'Rất nhiều người chết ngay trên phố': Thảm kịch nghiệt ngã tấn công quốc gia châu Á
“Không ai trong chúng tôi từng thấy sự tàn phá và chết chóc như bây giờ. Tình trạng khủng khiếp đến mức rất nhiều người đang chết trên đường phố hoặc chết trong nhà của họ trước khi họ có thể gặp bác sĩ hoặc thậm chí được xét nghiệm”, một nữ y tá tại Lucknow cho biết.

Đêm nào ở hai bên bờ sông Hằng của Ấn Độ cũng bừng lên những ngọn lửa thiêu thi thể. Ngọn lửa này như một biểu tượng nghiệt ngã của làn sóng Covid-19 khủng khiếp đang gây ra cuộc khủng hoảng y tế và thảm kịch nhân đạo ở Ấn Độ, vượt xa bất cứ điều gì từng thấy vào năm ngoái.
Số ca mắc và tử vong chưa từng thấy
Nhiều bệnh nhân đang hấp hối khi gia đình tìm kiếm giường bệnh trong vô vọng. Nguồn cung cấp oxy và thuốc men đang cạn kiệt, dẫn đến các vụ cướp thuốc trong bệnh viện. Các lò hỏa táng và địa điểm chôn cất cũng bị quá tải trước số lượng tử thi quá lớn.
Thảm kịch làm dấy lên sự phẫn nộ trong công chúng – những người tức giận trước sự thiếu chuẩn bị của các quan chức Ấn Độ. Chỉ hai tháng trước, các quan chức Ấn Độ nói rằng họ đã thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus. Hiện nay, quốc gia này ghi nhận khoảng 294.000 ca mắc và 2.000 ca tử vong mỗi ngày.
Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi, và đảng Bharatiya Janata mà ông đại diện đã bị cáo buộc ưu tiên chính trị trong nước hơn sức khỏe cộng đồng khi tổ chức các cuộc vận động chính trị lớn với hàng nghìn người và cho phép Kumbh Mela, một lễ hội tôn giáo với hàng triệu người tham dự, diễn ra trong làn sóng Covid-19 thứ 2.

Với một biến thể mới bị nghi ngờ gây ra sự gia tăng số ca mắc, các chuyên gia lo ngại rằng Ấn Độ đang đi cùng quỹ đạo với Brazil, nơi một chủng virus dễ lây lan hơn đã ảnh hưởng đến hệ thống y tế và nền kinh tế của cả đất nước.
"Hệ thống y tế không được chuẩn bị cho làn sóng này. Nhiều người trong hệ thống chính quyền trên khắp đất nước không ngờ rằng sẽ có một làn sóng nữa xảy ra", K Srinath Reddy, chủ tịch của tổ chức từ thiện Tổ chức Y tế Công cộng của Ấn Độ, cho biết. "Bằng cách nào đó, người ta cho rằng đại dịch đã đi qua".
Trong khi tỷ lệ tử vong của Ấn Độ vẫn tương đối thấp, các chỉ số khác phản ánh một cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc. Cả số ca mắc mới và tỷ lệ xét nghiệm dương tính đều tăng với tốc độ nhanh nhất trên thế giới. (Tỷ lệ xét nghiệm dương tính tăng từ 3% vào tháng trước lên 16% vào tháng này).
Tại thủ đô Delhi của Ấn Độ, nơi đang ghi nhận số ca mắc mới hằng ngày cao hơn bất kỳ thành phố nào của Ấn Độ, số ca mắc tăng gấp đôi mỗi 5 ngày.
Các bệnh viện ở nhiều nơi Ấn Độ bị quá tải. Tỷ lệ bệnh nhân nằm đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Nagpur là 353 trên một triệu người, cao hơn bất kỳ nơi nào ở châu Âu trong thời kỳ đại dịch. Mumbai, thủ đô tài chính của Ấn Độ, có 194 bệnh nhân ICU trên một triệu.
Để đáp ứng nhu cầu y tế tăng cao, các nhà chức trách đã thiết lập các bệnh viện Covid-19 khẩn cấp tại trung tâm tổ chức sự kiện, ga tàu và khách sạn.
Ấn Độ cũng đã thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo nguồn cung cấp oxy, thúc đẩy sản xuất các loại thuốc như remdesivir và phê duyệt vắc xin nhanh chóng. Nước này cũng đã đóng băng xuất khẩu vắc xin, một quyết định sẽ có tác động sâu sắc đối với các quốc gia đang phát triển vốn phụ thuộc vào sản xuất vắc xin của Ấn Độ.

"Nhiều người chết trên phố, chết trong nhà của họ"
Một phân tích của tờ Financial Times cho thấy ở Ấn Độ có nhiều trường hợp tử vong không được báo cáo. Theo ghi nhận của báo chí địa phương tại 7 quận của Ấn Độ, có ít nhất 1.833 người chết vì Covid-19 trong những ngày gần đây (con số này chủ yếu được tính dựa trên số người hỏa táng). Tuy nhiên, chỉ có 228 trường hợp tử vong được ghi nhận chính thức.
Tại quận Jamnagar ở Gujarat, 100 người chết vì Covid-19 nhưng chỉ có 1 trường hợp được báo cáo.
Tại Lucknow, thủ phủ của Uttar Pradesh, một trong những bang nghèo nhất Ấn Độ, cơ sở hạ tầng y tế đang trên bờ vực sụp đổ. Phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng tại Đại học Y khoa King George, có 50 người xếp hàng cho một giường bệnh.
Khi anh trai của Shivi Shah - một giáo viên 40 tuổi - có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, cô Shah đã chuyển cha mẹ mình đến nhà của cô ở Lucknow.

