễ 2/9
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, trong khi lượng khách quốc tế của ngành hàng không tăng mạnh, thì khách nội địa lại giảm đến gần 16% so với cùng kỳ năm trước.
UOB nhận định về nền kinh tế và bối cảnh đầu tư của Việt Nam
Ngày 28/8, trước thềm Hội nghị “UOB Gateway to ASEAN” sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 06/9, Ngân hàng UOB đã tổ chức buổi chia sẻ nhận định về...
Chính thức: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109 2024 NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi sơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Trung Quốc lần đầu tăng “rót tiền” cho châu Phi sau 7 năm
Các tổ chức tài chính Trung Quốc đã chấp thuận các khoản vay trị giá 4,61 tỷ đô la cho châu Phi vào năm ngoái, đánh dấu mức tăng đầu tiên kể từ năm 2016, một nghiên cứu độc lập cho biết vào thứ Năm (29/8).
Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công...
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 9/2024
Loạt chính sách liên quan đến giá bán điện bình quân, quản lý tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản,...
Giải ngân các công trình giao thông vận tải: Có những dự án chỉ đạt 0%
Bộ Tài chính công khai mức giải ngân các dự án đạt 29,7% kế hoạch năm. So với nhiệm vụ Thủ tướng giao trên 95% cho thấy nửa cuối năm đầy thách thức,...
Thành phố Hồ Chí Minh: Công khai 351 doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế hơn 1.379 tỷ đồng
Chi cục Thuế khu vực quận 7 - huyện Nhà Bè (Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh) vừa có thông báo về việc công khai danh sách doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế...
WorldBank nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 từ 5,5% lên 6,1%
Với nhiều động lực tăng trưởng tuy chưa đạt mức khôi phục trước đại dịch COVID, nhưng WorldBank nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,1% trong năm 2024, khẳng định thu hút FDI sẽ tiếp tục tích cực.