Năm 2025 sẽ kiểm toán hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
Cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán 2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu Kiểm toán Nhà nước rà soát các dự án quan trọng quốc gia, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, kiểm toán các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Cắt giảm 1 nhiệm vụ kiểm toán so với kế hoạch năm 2024
![]() |
Thực hiện chương trình Phiên họp thứ 37, chiều 23/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2024 và kế hoạch kiểm toán năm 2025 của Kiểm toán Nhà nước.
Báo cáo về thực hiện nhiệm vụ kiểm toán năm 2024, ông Ngô Văn Tuấn - Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán Nhà nước ban hành gồm 121 nhiệm vụ kiểm toán, được tổ chức thành 166 đoàn kiểm toán.
Đến ngày 30/8/2024, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức xét duyệt 109 kế hoạch kiểm toán, triển khai 100 Đoàn kiểm toán, trong đó 65 Đoàn kiểm toán đã kết thúc; hoàn thành và tổ chức xét duyệt 85 dự thảo báo cáo kiểm toán và đã phát hành chính thức 81 báo cáo kiểm toán.
Dự kiến Kiểm toán Nhà nước sẽ hoàn thành 100% kế hoạch năm 2024 theo đúng tiến độ đã đề ra, trong đó nhiệm vụ kiểm toán trọng tâm cuối năm là kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương năm 2023, trên cơ sở đó kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023 trình Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2025.
Đề cập về dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 120 nhiệm vụ (giảm 1 nhiệm vụ so với năm 2024).
Kế hoạch đề ra đảm bảo kiểm toán quyết toán ngân sách bộ, cơ quan trung ương, địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 90% số bộ, cơ quan trung ương, địa phương; kiểm toán chuyên đề, hoạt động, môi trường, công nghệ thông tin phấn đấu mục tiêu tỷ lệ 30% tổng số cuộc kiểm toán năm 2025.
Kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách 10 bộ, cơ quan trung ương, đơn vị và báo cáo quyết toán của 41 bộ, cơ quan trung ương bao gồm cả các hội, tổ chức (đạt tỷ lệ 98% - 41/42 đầu mối kiểm toán các bộ, cơ quan trung ương; năm 2024 là 83%, năm 2023 là 68%).
Kiểm toán tại 61 địa phương, trong đó kiểm toán đồng thời ngân sách địa phương và báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2023 tại 22 địa phương; kiểm toán ngân sách địa phương tại 4 địa phương và kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2023 của 35 địa phương.
Qua đó kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương của 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đạt tỷ lệ 90,5% - 57/63 địa phương, bằng mức năm 2024; năm 2023 là 83%).
Bảo đảm sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công chặt chẽ, hiệu quả
Thay mặt cơ quan thẩm tra, ông Lê Quang Mạnh - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nhất trí và đánh giá cao kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tổ chức hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2024.
![]() |
Về nguyên tắc, định hướng xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2025, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cơ bản nhất trí các nguyên tắc, định hướng xây dựng của Kiểm toán Nhà nước.
Đề nghị Kiểm toán Nhà nước bổ sung nguyên tắc, định hướng tập trung lựa chọn các nội dung trọng tâm, trọng điểm, có tác động lan tỏa bảo đảm quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, tài chính công, tài sản công chặt chẽ, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.
Đối với dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025, ông Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến thấy rằng, dự kiến kế hoạch phù hợp với yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 999/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030 (giai đoạn 2021-2030).
Tuy nhiên, năm 2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp; đồng thời nhiều địa phương phải tập trung khắc phục hậu quả rất lớn do bão lũ gây ra để phục hồi phát triển kinh tế sau bão lũ.
Theo đó, ông Lê Quang Mạnh đề nghị Kiểm toán Nhà nước tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ lưỡng công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán, cắt giảm các nhiệm vụ và các cuộc kiểm toán chưa thật sự cần thiết, trùng lặp với các kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành để bảo đảm kế hoạch kiểm toán trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, hiệu lực.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Kiểm toán Nhà nước đẩy nhanh xử lý các kiến nghị kiểm toán. Bên cạnh đó, cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chậm thực hiện kiến nghị của kiểm toán.
![]() |
Cơ bản đồng thuận với kế hoạch kiểm toán năm 2025 của Kiểm toán Nhà nước , Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu rà soát, lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm; kiểm toán phải ”đúng và trúng” nội dung; cắt giảm những nhiệm vụ không cần thiết.
Trong số các nội dung cần kiểm toán, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu Kiểm toán Nhà nước rà soát, kiểm toán các dự án quan trọng quốc gia, có số vốn đầu tư, giải ngân lớn; làm rõ hiệu quả đầu tư, kinh doanh, sử dụng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp; kiểm toán các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh giao Kiểm toán Nhà nước tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách và các cơ quan Quốc hội; hoàn chỉnh báo cáo công tác năm 2024 và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025; báo cáo Quốc hội về các kiến nghị của Kiểm toán.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách hoàn chỉnh các báo cáo thẩm tra chính thức để trình Quốc hội. Sau khi có ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có văn bản gửi Kiểm toán Nhà nước. Trên cơ sở đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ quyết định kế hoạch kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước.
TIN LIÊN QUAN
-
Công ty kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Xây dựng Hòa Bình
-
Đề xuất quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại
-
CEO Motaro kể về hành trình khởi nghiệp thần tốc: Từ ngập trong nợ nần đến doanh nghiệp 11.000 điểm bán
-
MB Capital muốn bán 2,1 triệu cổ phiếu Gas Petrolimex
-
Nhận diện tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng số ở Việt Nam và giải pháp phòng ngừa, ứng phó
-
Giá đất công nghiệp tại miền Bắc thấp hơn 20% so với miền Nam
TP. HCM sẽ có trung tâm dữ liệu 250 triệu USD
Trung tâm dữ liệu có công suất thiết kế ban đầu 30 MW, sẽ mở rộng lên 120 MW trong tương lai, phục vụ nhu cầu tính toán khổng lồ cho phát triển AI và các ngành kinh tế số.
Kinh doanh trên mạng xã hội phải nộp thuế như thế nào cho đúng luật?
Bán hàng online là kênh kinh doanh tiềm năng, người bán cần tuân thủ nghiêm túc quy định về thuế, không chỉ là nghĩa vụ, mà giúp hoạt động bền vững trong môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ.
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Xem nhiều




