Thoát bẫy thu nhập trung bình: Đừng để rơi vòng luẩn quẩn
Có hai vấn đề, công nghệ và con người, nếu không giải quyết tốt thì khó thoát những cái bẫy đã giăng ra.
Phải thoát được khỏi vòng luẩn quẩn
Tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng có chỉ đạo nhiều vấn đề quan trọng. Trong đó, Thủ tướng có giao nhiệm vụ cho Bộ KH-ĐT, làm sao để Việt Nam tránh được các bẫy thu nhập trung bình, bẫy lao động giá rẻ, bẫy gia công giá trị thấp, và thậm chí cả bẫy rác thải công nghệ.
Đánh giá cao chỉ đạo của Thủ tướng, PGS.TS. Mạc Văn Tiến, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp nhận định, nhiệm vụ giao cho ngành KH-ĐT trong bối cảnh cả thế giới đang bị suy thoái bởi dịch bệnh, nền sản xuất trong nước gần như bị ngưng trệ là nhiệm vụ khó nhưng bắt buộc phải thực hiện nếu không muốn bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Đi vào phân tích cụ thể, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đang tham gia vào quá trình hội nhập, đặc biệt trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn cầu, Việt Nam đang "đón" sóng dịch chuyển nhà máy từ các quốc gia phát triển, nếu không thận trọng sẽ rơi vào nhiều cái bẫy được giăng ra. Cụ thể là bẫy thu nhập trung bình, bẫy lao động giá rẻ, bẫy rác thải công nghệ...
Đặc biệt là bẫy công nghệ lạc hậu, trong khi chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam chưa cao, như vậy, sẽ lại rơi vào vòng luẩn quẩn công nghệ lạc hậu - lao động giá rẻ - giá trị gia tăng thấp.
Ông cũng nhấn mạnh tới yếu tố lao động giá rẻ trong tương lai sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nữa nhưng khi, nền công nghệ lạc hậu, không được đầu tư, đổi mới thì bắt buộc vẫn phải sử dụng lao động phổ thông, lao động chân tay. Như vậy thì cuối cùng giá trị gia tăng tạo ra thấp, năng suất lao động cũng thấp, nền sản xuất sẽ không thể phát triển được và mãi mãi sẽ không bao giờ thoát được khỏi cái được bẫy thu nhập trung bình.
Phân tích như vậy để thấy chỉ đạo của Thủ tướng là rất đúng đắn, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho Bộ KH-ĐT phải rất thận trọng trước nguy cơ bẫy rác thải công nghệ. Bởi nếu không tạo ra những rào chắn kỹ thuật tốt, để lọt những dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu thì Việt Nam không những sẽ trở thành bãi rác thải công nghệ của thế giới mà nền sản xuất, nền kinh tế trong nước cũng không thể cạnh tranh, phát triển được.
Vậy ngành KH-ĐT phải làm gì? PGS.TS Mạc Văn Tiến cho biết, Việt Nam đang có lợi thế của một nước đi sau ứng dụng CM 4.0, vì thế, phải tận dụng thật tốt những cơ hội cũng như kinh nghiệm để ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Cụ thể là, nhập công nghệ tiên tiến của thế giới nhưng khi có được công nghệ tiên tiến của thế giới rồi cũng phải đặt ra vấn đề: ai là người sử dụng, điều khiển được công nghệ đó?
"Muốn sử dụng được công nghệ tiên tiến, hiện đại phải có được đội ngũ công nhân, lao động chất lượng cao, có kỹ thuật, có khả năng tiếp thu, điều khiển được công nghệ đó. Nói cách khác là phải có được đội ngũ kỹ thuật có khả năng làm chủ được công nghệ, điều khiển được công nghệ chứ không phải làm nô lệ cho công nghệ.
Như vậy lại phải quay lại vấn đề chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và cao hơn nữa là hướng tới việc thay đổi chất lượng của đội ngũ quản trị.
