Mỹ tiếp tục giáng đòn mạnh vào Trung Quốc
Cổ phiếu của các nhà mạng lớn nhất Trung Quốc sẽ bị xóa khỏi sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE).
Mỹ loại trừ cổ phiểu di động Trung Quốc trên sàn chứng khoán
Giới truyền thông cho biết, sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã giáng một đòn mạnh vào các nhà khai thác di động lớn nhất ở Trung Quốc.
Theo đó, một thủ tục đã được khởi xướng nhằm loại trừ cổ phiểu của China Telecom Corp Ltd, China Mobile Ltd - nhà khai thác lớn thứ nhất và thứ tư trên thế giới về số lượng thuê bao, cũng như China Unicom (Hong Kong) Ltd. Quyết định sẽ có hiệu lực vào ngày 11 tháng 1 này.
Lý do được đưa ra là các nhà mạng di động không đủ điều kiện để lọt vào danh sách niêm yết.
Được biết, Quốc hội Hoa Kỳ cần xem xét một dự luật mới, theo đó bất kỳ công ty nước ngoài nào, bao gồm cả Trung Quốc, đang xem xét việc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ, phải cho phép Hoa Kỳ thực hiện kiểm toán độc lập trong vòng ba năm.
Kiểm toán sẽ phải chứng minh rằng chủ thể nộp đơn không chịu sự kiểm soát của chính phủ nước ngoài. Trong trường hợp từ chối, công ty hay tổ chức đó sẽ bị cấm niêm yết trên các sàn chứng khoán của Mỹ.
Mặc dù giới truyền thông cho biết, sự hiện diện của các nhà khai thác Trung Quốc ở Hoa Kỳ là rất ít, vì vậy quyết định này có vẻ mang tính tượng trưng, nhưng hãng tin Anh Reuters lưu ý rằng, đây mới là sự khởi đầu, tiếp theo quyết định này có thể sẽ là các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn.
Trước đó, Washington đã mở rộng các hạn chế trừng phạt đối với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, đưa thêm 38 công ty con của Tập đoàn này vào "danh sách đen".
Phía Mỹ cáo buộc Trung Quốc hợp tác với các cơ quan quân sự và tình báo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời bày tỏ nghi ngờ rằng công ty này có thể theo dõi khách hàng của mình, còn công ty của Trung Quốc cho rằng, tuyên bố của Mỹ có động cơ chính trị.
Mỹ trừng phạt nhà sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc
Từ cuối năm ngoái, Mỹ đã liên tục giáng đòn vào các công ty truyền thông, viễn thông và mạng xã hội lớn của Trung Quốc như HuaWei, ByteDance (TikTok), Tencent (WeChat)…; cùng với đó là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác, nhưng bị cáo buộc là do chính phủ Trung Quốc hay Quân đội nước này kiểm soát.
![]() |
Mỹ tiếp tục giáng đòn trừng phạt vào các công ty Trung Quốc (Ảnh minh họa) |
Vào hôm 17/12, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố áp đặt các hạn chế công nghệ mới đối với nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC). Hồi đầu tháng 12, Lầu Năm Góc cũng đã đưa ra các hạn chế tương tự đối với SMIC.
SMIC được thành lập năm 2000, trụ sở chính tại Thượng Hải và có văn phòng đại diện tại Mỹ, Nhật Bản, Ý, Hồng Kông (Trung Quốc) và Đài Loan (Trung Quốc).
SMIC là một trong những công ty chủ chốt của nền kinh tế Trung Quốc, được Bắc Kinh coi là trụ cột cho sự phát triển của ngành công nghiệp vi điện tử nước này. Chương trình tương ứng của nhà nước được thiết kế cho đến năm 2025 nhằm tăng xuất khẩu của Trung Quốc, cũng như đạt được an ninh công nghệ quốc gia.
Ngoài ra, SMIC đã được nêu tên trong số các nhà cung cấp thay thế cho nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc Huawei, sau khi TSMC của Đài Loan từ chối hợp tác vì sợ Mỹ trừng phạt.
Tài liệu nêu rõ, Mỹ không hài lòng với việc công ty SMIC liên kết chặt chẽ với ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết trên trang web của mình rằng, Hoa Kỳ sẽ không cho phép công nghệ hiện đại của Mỹ giúp xây dựng lực lượng vũ trang của “một đối thủ ngày càng hung hãn" - người đứng đầu Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố trên thông cáo báo chí.
Việc SMIC bị đưa vào danh sách trừng phạt có nghĩa là các nhà cung cấp công nghệ Mỹ sẽ phải có được giấy phép đặc biệt để xuất khẩu hàng cho công ty này. Ngoài ra, việc cấp giấy phép cung cấp hàng hóa để sản xuất chất bán dẫn có độ dày từ 10 nanomet trở xuống sẽ bị từ chối theo mặc định.
Mỹ giáng đòn vào các công ty liên kết với Quân đội Trung Quốc
Hồi giữa tháng 11, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một sắc lệnh cấm các công dân và công ty Hoa Kỳ mua cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của các công ty liên kết với quân đội nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 11 tháng 1 năm 2021.
Sắc lệnh nêu rõ, Bắc Kinh đang khai thác ngày càng nhiều hơn nguồn vốn của Mỹ, các công ty liên kết với quân đội Trung Quốc đang thu thập nguồn tiền, bao gồm cả từ các nhà đầu tư Mỹ, cố gắng đưa cổ phiếu của họ tham gia các quỹ đầu tư để tìm kiếm nguồn lực.
Tài liệu của Lầu Năm Góc nêu rõ, sau đó, nguồn quỹ này sẽ được chuyển về để phục vụ tổ hợp công nghiệp - quân sự của Trung Quốc, giúp phát triển và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, tình báo và bộ máy các cơ quan đặc biệt của họ.
Điều này giúp Trung Quốc có thể đe dọa trực tiếp lãnh thổ Hoa Kỳ và các lực lượng Hoa Kỳ ở nước ngoài, bao gồm việc phát triển vũ khí tiêu diệt hàng loạt, vũ khí thông thường tiên tiến, thực hiện những hành vi phá hoại trên không gian mạng để chống lại Hoa Kỳ và người dân Hoa Kỳ.
Trong số đó, có hàng loạt công ty lớn Trung Quốc lọt vào danh sách đen vì bị coi là có quan hệ với quân đội nước này, trong đó có cả Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, nhà sản xuất chất bán dẫn SMIC, công ty Công nghệ xây dựng Trung Quốc (China Construction Technology) và công ty Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc (China International Engineering Consulting), Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương...
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Xem nhiều




