Ngành tài chính đã hỗ trợ du lịch vượt khó như thế nào?
Bên cạnh những giải pháp về thuế, phí và lệ phí, ngành tài chính còn áp dụng giải pháp về chi ngân sách nhà nước và một số giải pháp khác nhằm hỗ trợ du lịch vượt khó do Covid-19.
Lời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.
Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.
Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.
Dưới đây là bài viết "CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, THUẾ VÀ HẢI QUAN ĐỂ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI" của bà Vũ Thị Mai - Thứ trưởng Bộ Tài chính.
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, THUẾ VÀ HẢI QUAN ĐỂ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Vũ Thị Mai - Thứ trưởng Bộ Tài chính
Đánh giá chung
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu đã gây ra những tác động không nhỏ đến nền kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến hầu hết các ngành, lĩnh vực. Một số ngành, lĩnh vực bị tác động mạnh mẽ (trong đó có ngành du lịch).
Tăng trưởng GDP quý III năm 2021 giảm sâu chưa từng có (-6,17%). Sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ; chuỗi cung ứng bị đứt gãy; lao động, việc làm, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2021, giai đoạn 05 năm 2021- 2025. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới thì GDP của Việt Nam năm 2021 ước đạt khoảng 2 - 2,5%. Dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu đã đẩy ngành du lịch rơi vào giai đoạn khủng hoảng chưa từng có khiến lượng khách du lịch quốc tế sụt giảm 73,9% so với năm 2019, phải mất 2,5 đến 4 năm để lấy lại đà tăng trưởng như năm 2019 (theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới - UNWTO). Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự đoán du lịch sẽ thuộc nhóm ngành cuối cùng của nền kinh tế phục hồi nhu cầu đã mất sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Ngay từ thời gian đầu xảy ra dịch COVID-19 tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã theo dõi sát diễn biến thực tế, thu thập, nghiên cứu các giải pháp được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, để đề xuất với Chính phủ các giải pháp, điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp với điều kiện kinh tế.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có các báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, trên cơ sở đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp thực hiện mục tiêu “kép”: vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân, trong đó chú trọng các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người dân là trên hết; chủ động nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các chính sách tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) trong năm 2020 và năm 2021 nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch) và người dân ứng phó với dịch, duy trì và từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh.
1. Các giải pháp đã triển khai nhằm hỗ trợ các ngành, lĩnh vực chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, trong đó có ngành du lịch
1.1. Giải pháp về thuế, phí và lệ phí
Đối với nhóm giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, năm 2020, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp hỗ trợ về gia hạn thời gian nộp các khoản thuế (như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế tiêu thụ đặc biệt) và tiền thuê đất; miễn, giảm các khoản thuế (như thuế TNDN, thuế TNCN, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường (BVMT)), phí, lệ phí và tiền thuê đất. Tổng giá trị hỗ trợ khoảng 129 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền được gia hạn khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm khoảng 31,5 nghìn tỷ đồng.
Trong thời gian qua của năm 2021, đã tiếp tục thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN) và tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19; giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay để hỗ trợ ngành hàng không; thực hiện tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19; giảm mức thu hơn 30 loại phí, lệ phí đến hết ngày 31/12/2021. Dự kiến tổng giá trị hỗ trợ khoảng 118 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền được gia hạn khoảng 115 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm trên 3 nghìn tỷ đồng.
Vừa qua, trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề tới hoạt động của doanh nghiệp, người dân, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ động bám sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đánh giá, xây dựng một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021, trong đó quy định 04 giải pháp về miễn, giảm thuế; số tiền thuế được miễn, giảm cho doanh nghiệp, người dân theo các giải pháp nêu trên theo ước tính là gần 20 nghìn tỷ đồng. Cụ thể:
a) Giải pháp gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2020 (theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất). Theo đó: Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành: (i) Dịch vụ lưu trú và ăn uống; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; (ii) Hoạt động dịch vụ, lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch; (iii) Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim được gia hạn thời hạn nộp thuế đối với thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất.
b) Giải pháp về gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2021 (theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2021). Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành đã được quy định tại Nghị định số 41/2020/NĐ-CP tiếp tục được quy định gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2021.
c) Giải pháp về miễn giảm thuế (theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp; người dân chịu tác động của dịch COVID-19) Theo đó:
- Miễn thuế TNCN, thuế GTGT và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm 2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021 do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
- Giảm thuế GTGT kể từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với các dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ của các đại lý du lịch; kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.
- Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất và tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020.
d) Giải pháp về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Tài chính: Bộ Tài chính đã ban hành một số Thông tư quy định giảm các khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực du lịch như: Giảm 50% mức thu phí thẩm định Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch. Thời gian giảm phí kể từ ngày 05/5/2020 đến hết ngày 31/12/2021.
Đồng thời, giảm các khoản phí, lệ phí liên quan nhằm hỗ trợ hoạt động du lịch như: Phí sử dụng đường bộ; phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt; phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không,...