Để làm được những việc đó không ai khác chỉ có ngành KH-ĐT, cụ thể là Bộ KH-ĐT, bởi, muốn thay đổi được công nghệ phải bắt đầu tư thay đổi về tư duy thu hút FDI.
Nói cụ thể hơn chính là chiến lược thu hút FDI của ngành KH-ĐT phải làm sao hướng tới thu hút được nguồn vốn FDI có chất lượng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến. Như đã nói, để thu hút được công nghệ phải có được nguồn nhân lực đủ khả năng làm chủ được công nghệ, do đó, cũng chính ngành KH-ĐT phải có sự chuẩn bị, lên kế hoạch cho đất nước một đội ngũ nguồn nhân lực thật tốt, sẵn sàng đáp ứng các điều kiện trong bối cảnh mới.
Tóm lại ở đây là có hai vấn đề, công nghệ và con người, đó đều là hai vấn đề thuộc về ngành KH-ĐT và ngành KH-ĐT phải chịu trách nhiệm giải quyết.
Khi giải quyết được hai vấn đề lớn đó, chúng ta sẽ giải quyết được cái bẫy về công nghệ và bẫy về chất lượng lao động, như vậy, sẽ thoát được ra khỏi những cái bẫy thu nhập trung bình, bẫy rác thải, bẫy gia công và nền kinh tế sẽ phát triển", vị chuyên gia phân tích.
Đi theo quy trình ngược, bẽ gãy chuỗi quản trị
Về lý thuyết là như vậy, nhưng những vấn đề hạn chế nội tại vẫn được cho là "hòn đá tảng" cản đường phát triển như làm sao để nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng, chuyển giao công nghệ... phải giải quyết như thế nào để mở đường cho phát triển trong giai đoạn mới theo vị chuyên gia vẫn là câu hỏi khó.
Đặc biệt, theo báo cáo mới đây, dù tăng trưởng 2,91% được cho là mức tăng trưởng cao nhất thế giới thế nhưng, tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào FDI và xuất khẩu, trong khi tỉ lệ nội địa rất thấp, giá trị gia tăng nhận về không cao, điều này càng cho thấy sự phụ thuộc quá lớn vào công nghệ và nguồn lao động gia công.
PGS.TS Mạc Văn Tiến cho rằng, giai đoạn này không còn là giai đoạn nói suông nữa mà phải thực hiện, bắt đầu từ việc chuyển hướng quản trị doanh nghiệp, thay vì đi xuôi, phải đi ngược, tạo sự đột phá, bẻ gãy chuỗi quản trị bình thường và chuyển sang chuỗi quản trị đột phá mới bằng công nghệ.
Chỉ khi có được công nghệ hiện đại, quản trị được bằng công nghệ mới tăng được giá trị đầu tư, tăng chất xám trong sản phẩm, giảm được tỉ lệ gia công, lắp ráp, bắt tay vào sản xuất và chế biến, như vậy mới tăng cao được hàm lượng giá trị nội địa trong sản phẩm.
Việc quan trọng nhất theo vị chuyên gia là phải tăng đầu tư cho con người, để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước làm chủ được công nghệ hiện đại.
Vấn đề ông lo ngại nhất là sự trì trệ của ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Sau bao nhiêu năm kêu gọi, đặt ra mục tiêu, chiến lược thay đổi, phát triển ngành giáo dục nghề nghiệp nhưng tới nay, nguồn lao động của Việt Nam vẫn rất thấp, không có khả năng thích ứng, vận hành được nền công nghệ hiện đại.
Như vậy, nút thắt đầu tiên ngành KH-ĐT và ngành giáo dục cần tháo gỡ chính là chính sách trong giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.
Khi có được nguồn nhân lực cao, chúng ta sẽ tự tin hơn trong chiến lược thu hút đầu tư, mới vượt qua được chính mình và có thể bắt kịp được những cái mới, thoát khỏi sự trì trệ, lạc hậu.
