Nga có thể quy đổi hàng trăm tỷ dự trữ đang nằm trong tay Trung Quốc?
Liệu Nga có thể tiếp cận số nhân dân tệ và SDR khoảng 140 tỷ USD nhân dân tệ hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình.
Con đường duy nhất để Nga có được ngoại tệ
Tính đến cuối năm 2021, Nga có khoảng 631 tỷ USD dự trữ quốc tế, trong đó có khoảng 21% là vàng được cất trong nước, 4% là quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Hầu hết số còn lại là trái phiếu và ngoại tệ ở nước ngoài, bao gồm khoảng 140 tỷ USD nhân dân tệ ở Trung Quốc.
Số tiền để ở các ngân hàng Phương Tây chắc chắn bị phong tỏa. Liệu Nga có thể tiếp cận số nhân dân tệ và SDR nói trên hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tất cả thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều được phân bổ một khoản dự trữ có tên gọi quyền rút vốn đặc biệt (SDR), tương ứng với quy mô nền kinh tế quốc gia. Những tài sản dự trữ trên có thể được quy đổi thành 5 loại tiền tệ được IMF coi là “có thể sử dụng tự do” bao gồm: USD, Euro, bảng Anh, yen Nhật và kể từ năm 2016 có thêm nhân dân tệ (CNY).
Các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt do Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu và Nhật Bản áp đặt lên Nga về cơ bản đã chặn cơ hội quy đổi với bốn loại tiền tệ đầu tiên. Điều đó khiến Trung Quốc, quốc gia không tham gia vào các lệnh trừng phạt, trở thành con đường duy nhất để Nga có được ngoại tệ mạnh.
Ông David Andrews, người đã làm việc gần một thập kỷ tại IMF cho rằng ngay cả Trung Quốc cũng có thể không sẵn lòng giúp Nga lách các lệnh trừng phạt do các đối tác lớn nhất toàn cầu đưa ra.
Ông Andrews, hiện là nhà tư vấn của Trung tâm Phát triển Toàn cầu tại Washington, cho biết: “Về cơ bản, Nga đang bị mắc kẹt với đồng SDR, trừ khi Trung Quốc ra tay. Tôi thực sự không thấy động lực để Trung Quốc giúp đỡ Nga. Không tham gia vào các biện pháp trừng phạt là một chuyện. Công khai phá vỡ chúng là một việc khác”.
Ông Eswar Prasad, một giáo sư Đại học Cornell về chính sách thương mại quốc tế, cựu quan chức IMF và nhà phân tích Trung Quốc, cho biết nếu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đồng ý với bất kỳ yêu cầu nào của Nga về việc trao đổi SDR của mình lấy nhân dân tệ, thì một giao dịch như vậy cũng chỉ có "giá trị hạn chế trong việc bảo vệ giá trị của đồng rúp (ruble) trên thị trường toàn cầu".
Nguyên nhân là đồng nhân dân tệ không dễ để mua và bán tại những nền kinh tế phát triển theo định nghĩa “có thể sử dụng tự do” của IMF. Điều này làm cho nhân dân tệ không hiệu quả trong thương mại.
Ông Prasad đề cập đến thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc: “Sẽ đơn giản hơn nếu Ngân hàng Trung ương Nga kích hoạt việc hoán đổi song phương với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và đổi đồng rúp lấy nhân dân tệ”.
Theo Bloomberg, cuộc chiến đang thử thách lời cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 2/2022 về một quan hệ “không giới hạn” với ông Putin. Phương Tây và đồng minh đang tăng cường trừng phạt và ép Bắc Kinh phải lên tiếng phản đối hành động quân sự của Nga.
Những ngày gần đây, ông Tập đang hối thúc Moscow tham gia đàm phán và Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc bỏ phiếu trống thay vì phủ quyết việc lên án cuộc tấn công.
Vào ngày 2/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị nói với người đồng cấp của mình tại Ukraine rằng Trung Quốc “đặc biệt lo lắng” cho công dân Ukraine. Điều này thể hiện rõ mong muốn của Bắc Kinh ngăn cản cuộc chiến này leo thang.
Đồng SDR được giao dịch như thế nào?
Tài sản được IMF phân bổ tương đương 4% trong 643 tỷ USD dự trữ của Nga tại thời điểm 18/2. Tổng thống Joe Biden phát biểu trong Thông điệp Liên bang rằng “quỹ chiến tranh” của Tổng thống Vladimir Putin giờ đây đã “vô giá trị”. Mặc dù vậy, theo các quan chức Mỹ và châu Âu, các lệnh trừng phạt chỉ đóng băng khoảng một nửa số dự trữ này.
Mỹ quyết tâm dùng mọi biện pháp để ngăn cản Nga thu lợi từ nguồn dự trữ của IMF, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ nói.
Ông cho biết thêm, nếu Ngân hàng Trung ương Nga có thể thu lại một trong bốn ngoại tệ lớn là USD, Euro, bảng Anh, yen Nhật bằng cách giao dịch đồng SDR thì những khoản tiền này cũng sẽ bị đóng băng do các lệnh trừng phạt.
Vị thế của Nga hiện tại tương tự như Iran do các lệnh trừng phạt vì chương trình hạt nhân. Một chuyên gia giấu tên về vấn đề Iran cho biết, chính quyền Biden chưa tìm ra bằng chứng cho thấy Iran có thể trao đổi SDR lấy nhân dân tệ từ Trung Quốc.
Bộ Tài chính Mỹ từ chối phát biểu về khả năng Iran trao đổi SDR với Trung Quốc. Ngân hàng Trung ương Nga và Trung Quốc đều không lên tiếng khi được hỏi.