1.2. Giải pháp về chi NSNN
Nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19. Theo đó, dự kiến có trên 14,95 triệu người lao động được nhận hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp, nhu cầu thực hiện chính sách ước tính khoảng 26,2 nghìn tỷ đồng, trong đó: NSNN khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); nguồn tái cấp vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng; Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khoảng 16,6 nghìn tỷ đồng.
Thực hiện Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khoảng 38 nghìn tỷ đồng (chi từ kết dư Quỹ là 30 nghìn tỷ đồng, giảm mức đóng cho người sử dụng lao động xuống 0% quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 8 nghìn tỷ đồng).
Các chính sách đã ban hành góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong đó bao gồm cả các đối tượng là hướng dẫn viên du lịch, người lao động, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
1.3. Giải pháp khác
- Giải pháp thủ tục hải quan
Để thu hút khách du lịch, góp phần nâng cao phát triển ngành du lịch trong bối cảnh bình thường mới, cơ quan hải quan luôn tạo thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục hải quan đối với hành lý của khách xuất nhập cảnh, đảm bảo sự thông thoáng tối đa, minh bạch, chuyên nghiệp, không gây phiền hà trong công tác quản lý hải quan.
- Giải pháp về bảo hiểm
Ngày 31/3/2020, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong đó: “... yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19”.
Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, theo đó quy định tại khoản 3, Mục V Nghị quyết nêu: “Tạm thời không áp dụng các quy định tại...Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.” Hiện nay Bộ Tài chính đang nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đề xuất trước mắt cho phép để các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đối với dịch COVID-19 cho người đi du lịch và người lao động đi làm việc tại nước ngoài.
- Giải pháp trong lĩnh vực hàng không
Tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19 đã quy định “miễn phí bảo lãnh phát sinh trong năm 2020 đối với các khoản vay được chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp hàng không còn dư nợ đến ngày 31/12/2019”.
- Giải pháp trong lĩnh vực đất đai
Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 27/2021/QĐ- TTg ngày 25/9/2021 về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; theo đó, giảm tiền thuê đất cho các đối tượng là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch), hộ gia đình, cá nhân trực tiếp thuê đất trả tiền hàng năm của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với mức giảm là 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021. Đồng thời, Bộ Tài chính đã có công văn số 11263/BTC-QLCS ngày 01/10/2021 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về triển khai thực hiện Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Về Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch
Căn cứ quy định của Luật Du lịch và Quyết định số 49/2018/QĐ-TTg ngày 12/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và phê duyệt Điều lệ Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, trên cơ sở đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch, Bộ Tài chính đã báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch trong dự toán NSNN năm 2022 theo quy định. Đồng thời, Bộ Tài chính đã tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, ngành và địa phương về dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch. Hiện nay, Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Thông tư để ký ban hành.
2. Đánh giá tác động các giải pháp đã triển khai thực hiện
2.1. Các mặt đạt được
- Các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu ngân sách đã được ban hành kịp thời, nhằm vào các đối tượng thực sự khó khăn do tác động của dịch bệnh (trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch). Công tác triển khai nhanh chóng, hiệu quả đã góp phần tháo gỡ khó khăn về thanh khoản cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh khi có điều kiện.
Tính chung các giải pháp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính thực hiện theo thẩm quyền, số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân năm 2021 là gần 140 nghìn tỷ đồng.
- Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp từ chi NSNN đã giảm bớt khó khăn cho người lao động và người dân, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tính ưu việt của chế độ, làm tăng thêm truyền thống tốt đẹp, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta trong hoàn cảnh khó khăn.
- Ước tính đến hết tháng 10/2021, NSNN đã chi 50.770 tỷ đồng cho phòng chống dịch (31.550 tỷ đồng) và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 (19.220 tỷ đồng), trong đó, Trung ương đã chi 24.880 tỷ đồng.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xuất 7.940 tỷ đồng từ Quỹ vắc- xin phòng COVID-19 là để mua vắc-xin; xuất cấp vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống dịch; xuất cấp 137.100 tấn gạo dự trữ quốc gia cho 31 địa phương để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
- Các giải pháp về cân đối nguồn lực là phù hợp với điều kiện tình hình thực tế, không tác động lớn đến cân đối vĩ mô (không làm tăng bội chi ngân sách), góp phần huy động các nguồn lực của cả ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp từ tổ chức, cá nhân.
- Việc triển khai của các cấp, các ngành là kịp thời, quyết liệt, tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.
2.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Kết quả triển khai thực hiện một số chính sách chi ngân sách thấp hơn dự kiến, chưa dự báo được đầy đủ tác động của dịch COVID-19 trên từng địa bàn cụ thể, công tác kiểm tra, xác nhận đối tượng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm để được nhận hỗ trợ ở cấp cơ sở gặp nhiều khó khăn, dẫn đến cả đối tượng và số tiền trợ cấp giảm; đã phải điều chỉnh bổ sung chính sách nhiều lần để bổ sung thêm đối tượng và mức trợ cấp cho phù hợp tình hình và đối tượng phát sinh thực tế.
