Những điều "lạ lùng" trong báo cáo thường niên của Warren Buffett
Trong bản báo cáo dài 15 trang gửi tới các cổ đông hôm 27/2, Buffett chỉ nhắc đến đại dịch Covid-19 đúng 1 lần, tuyệt đối không nhắc đến chính trị nước Mỹ hay Bitcoin.

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, 90 tuổi, đã im lặng một cách bất thường kể từ cuộc họp thường niên vào tháng 5 năm ngoái trong bối cảnh người Mỹ phải đối mặt với vô số vấn đề. Báo cáo hàng năm của ông thường được coi là cơ hội để giúp các nhà đầu tư hiểu được quan điểm của ông về các vấn đề sâu rộng của nước Mỹ cũng như xu hướng thị trường bên cạnh những chi tiết về quá trình phát triển của tập đoàn Berkshire Hathaway.
Tuy nhiên, bất thường đã xảy ra. Buffett chỉ nhắc tới đại dịch Covid-19 đúng một lần ở trang 9, khi một công ty nội thất của ông bị đóng cửa một thời gian dài vì dịch bệnh. Covid-19 đã khiến hàng trăm nghìn người Mỹ thiệt mạng và tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế số 1 thế giới, buộc họ phải tung ra nhiều gói kích thích kinh tế khổng lồ.
"Đại dịch là vấn đề rất nóng và tác động sâu rộng tới các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc không nói điều gì đó về đại dịch trong bản báo cáo có lẽ là một cách để né tránh điều mà có thể tạo ra những đụng chạm chính trị", Jim Shanahan, một nhà phân tích tại Edward D. Jones & Co., nhận định.
Buffett cũng không một lần nhắc tới các vấn đề chính trị của nước Mỹ, bất chấp cuộc bầu cử Tổng thống đầy tranh cãi ở Mỹ và vụ bạo loạn lịch sử ở Đồi Capitol. Ông cũng chẳng một lời nhắc đến chủng tộc hay những bất bình đẳng ngay cả khi nước Mỹ chìm trong các cuộc biểu tình và bạo loạn sắc tộc hồi năm ngoái. Ông cũng tránh đi sâu vào áp lực kinh doanh của Berkshire Hathaway, một chủ đề được nói rất nhiều trong báo cáo một năm trước đó.
Nhà đầu tư huyền thoại cũng không nói về các chủ đề quan trọng với tập đoàn của mình trong một năm đầy biến động. Hiện tại, công ty chưa đưa ra những phản hồi chính thức từ truyền thông bởi chúng được gửi đi sau giờ hành chính thuông thường.
Dựa vào những gì đã được công bố, nhà đầu tư có thể biết được những gì Buffett đã làm trong năm qua.
Đẩy mạnh mua lại thay vì các thỏa thuận mới
Berkshire đã thực hiện việc mua lại kỷ lục trị giá 24,7 tỷ USD cổ phiếu của chính mình khi Buffett gặp khó khăn trong việc tìm cách tốt hơn để đầu tư đống tiền mặt của mình. Tập đoàn này tiếp tục mua cổ phiếu của chính mình kể từ cuối năm ngoái và sẽ nắm giữ lâu dài.
"Việc làm này đã tăng quyền sở hữu của các bạn trong tất cả các doanh nghiệp của Berkshire lên 5,2% mà không cần các bạn phải chạm vào ví mình", Buffett cho biết trong báo cáo và cũng nhấn mạnh rằng công ty không thực hiện thương vụ thôn tính nào đáng kể trong năm 2020.
Berkshire đạt được những tiến bộ nhỏ trong việc xử lý khối tiền mặt khổng lồ của mình. Buffett đã phải vật lộn trong những năm gần đây khi số tiền ông bán ra nhiều hơn so với số tiền ông dùng để mua vào các tài sản lợi nhuận cao. Điều này dẫn tới sự gia tăng mua lại cổ phiếu.
Đầu tư vào Apple trở thành thương vụ lịch sử
Khoản đầu tư 120 tỷ USD của Berkshire vào cổ phiếu Apple đã trở nên vô cùng giá trị, đến mức Buffett phải xếp nó cùng loại với BNSF Railroad, doanh nghiệp đường sắt rực rỡ mà ông đã dành cả thập kỷ để xây dựng.