Văn phòng báo chí IMF cho biết tổ chức này không quyết định việc các quốc gia sử dụng đồng SDR bởi những giao dịch sử dụng đồng tiền này được các quốc gia tự thỏa thuận.
Một người phát ngôn của IMF từ chối trả lời khi được hỏi về việc các nước khác có sẵn lòng mua SDR từ Nga hay không.
Đồng SDR được IMF phát hành thường nằm trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương, trừ trường hợp các nước tìm được đối tác để trao đổi SDR lấy các loại tiền tệ có thể sử dụng. Năm 2021, Nga đã nhận được 17,6 tỷ USD trong số 650 tỷ USD mà IMF phân bổ cho 190 nước thành viên để chống lại dịch bệnh COVID.
Một nhóm 41 hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa vào ngày 28/2 đã gửi thư tới Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen. Bức thư đã yêu cầu chính quyền ông Biden thúc giục các quốc gia thành viên của IMF đồng ý không tạo điều kiện cho giao dịch với SDR của Nga. Đồng thời bức thư cũng yêu cầu IMF không phân bổ thêm SDR cho Nga.
Một quan chức cấp cao của Chính phủ Trung Quốc ngày 2/3 tuyên bố nước này phản đối và sẽ không tham gia vào các biện pháp trừng phạt tài chính mà Mỹ và các nước đồng minh phương Tây nhằm vào Nga.
“Mọi người đều đang theo dõi xung đột quân sự gần đây, hay là cuộc chiến tranh, giữa Nga và Ukraine” – hãng tin CNBC dẫn lời ông Guo Shuqing, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc (BIRC) – phát biểu tại một cuộc họp báo. “Lập trường của Trung Quốc đã được Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ. Các chính sách quốc tế của chúng tôi là nhất quán”.
“Về các biện pháp trừng phạt tài chính, chúng tôi không ủng hộ việc đó”, ông Guo nói, nhấn mạnh rằng Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt “đơn phương”. Ông cho rằng trừng phạt như vậy sẽ không giải quyết được vấn đề và “Trung Quốc sẽ không tham gia vào các biện pháp trừng phạt như vậy”
TIN LIÊN QUAN
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Vietcombank ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực
Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động...
Điểm tin ngân hàng ngày 5/7: Lợi nhuận ngân hàng quý II khởi sắc
Lợi nhuận ngân hàng quý II khởi sắc; Nhiều ngân hàng tăng tốc triển khai giải pháp ngăn lừa đảo; Một ngân hàng sắp thưởng cổ phiếu cho hơn 1.400 nhân viên… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại
Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, chính sách tỷ giá cạnh tranh và công nghệ hiện đại, BIDV mang đến giải pháp giao dịch ngoại tệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.
Nam A Bank huy động vốn từ trái phiếu, trả lãi suất cao nhất 7%
Nam A Bank vừa huy động thành công hai lô trái phiếu NAB12501 và NAB12502 với tổng giá trị phát hành hơn 700 tỷ đồng.
Agribank trao Giải Đặc biệt 01 ô tô cho khách hàng may mắn trong chương trình “37 năm
Ngày 3/7/2025, tại An Giang, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tổ chức Lễ trao thưởng trực tiếp cho khách hàng trúng Giải Đặc biệt...
Giá vàng vượt 121 triệu đồng sau động thái mới từ Tổng thống Mỹ
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump, cho thấy tín hiệu tích cực về thuế quan cho Việt Nam, giá vàng trong nước nhanh chóng tăng mạnh vào phiên chiều nay.
Đưa hơn 500 triệu cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE, VietABank lại chuẩn bị tăng vốn lên hơn 8.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) sắp chuyển niêm yết sang HOSE và đẩy nhanh tăng vốn điều lệ lên hơn 8.000 tỷ đồng.
37 năm đồng hành - bùng nổ ưu đãi cùng VietinBank
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) triển khai chương trình khuyến mại lớn mang tên “37 năm đồng hành – Bùng nổ ưu đãi”...
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mại hấp dẫn
Nhằm chào đón một mùa hè sôi động và tiếp thêm năng lượng tích cực cho khách hàng trong hành trình tài chính, Sacombank triển khai chuỗi chương trình khuyến mại...
Điểm tin ngân hàng ngày 3/7: Tín dụng năm 2025 có thể tăng 16,8%, vượt mục tiêu của NHNN
Tín dụng năm 2025 có thể tăng 16,8%, vượt mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước; Giảm lãi suất vay mua nhà xã hội cho người dưới 35 tuổi;...
Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng
Nhiều ngân hàng cơ cấu lại nhân sự cấp cao; Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng; Ngân hàng ngoại “hụt hơi” trên đường đua tăng trưởng…
Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ
Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động,...
Ngày đầu tháng 7, giá vàng tăng gần 1 triệu đồng
Mở đầu tháng 7, giá vàng tăng mạnh 800.000 đồng/lượng, vượt 120 triệu đồng.
ACB vừa phát hành thành công 10.000 tỷ đồng từ hai lô trái phiếu
Chỉ trong hai ngày cuối tháng 6, ACB đã phát hành thành công hai lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng, cho thấy động thái đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng.
Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB
Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn...
Sacombank 4 năm liền dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có...
Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Vietcombank công bố kết quả kinh doanh tích cực 6 tháng đầu năm; Tín dụng...
Phó Tổng Giám đốc VietinBank: Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Bà Nguyễn Bảo Thanh Vân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng, Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ...
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: MB ra mắt giải pháp chi lương siêu tốc
Nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh...
Xem nhiều