Nhưng đã quá muộn đối với bố mẹ hơn 60 tuổi của Shah. Sau ba ngày, cha cô bị mờ mắt. Xe cấp cứu đến sau đó 45 phút không được trang bị thiết bị y tế để điều trị cho ông. Ông mất trên đường đến bệnh viện.
Họ trở về nhà sau khi chật vật tìm nơi hỏa táng thi thể ông. Nhưng rồi mẹ Shivi Shah qua đời trong giấc ngủ vài giờ sau đó. Shah cho biết: "Chúng tôi đã có thể cứu được cha mình nếu có một chiếc xe cứu thương tử tế. Tình hình khá nghiêm trọng".
Shah cùng với con trai hiện đang có dấu hiệu sốt, đang chờ kết quả xét nghiệm Covid-19.
"Không ai trong chúng tôi từng thấy sự tàn phá và chết chóc như bây giờ. Lần này tồi tệ hơn nhiều so với năm ngoái", Seema Shukla, một y tá tại Viện Y khoa Sanjay Gandhi sau Đại học (Lucknow), cho biết. "Tình trạng khủng khiếp đến mức rất nhiều người đang chết trên đường phố hoặc chết trong nhà của họ trước khi họ có thể gặp bác sĩ hoặc thậm chí được xét nghiệm".
Shukla nói thêm: "Từ sáng sớm đến nửa đêm, điện thoại của tôi liên tục đổ chuông. Mọi người tuyệt vọng nhờ tôi giúp: ‘Xin giúp tôi tìm máy thở, giường, y tá, bình oxy, thuốc men’".
Đằng sau cuộc khủng hoảng
Các quan chức Ấn Độ chưa dám khẳng định vai trò của các biến thể mới trong làn sóng ca bệnh mới nhất, đặc biệt là chủng B.1.617 được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng trước. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu biến thể này, nhưng một số người tin rằng nó có khả năng lây nhiễm cao hơn và né tránh vắc xin.
Jeffrey Barrett, giám đốc Sáng kiến Hệ gen học Covid tại Viện Wellcome Sanger (một tổ chức nghiên cứu trụ sở tại Anh), cho biết số ca mắc tăng nhanh ở Ấn Độ chỉ ra một bức tranh rất u ám nhưng "chúng tôi chưa biết liệu có phải do biến thể này hay không".

Ông nói: "Bạn phải xem xét điều này một cách thấu đáo", và vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy B.1.617 là một biến thể đáng lo ngại như những biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi hoặc Brazil.
Amit Shah, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ, nói với Indian Express rằng Thủ tướng Ấn Độ và chính phủ đã "sẵn sàng chiến đấu chống lại virus trên mọi mặt trận… Tôi tin rằng chúng tôi sẽ có một chiến thắng trong trận chiến này".
Nhưng Vineeta Bal, đến từ Viện Miễn dịch học Quốc gia Ấn Độ, cho biết gốc rễ của cuộc khủng hoảng sâu xa hơn nhiều và cuộc khủng hoảng đã ‘lật tẩy’ sự thật về cơ sở hạ tầng y tế công cộng bị bỏ bê nhiều năm. Chi tiêu của Ấn Độ cho hệ thống y tế từ lâu đã thua kém các nước bạn trên thế giới.
Bà Bal nói: "Đây là vấn đề lớn không chỉ với chính phủ hiện tại mà còn với hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính phủ trong 50 năm qua. Điều này sẽ không thể giải quyết được trong một năm khi có khủng hoảng. Đây là một sự lãng quên kéo dài trong rất nhiều năm".
Santosh Kumar, con trai của một lãnh đạo đảng Bharatiya Janata ở Lucknow, đang sống cô lập tại nhà riêng với gia đình vì cả 4 người họ đều mắc Covid-19.
Ông Kumar nói: "Toàn bộ hệ thống đã sụp đổ. Mọi người khác trong chính quyền ở đây đều đang cách ly. Mọi người đang tìm hiểu với nhau những loại thuốc để uống và cố gắng làm những gì họ có thể".
(Nguồn: Financial Times)
TIN LIÊN QUAN
Du khách tấp nập tới TPHCM dịp lễ 30/4, tour lịch sử hứa hẹn "hút khách"
Nhiều người dân ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước đã có kế hoạch đến TPHCM xem các hoạt động kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Trong khi đó, các đơn vị...
Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán
Chính sách thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariffs) của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có hiệu lực vào ngày 9/4 đang tạo ra những chấn động đối với thương mại toàn cầu.
Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa; riêng đối với Trung Quốc,...
Thuế đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực
Hàng hóa nhập khẩu từ các nước vào Mỹ bắt đầu chịu mức thuế mới từ hôm nay, theo đúng kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.
Vì sao CPI quý I/2025 tăng 3,22%?
Theo Cục Thống kê, trong quý I/2025, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân quý I/2025, CPI...
Thủ tướng: Đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm thuế VAT trong 2025 và 2026
Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, người dân và hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ...
"Đòn thuế" của Tổng thống Mỹ: Thế giới rúng động, người tiêu dùng lo chi tiêu tăng
Những dòng thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố lập tức làm rung chuyển các nền kinh tế lớn và thổi bùng căng thẳng thương mại toàn cầu...
7 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, ứng phó với chính sách thuế quan của các nước
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 6/4, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã làm rõ nhiều nội dung về phản ứng của Việt Nam...
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Xem nhiều




