Nợ xấu và trích lập dự phòng tại các ngân hàng đang phân hóa ra sao?
Trước nguy cơ nợ xấu gia tăng do đại dịch, việc bổ sung, thay đổi các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng đã thu hút sự chú ý. Đặc biệt, nợ xấu và trích lập dự phòng giữa các ngân hàng đã có sự phân hóa lớn.
Điểm mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng
Trong bối cảnh nợ xấu có nguy cơ gia tăng do ảnh hưởng từ dịch đại dịch, việc bổ sung, sửa đổi các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với các tổ chức tín dụng đang được đặc biệt quan tâm.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN thay thế Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 11 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2021.

Điểm thay đổi lớn nhất tại thông tư này là các tổ chức tín dụng phải phân loại nợ ít nhất mỗi tháng một lần, trong 7 ngày đầu tiên của tháng, thay vì mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý như quy định cũ tại Thông tư 02.
Đồng thời, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải điều chỉnh nhóm nợ và điều chỉnh tương ứng số tiền trích lập dự phòng rủi ro của tháng cuối cùng của quý theo danh sách do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cung cấp trong thời hạn 3 ngày.
Ngoài ra, Thông tư mới cũng quy định sau thời gian tối thiểu 5 năm, từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
Thông tư mới cũng sửa đổi các khái niệm về dự phòng cụ thể, dự phòng chung, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, bổ sung khái niệm nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Thông tư mới cũng điều chỉnh nguyên tắc tự phân loại các khoản nợ cấp tín dụng hợp vốn, với nợ đã bán, ủy thác cấp tín dụng, với nợ đã mua…
Nhóm chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định, việc bổ sung quy định này nhằm đưa ra một chuẩn mực đảm bảo các tổ chức tín dụng thực hiện thống nhất, đóng vai trò là một văn bản để đảm bảo cho cả ngành áp dụng các tiêu chuẩn giống nhau.
Dự phòng rủi ro ngân hàng phân hóa mạnh
Trước nguy cơ nợ xấu gia tăng do đại dịch, việc bổ sung, thay đổi các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng đã thu hút sự chú ý. Thực tế cho thấy nhiều năm qua, giữa các ngân hàng có nhiều sự khác biệt, trong khi một số ngân hàng nghiêm túc thực hiện và trích lập dự phòng rủi ro một cách cẩn trọng, thì cũng có ngân hàng chưa trích lập đầy đủ vì lo ngại ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận.
Tính đến cuối tháng 6/2021, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (một thước đo đánh giá mức độ trích lập dự phòng so với nợ xấu của ngân hàng) giữa các ngân hàng có sự phân hóa lớn.
Cụ thể, trong khi phần lớn các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu dưới mốc 100% như LienVietPostbank (96,5%), ngân hàng Quốc Dân (77%), OCB (70%), VIB (63,8%), VietABank (62,3%), thậm chí thấp nhất chỉ từ 30-50% như MSB (58,5%), ABBank (55,4%), Eimbank (50%), ngân hàng Bản Việt (44,7%), PGBank (33%),… thì vẫn có một số ít ngân hàng đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên rất cao, trên 100% như Vietcombank (366,3%), Techcombank (259%), MBBank (236,5%), ACB (207,7%),…

Theo quy định về tỷ lệ trích lập dự phòng hiện nay, mà thông tư mới ban hành vẫn giữ nguyên, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: 0% với nợ tiêu chuẩn – nợ nhóm 1; 5% với nợ cần chú ý trích lập – nợ nhóm 2; 20% với nợ dưới chuẩn – nợ nhóm 3; 50% với nợ nghi ngờ – nợ nhóm 4 và 100% với nợ có khả năng mất vốn – nợ nhóm 5.
Tuy nhiên, ngoài ra các ngân hàng từ trước đến nay vẫn phải trích lập dự phòng chung với tổng dư nợ (từ nhóm 1 đến nhóm 4) theo tỷ lệ 0,75%. Điều đó có nghĩa là khi ngân hàng phát sinh một khoản vay 1 đồng, ngân hàng phải trích dự phòng chung 0,75 đồng.Với số dư nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng vượt trội trong tổng dư nợ hiện nay của các ngân hàng, theo đó 0,75% dự phòng của riêng nợ nhóm 1 hay nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 trong số dư quỹ dự phòng là rất lớn.