Buffett bắt đầu xuống tiền cho cổ phiếu iPhone vào năm 2016 với 31,1 tỷ USD. Cổ phiếu tăng giá mạnh đã đưa nó trở thành tài sản lớn thứ 3 trong danh mục đầu tư của Berkshire.
Khoản đầu tư này diễn ra khi từ trước tới nay, Buffett vẫn chùn bước khi đầu tư vào công nghệ. Ông nói rằng không không hiểu rõ về các công ty này. Tuy nhiên, sự gia tăng của các nhân vật khác trong ban lãnh đạo đã đưa Berkshire tiến sâu hơn vào mảng này. Ngoài Apple, họ còn đầu tư vào Amazon.com, công ty điện toán đám mây Snowflake và Verizon Communications Inc.
Buffett nhận lỗi trong thỏa thuận 37,2 tỷ USD
Buffett thừa nhận ông đã mắc sai lầm khi mua Precision Castparts Corp. cách đây 5 năm với giá 37,2 tỷ USD. "Tôi đã trả quá nhiều tiền. Không ai lừa dối gì tôi cả, chỉ đơn giản là tôi quá lạc quan về lợi nhuận của nó mà thôi", Buffett nói.
Berkshire đã giảm 11 tỷ USD vào năm ngoái, phần lớn liên quan đến Precision Castparts, nhà sản xuất thiết bị cho ngành hàng không vũ trụ và năng lượng có trụ sở tại Portland, Oregon.
Đại dịch chính là thủ phạm. Portland, Oregon. Precision Castparts gặp khó khăn khi nhu cầu với các chuyến bay giảm mạnh, khiến các hãng hàng không phải tìm chỗ đậu máy bay cũng như cắt giảm hành trình. Bay ít hơn nghĩa là nhu cầu với các bộ phận thay thế thấp hơn. Precision đã phải cắt giảm 40% nhân sự vào năm ngoái.
Lợi nhuận lớn từ đường sắt, sản xuất
Bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch, tập đoàn này đã công bố mức tăng 14% trong hoạt động quý IV so với cùng kỳ năm trước đó. Con số này được hỗ trợ bởi một quý ký lục của BNSF kể từ khi họ mua nó vào năm 2010. Hoạt động sản xuất cũng có một quý tốt nhất kể từ giữa năm 2019.
Tạm biệt Omaha, xin chào Los Angeles
Cuộc họp thường niên của Berkshire thường thu hút rất đông người hâm mộ Buffett đến Omaha, Nebraska, nơi đặt trụ sở của tập đoàn này. Năm nay, chương trình sẽ chuyển sang Bờ Tây, cụ thể là Los Angeles.
TIN LIÊN QUAN
-
Thử áp dụng quy tắc 'vàng' của Warren Buffett, tôi đã có thêm 500 khách hàng, nâng hiệu quả công việc gấp 10 lần: Hóa ra bí quyết của tỷ phú thực sự có sức mạnh!
-
'Cánh tay phải của Warren Buffett': Giữa cổ phiếu Tesla và giá Bitcoin không biết cái nào tệ hơn!
-
Tiết lộ mới nhất về động thái đầu tư của Warren Buffett cuối năm 2020: Thực hiện 3 thương vụ bí mật, cắt giảm cổ phần trong Apple
Giá của kẹo giả
Hoa hậu Hòa bình Quốc tế Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố. Một thông tin đủ để cả mạng xã hội giật mình. Người đẹp từng nổi tiếng vì sự duyên dáng, từng được...
Hương vị trà Việt chinh phục vị giác Thủ tướng Thái Lan tại tiệc chiêu đãi cấp cao
Trong không khí trang trọng của buổi tiệc chiêu đãi do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì chào mừng Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tối ngày 15/5/2025 tại Văn phòng Chính phủ...
Cổ phiếu Vinpearl gây sóng lớn trên sàn HoSE, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng bùng nổ kỷ lục
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, đã đạt mức kỷ lục mới sau khi Vinpearl chính thức tái niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Ấn Độ: Ngày càng nhiều doanh nghiệp gia đình giao quyền điều hành cho con gái
Sự trỗi dậy của những người con gái - thậm chí cả con dâu- trong vai trò lãnh đạo các doanh nghiệp gia đình đang góp phần định hình lại hành trình bình đẳng giới ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Từ quán đá bào đến đế chế tỷ đô: Ông trùm đứng sau Mixue đã làm gì để có hơn 46.000 cửa hàng....
Bắt đầu từ một quầy đá bào tự chế ở Trịnh Châu, Zhang Hongchao - người sáng lập Mixue đã vượt qua nghèo khó, học vấn hạn chế và thị trường cạnh tranh khốc liệt...
CEO Chagee Trung Quốc: 18 tuổi còn "mù chữ", 30 tuổi đã thành tỷ phú USD, "nuốt chửng" cả thị trường trà sữa...
Junjie Zhang, một doanh nhân 30 tuổi người Trung Quốc, đã trở thành tỷ phú sau thành công lớn của Chagee Holdings Ltd. công ty trà sữa cao cấp mà ông sáng lập.
Hoa hậu Mai Phương Thúy xuất hiện tại ĐHĐCĐ MWG: MWG báo lãi đậm quý I, mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ 2025
Lợi nhuận sau thuế quý này của MWG ghi nhận đạt 1.548 tỷ đồng, tăng hơn 71%...
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc "lột xác" toàn diện của Vinamilk
Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách...
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con
Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục...
Thông điệp đầy cảm hứng về hành trình "vượt bão" và tầm nhìn chiến lược của Vinamilk
Trong báo cáo gửi đến cổ đông, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM), đã truyền tải một thông điệp đầy cảm hứng về hành...
Người nổi tiếng cần giữ cái danh của mình
Thời gian qua một số người có sức ảnh hưởng (KOL) như hoa hậu, diễn viên, giáo sư... gây ồn ào vì quảng cáo không đúng cho các loại sản phẩm như thuốc chữa bệnh...
Tỷ phú thứ 5 thế giới để mắt tới tập đoàn dầu khí nhà nước Mexico
Tập đoàn năng lượng nhà nước Mexico, Pemex, đang đàm phán với tỷ phú Carlos Slim về khả năng ông sẽ đầu tư vào hai mỏ dầu khí đầy tiềm năng của nước này, theo...
Doanh nhân nữ cần được phá bỏ rào cản, trở ngại
Dẫu có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đang hoạt động ở quy mô siêu nhỏ hoặc nhỏ và họ vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại.
Lý do ông Đỗ Anh Tuấn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Sunshine Homes?
Những ngày vừa qua, thị trường địa ốc xôn xao trước công bố thông tin chính thức từ Công ty CP Phát triển Sunshine Homes (HNX: SSH) về việc từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Đỗ Anh Tuấn.
Chủ tịch Tập đoàn BRG mong có chính sách hỗ trợ tài chính các dự án trung hòa carbon
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG kiến nghị Chính phủ có các chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án xây dựng và trung hòa carbon, bao gồm cả thuế và thủ tục hành chính.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đề nghị phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ. Vì theo ông, khi nghiên cứu thì thấy mối quan hệ giữa GDP và tiềm lực khoa học công nghệ vẽ thành một đồ thị parapol đi lên, nghĩa là khi tăng trưởng GDP thì trình độ khoa học đi lên.
Độc lạ phiên chợ 'choảng nhau' có một không hai ở Thanh Hóa
Theo quan niệm, ai càng bị ném nhiều thì năm đó sẽ càng gặp nhiều may mắn. Dù không quen biết, nhưng ai đến chợ Chuộng cũng vui vẻ khi bị ném cà chua,...
Du xuân đầu năm với những lễ hội nổi tiếng 3 miền
Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân khắp cả nước lại náo nức đi du xuân, trẩy hội. Trải qua thời gian, truyền thống này vẫn tiếp tục được....
Theo mẹ đi chợ Đồng Xuân
Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường...
Xem nhiều