Cùng với đó, PGS Mạc Văn Tiến cho hay, chủ động nguồn nguyên vật liệu trong sản xuất cũng là vấn đề phải bàn tính, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh vừa qua, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào thực sự đã bộc lộ rõ những tác động to lớn trong nền sản xuất của Việt Nam.
Về nguyên tắc, sự phụ thuộc lẫn nhau của các nước trên thế giới là khó tránh, tuy nhiên, để hạn chế sự phụ thuộc, chủ động được nguồn nguyên liệu tại chỗ, không cách nào khác là phải phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp phụ trợ. Đây lại là một vấn đề khó nữa, bởi chiến lược phát triển công nghệ phụ trợ dù được đặt ra từ nhiều năm trước nhưng tới nay Việt Nam vẫn phải đi nhập từ các nguyên liệu đơn giản cho tới phức tạp.
Do đó, vị chuyên gia cho rằng Việt Nam cần học tập mô hình phát triển của các nước, thay đổi thể thể, tăng cường sức mạnh nội địa, thúc đẩy sự liên kết, hình thành các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến trở thành những doanh nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế. Làm được như vậy mới có thể thúc đẩy được công nghệ phụ trợ phát triển, gia tăng giá trị nội địa và hướng tới xuất khẩu chính các sản phẩm nội địa sản xuất chứ không phải là xuất khẩu hộ cho FDI nữa.
AI đang thay đổi cuộc chơi: Đội ngũ bảo trì của bạn đã sẵng sàng?
Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, đội ngũ bảo trì không còn chỉ là bộ phận "hậu cần" âm thầm. Họ đang dần trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành bại...
Vinamilk là thương hiệu duy nhất Việt Nam sở hữu 2 cúp Quán quân tại giải thưởng lớn của ngành sữa thế giới
Nếu đầu năm 2025, Vinamilk gây ấn tượng về số lượng 125 sản phẩm mới tung ra thị trường, thì mới đây, doanh nghiệp sữa tỷ đô này đã cho thấy bước tiến vượt bậc...
SHB Chi nhánh Kinh Đô ký kết hợp tác với Trường Đại học Đông Đô
Thỏa thuận hợp tác giữa SHB Chi nhánh Kinh Đô và Trường Đại học Đông Đô là nền tảng quan trọng để hai bên khai thác và phát huy thế mạnh, đồng thời mang đến các chương trình đào tạo thực tế và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên, đóng góp tích cực và
Đại học Quốc gia Hà Nội ký kết hợp tác với Tập đoàn Sun Group trong đào tạo và xây dựng chiến lược
Ngày 25/6/2025, lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Tập đoàn Sun Group diễn ra tại Hà Nội, với kỳ vọng chung tay hiện thực hoá...
Vinamilk nâng tầm sữa Việt với các công nghệ đột phá, giành giải thưởng lớn tại Hội nghị Sữa toàn cầu 2025
Hội nghị Sữa Toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18, đã diễn ra từ ngày 18-19/6/2025 tại Hà Lan. Trong lần thứ 5 tham dự, Vinamilk tiếp tục là đại diện...
Dấu ấn Vinamilk tại Hội nghị sữa toàn cầu: Sữa Việt ngang tầm với thế giới về đổi mới công nghệ
Amsterdam, Hà Lan – Hội nghị Sữa Toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18, đã diễn ra từ ngày 18-19/6/2025 tại Hà Lan. Trong lần thứ 5 tham dự, Vinamilk tiếp tục...
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Thương hiệu Vinamilk có gì đặc biệt?
Khi sự trung thành của người tiêu dùng ngày càng trở nên “xa xỉ”, thì vị trí được chọn mua trong giỏ hàng thực sự là “chiếc cúp” quý giá nhất mà mọi thương hiệu mong muốn. 13 năm qua, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam, Vinamilk là cái tên dẫn đầu nhiều danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG. Họ đã làm điều đó như thế nào?
Công bố Top 275 cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025
Từ hơn 35.000 bức tranh tham gia cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025, 275 bức tranh thuộc hệ thống giải Nhất, Nhì, Ba, Tư và Triển vọng đã được đề cử.
T&T Group trao thưởng hơn 1,2 tỷ đồng cho CLB Bóng bàn CAND - T&T sau Giải vô địch bóng bàn quốc gia 2025
Với những thành tích xuất sắc tại Giải vô địch Bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân lần thứ 43 năm 2025, các HLV và VĐV của CLB Bóng bàn CAND - T&T đã được Tập đoàn T&T Group vinh danh và trao thưởng với tổng số tiền lên tới 1,26 tỷ đồng.
Báo cáo Phát triển bền vững HDBank 2024: “Vươn xa trong Kỷ nguyên số - Lan tỏa giá trị xanh”
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, mã chứng khoán HDB) vừa chính thức phát hành Báo cáo Phát triển bền vững năm 2024, trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố Báo cáo phát triển bền vững trong năm 2025.
Vinamilk xuất hiện ấn tượng tại THAIFEX – Hội chợ hàng đầu Châu Á, không chỉ để kinh doanh
Hội chợ thực phẩm và đồ uống hàng đầu Châu Á, Thaifex Anuga Asia 2025 có hơn 170 doanh nghiệp Việt tham dự. Góp mặt liên tục gần 20 năm qua, Vinamilk, đại diện...
Lễ tổng kết năm học 2024 – 2025 của Victoria School: Ngày hội "hạnh phúc" từ 17 cơ sở giáo dục
Với hàng loạt giải thưởng trong nước và quốc tế đã gặt hái được cùng chuỗi hoạt động trải nghiệm đáng nhớ, học sinh Hệ thống giáo dục Victoria School đã chính thức...
Dự án tâm linh ở Lâm Đồng của ông Lê Phước Vũ được thuê thêm gần 10.000m2 đất
Dự án Khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm Hoa Sen tại thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) vừa được UBND tỉnh cho phép mở rộng thêm gần 10.000 m²...
Giới trẻ tự hào sở hữu thẻ tín dụng NCB Visa Thống nhất, NCB tiếp tục phát huy lòng yêu nước vào sản phẩm mới
Vượt ra khỏi giá trị của một sản phẩm tài chính, thẻ visa Thống Nhất được coi như một biểu tượng, một tuyên ngôn cá nhân của người sở hữu về tình yêu nước...
Nam Long II Central Lake sắp ra mắt phân khu mới: Tâm điểm bất động sản Tây Nam Bộ
Phân khu mới thuộc khu đô thị tích hợp quy mô hơn 43 ha tại quận Cái Răng (Cần Thơ) sắp được Tập đoàn Nam Long chính thức giới thiệu ra thị trường.
Ngôi nhà mơ ước năm 2025: Lộ diện Top 10 Hoạ sĩ nhí giành hàng chục nghìn like
Ngày 25/5, cuộc thi Ngôi nhà mơ ước 2025 với chủ đề Đô thị xanh hạnh phúc đã chính thức khép lại vòng bình chọn trực tuyến đầy sôi động trên Diễn đàn Trẻ em Việt Nam.
PVcomBank đồng hành cùng cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025
Với sứ mệnh chung tay đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tham gia đồng hành cùng cuộc thi Sáng tạo...
"Ông lớn" ngành dược Trung Quốc rót hơn 5.730 tỷ đồng thâu tóm Imexpharm
Livzon Pharmaceutical Group vừa công bố hoàn tất giao dịch mua lại gần 65% cổ phần của Imexpharm với tổng giá trị hơn 5.730 tỷ đồng, tương đương khoảng 219,1 triệu USD.
Vinamilk đồng hành cùng thiếu nhi cháu ngoan Bác Hồ hướng đến kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác
Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X tại Hà Nội diễn ra thành công tốt đẹp, hội tụ 500 đại biểu thiếu nhi xuất sắc trên cả nước, hướng đến kỷ niệm...
Xem nhiều