Có một thực tế, tỷ lệ bao phủ nợ xấu càng cao, cho thấy ngân hàng càng có khả năng sẵn sàng dùng các khoản dự phòng đã trích lập để xóa các món nợ khó thu hồi. Đây được xem là bộ đệm để các ngân hàng ứng phó với các cú sốc tốt hơn trong tương lai. Một phần trong khoản trích lập này có thể được hoàn nhập trở lại khi thu hồi được nợ, và chuyển hoá thành lợi nhuận.
Đáng chú ý, những số liệu về nợ xấu hiện nay còn chưa được phản ảnh đầy đủ. Bởi các ngân hàng được phép cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ để giúp khách hàng gặp khó khăn vì dịch bệnh theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN của NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Do đó, nhiều món nợ đáng lý phải chuyển thành nợ xấu thì vẫn được giữ nguyên nhóm nợ, nên tổng dư nợ xấu có thể thấp hơn nhiều so với nợ xấu thực tế. Vì vậy, dự phòng nợ xấu trên sổ sách có thể thấp hơn nhiều so với số dự phòng nếu ngân hàng phải trích lập dự phòng đúng với thực tế.
Có thể thấy, việc giữ nguyên nhóm nợ cũng tiềm ẩn nguy cơ cao với ngân hàng nếu chỉ theo dõi nợ trên sổ sách mà không sát sao vào thực tế.
TIN LIÊN QUAN
Hoàn phí chuyển đổi cùng ngàn quà tặng hấp dẫn cho chủ thẻ Chip Contactless của BAC A BANK
Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip ngay hôm nay để được trải nghiệm phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn và có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn từ...
Điểm tin ngân hàng ngày 4/4: Tăng trưởng tín dụng năm 2025 cao gấp 10 lần so với cùng kỳ 2024
SHB được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất; Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận 31.500 tỷ đồng trong năm 2025; Ông Tô Huy Vũ được bổ...
Giá vàng hôm nay (4/4): Thị trường thế giới bất ngờ giảm
Giá vàng thế giới hôm nay (4/4) bất ngờ giảm khi chứng kiến hoạt động bán chốt lời và những lo ngại về sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các...
NCB “lội ngược dòng” ghi nhận lãi ngay trong quý I năm 2025
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải...
Giá vàng ra sao sau quyết sách thuế quan của Tổng thống Mỹ?
Giá vàng quay đầu giảm vào cuối ngày cùng đà giảm mạnh của thị trường thế giới, chuyên gia dự báo kịch bản thị trường vàng sắp tới.
BIDV góp phần mở rộng, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế
Trong Diễn đàn thường niên lần thứ 5 về “Mở rộng sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế” do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức tại Nhật Bản...
SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực...
Giá vàng phi mã 1 triệu đồng, xác lập kỷ lục mới
Giá vàng trong nước tăng áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng cùng xu hướng hồi phục mạnh mẽ từ thị trường thế giới sau khi Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh chính sách áp thuế.
VPBank hợp tác cùng GTEL tạo ra sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính...
Điểm tin ngân hàng ngày 3/4: Nhiều ngân hàng lãi đậm từ kinh doanh vàng
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương tiền tỷ; VietBank đặt mục tiêu lãi tăng 55%, muốn niêm yết lên HoSE vào năm 2025; Đề nghị Standard Chartered hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính...
Bảo hiểm tín dụng thương mại: Giải pháp thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu
Mới đây, Công ty Cổ phần FiinGroup Việt Nam (FiinGroup) phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đồng tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng thông qua bảo...
Giá vàng giảm sau khi lập kỷ lục mới
Giá vàng trong nước quay về mốc 101 triệu đồng/lượng sau khi cán mốc kỷ lục mới 102 triệu đồng/lượng vào phiên hôm qua.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa...
Giới thiệu mở thẻ tín dụng PVcomBank, cơ hội nhận quà lên đến 11 triệu đồng
Từ ngày 01/04/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai chương trình “Mời bạn mở thẻ, quà về liền tay” dành cho các khách hàng hiện hữu với nhiều cơ hội nhận...
Điểm tin ngân hàng ngày 2/4: MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance và mua công ty chứng khoán
BIDV trở thành ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam; LPBank và VPBank giảm lãi suất tiết kiệm cuối tháng; Giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 9% trong 3 tháng đầu...
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Agribank và Sun Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) vừa tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường
Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính...
Giá vàng đã tăng 20% kể từ đầu năm
Thị trường vàng đang trong một đợt tăng giá dường như không thể ngăn cản. Chỉ mất chưa đầy 2 tuần để giá đạt được cột mốc quan trọng khác sau khi vượt qua mức...
Xem nhiều