3. Một số đề xuất, kiến nghị
Dự báo trong thời gian còn lại của năm 2021 và năm 2022, kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; tiêm chủng vắc xin chưa đồng đều giữa các quốc gia và nền kinh tế; đồng thời có những ảnh hưởng từ bất ổn thị trường tài chính quốc tế, an ninh, đối ngoại.
Triển vọng kinh tế trong nước thời gian tới còn nhiều yếu tổ rủi ro, thách thức. Dịch COVID-19 còn diễn biến hết sức phức tạp; năng lực nội tại của nền kinh tế còn thấp, phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; khả năng lạm phát gia tăng; rủi ro về thiên tai, dịch bệnh luôn thường trực; đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh còn khó khăn...
Năm 2022 dự báo tiếp tục là một năm còn nhiều khó khăn đối với ngành du lịch thế giới và Việt Nam. Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại dẫn đến khả năng phục hồi của ngành du lịch, đi kèm theo đó là dịch vụ ăn uống và lưu trú là rất thấp.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tổng kết, đánh giá việc thực hiện các giải pháp đã ban hành thời gian qua, bám sát diễn biễn thực tế và điều kiện của ngân sách để nghiên cứu, đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho phù hợp.
Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội như sau:
- Tập trung thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng để sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, nghiên cứu áp dụng hộ chiếu vắc xin để thúc đẩy phát triển ngành du lịch.
- Giao các cơ quan chuyên môn của Quốc hội chủ động theo dõi, bám sát tình hình thực tế, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan chuyên môn của Chính phủ để đề xuất với Quốc hội các giải pháp phù hợp và thực hiện theo hình thức, trình tự, thủ tục rút gọn, linh hoạt để sớm triển khai áp dụng vào thực tiễn./.
* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt.
TIN LIÊN QUAN
-
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công an điều tra, xử nghiêm hành vi trốn thuế chuyển nhượng bất động sản
-
Cổ phiếu TIN chào sàn UPCoM "tím lịm" 6 phiên liên tiếp tăng gần 180%, một công ty tài chính khác chuẩn bị lên HoSE
-
Cổ phiếu Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (mã EVF) chính thức lên sàn HOSE từ 12/1/2022
-
Tài chính Hoàng Huy (TCH) chuẩn bị chuyển nhượng công ty con với giá 1.270 tỷ đồng
-
Liên tục trúng thầu các dự án lớn, tài chính tại Coteccons biến động ra sao?
Trung Quốc phát hiện mỏ vàng “khủng” hơn 1.000 tấn
Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, ước tính trị giá khoảng 83 tỷ USD.
Ngân hàng phải đảm bảo dữ liệu khách hàng được an toàn, bảo mật
Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng.
Điểm tin ngân hàng ngày 22/11: Dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,28 triệu tỷ
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD; OCB ưu tiên tiếp vốn cho doanh nghiệp start-up; Người nhà Phó Chủ tịch VIB dự chi hàng trăm tỷ...
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
9 tháng đầu năm 2024, VietinBank dẫn đầu ngành ngân hàng khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 16%, đạt hơn 60.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng BIDV và Vietcombank.
Eximbank hút về hơn 2.000 tỷ đồng từ trái phiếu
Từ đầu năm đến nay, Eximbank đã huy động thành công 2 lô trái phiếu với lãi suất 5,3%/năm, hút về 2.100 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận và lãi dự thu tại Eximbank...
Điểm tin ngân hàng ngày 21/11: Ngân hàng không được khuyến mại khi nhận tiền gửi
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp; ABBank và BaoViet Bank tăng mạnh lãi suất huy động kỳ hạn ngắn;...
Bitcoin phá kỷ lục vượt ngưỡng 94.000 USD
Theo CoinMarketCap, giá Bitcoin bất ngờ vượt qua mốc 94.000 USD vào rạng sáng 20/11 (giờ Việt Nam), vừa đủ phá kỷ lục thiết lập vào ngày 14/11.
OCB chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.
Lãi suất tiết kiệm tháng 11 tăng trở lại, gửi tiền ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?
Lãi suất huy động nhích lên góp phần kích thích dòng tiền nhàn rỗi chảy vào hệ thống ngân hàng. Theo thống kê đã có hơn 15 ngân hàng điều chỉnh lãi suất...
Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc - Innovation Excellence Award...
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo...
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024. Quy mô tài sản, dư nợ cho vay khách hàng và tiền gửi của khách hàng...
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (20/11) tăng trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đang có dấu hiệu leo thang khiến vàng trở nên hấp dẫn...
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã: TCB) thu về hơn 26.900 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 18.000 tỷ đồng.
Điểm tin ngân hàng ngày 19/11: MSB rao bán khoản nợ 1.141 tỷ đồng của công ty Tài Nguyên
Vicem ghi nhận lỗ gần 8.000 tỷ đồng từ các khoản đầu tư tài chính; Giá vàng tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước công bố giá bán vàng miếng SJC;...
Vì sao vàng không còn “lấp lánh” sau chiến thắng của Donald Trump?
Sau khi tăng cao trong phần lớn thời gian của năm nay, giá vàng đột nhiên không còn hấp dẫn nữa kể từ khi Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
Với vai trò chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận...
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024
Mới đây, trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX)...
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành...