Thất nghiệp tuổi xế chiều: Dịch Covid-19 chỉ là lực đẩy...
Với mục tiêu lợi nhuận hàng đầu, doanh nghiệp FDI sẵn sàng thải loại lao động quá tuổi, thay thế bằng lao động trẻ khỏe, nhanh nhẹn hơn...
Đại dịch Covid-19 khiến thị trường lao động Việt Nam gặp nhiều sóng gió với hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…
Một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các lao động tuổi xế chiều. Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự khiến họ bị mất việc, đồng thời cũng khó xin được việc mới, bởi ai cũng ngại giới thiệu việc làm cho người lớn tuổi.
Nhìn vào hiện tượng xảy ra phổ biến thời đại dịch, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, Covid-19 chỉ là nhân tố thúc đẩy việc thải loại những lao động giản đơn lớn tuổi diễn ra nhanh hơn mà thôi, lý do chính vẫn nằm ở mối quan hệ giữa cung và cầu lao động ở Việt Nam.
Theo đó, tại Việt Nam, cung lao động vẫn cao, cầu thì có nhưng đa phần nằm ở phía các doanh nghiệp FDI, mà FDI đầu tư ở Việt Nam không phải công nghệ cao nên họ sử dụng rất nhiều lao động.
"Khi doanh nghiệp mở ra, có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động, kể cả lao động giản đơn. Và những lao động này giúp cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, tạo được doanh thu và lợi nhuận. Các lao động ấy rất cần, nhưng khi phát triển đến mức độ nhất định thì theo quy định, lương của họ phải cao lên, chế độ bảo hiểm, đãi ngộ cũng tăng lên trong khi thực chất đó vẫn là lao động giản đơn, trình độ nghiệp vụ, tay về vẫn như cũ, dù có thể có kinh nghiệm hơn một chút nhưng cũng không đáng bao nhiêu.
Vấn đề ở chỗ, doanh nghiệp muốn phát triển, tăng lợi nhuận, trong khi thị trường lao động bên ngoài rất dồi dào, có những tầng lớp lao động trẻ năng động, nhanh nhẹn hơn, sức khỏe bền bỉ hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẵn sàng thay thế, thải loại lao động đã quá tuổi.
Họ viện nhiều lý do, như sức khỏe người lao động kém hơn, độ nhanh nhạy không đáp ứng được yêu cầu của dây chuyển sản xuất... để thay thế lao động lớn tuổi bằng lao động trẻ, mặc dù cũng chỉ lao động giản đơn nhưng chắc chắn vẫn tốt hơn lao động quá tuổi. Lao động trẻ sẵn sàng tăng ca, ít bệnh tật và quan trọng là lương của chắc chắn là thấp hơn lao động quá tuổi làm lâu năm", PGS.TS Nguyễn Văn Nam phân tích.

Theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại, Việt Nam không tránh khỏi quá trình này bởi tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp FDI đầu tư ở đâu thì mục tiêu lợi nhuận bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Họ chuyển sang Việt Nam đa phần là công nghệ thấp, nếu không muốn nói là lạc hậu. Chính vì vậy, họ sẵn sàng thay thế, thải loại lao động đã quá tuổi.
"Tất nhiên vẫn có một bộ phận lớn lao động khác làm ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp này cũng sử dụng nhiều lao động, nhưng họ không phải lấy lợi nhuận làm mục tiêu sống còn, khi khó khăn, họ sẵn sàng hy sinh một phần lợi nhuận, dung hòa lợi ích các bên để cùng tồn tại.
Nhưng như đã nói, với doanh nghiệp FDI thì không có chuyện ấy. Mục tiêu kinh doanh, lợi nhuận được doanh nghiệp FDI đặt lên hàng đầu. Đại dịch Covid-19 lại gây thêm khó khăn, công việc không ổn định, đơn hàng không đầy đủ, doanh nghiệp có cớ để thải loại lao động, mà đối tượng đầu tiên bị loại là lao động lớn tuổi, vốn làm việc lâu năm, lương cao hơn để cắt giảm chi phí.
Rõ ràng, dịch bệnh chỉ là cơ hội để doanh nghiệp FDI đẩy mạnh quá trình này, còn nguyên tắc lợi nhuận trên hết của họ vẫn vậy. Đó là quá trình do thị trường lao động Việt Nam đã hình thành như thế, không như ở một số thị trường khác như Nhật, EU vốn thiếu lao động thì không có chuyện này", vị chuyên gia cho biết và cho rằng, Việt Nam sẽ còn phải đối diện với thực trạng này lâu dài và nặng hơn, nhất là khi kỹ năng của người lao động thấp vẫn là điểm yếu cố hữu lâu năm của kinh tế Việt Nam.
Muốn cải thiện tình trạng này, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Nhà nước cần có hệ thống đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng cho người lao động, nhất là lao động đã lớn tuổi.
Việc này, theo ông, doanh nghiệp FDI thường không muốn làm vì tốn chi phí, dù họ cũng thấy đó là một tiềm năng. Trong lúc thị trường lao động đang dồi dào thì doanh nghiệp không việc gì phải đào tạo lại lao động, trong khi nếu tuyển mới thì lợi đơn lợi kép, vừa chỉ phải trả lương thấp vừa không phải đào tạo.
"Đây là vấn đề các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức công đoàn, nghề nghiệp cần nhìn thấy để chú ý đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động để họ có thể đáp ứng được yêu cầu của các chủ doanh nghiệp trong giai đoạn cao hơn. Nếu không làm được việc này, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế dài hạn của Việt Nam và thể hiện phúc lợi của người lao động chưa được tốt", ông Nam nói.
Một việc cần làm khác, theo ông, là Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, bởi khi khối doanh nghiệp này phát triển có thể giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, trong đó có một bộ phận người lao động bị doanh nghiệp FDI thải loại. Bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tận dụng kinh nghiệm sẵn có của bộ phận lao động quá tuổi này.
"Nếu cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp, công đoàn quan tâm đến vấn đề này, có chính sách cụ thể thì sẽ mở ra nhiều cách giải quyết cho hiện tượng lao động thất nghiệp ở tuổi xế chiều", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm quý IV và năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4%.
Theo Tổng cục Thống kê, đại dịch Covid đã tước đi cơ hội có việc làm chính thức của người lao động, khiến một phần trong số họ không tìm được việc làm mới, một số khác phải chuyển sang làm các công việc phi chính thức không ổn định, thiếu bền vững.
Thống kê cho thấy, thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
"Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch vẫn đang lan rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Chất lượng nguồn lao động chưa cao sẽ là rào cản ngăn cách cơ hội thích ứng và bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới, các phương thức kinh doanh mới của thế giới.
Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tích cực đổi mới, triển khai các chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế", Tổng cục Thống kê nhận xét.
TIN LIÊN QUAN
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Xem nhiều




