Tin ngân hàng nổi bật tuần qua: NHNN sẽ xử lý những ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất
Những tin ngân hàng nổi bật tuần qua như: Điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi; 19 ngân hàng Việt lọt Top 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương...
Nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi
Một trong những tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua là việc nhiều ngân hàng phát đi tín hiệu giảm lãi suất huy động.
Theo đó, VPBank đã giảm lãi suất tại sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn Prime Savings. Trước đó ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất cao nhất lên đến 11%/năm tại sản phẩm này trong tháng đầu tiên ở kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng, tuy nhiên hiện tại lãi suất cao nhất của sản phẩm này giảm xuống chỉ còn 9,25%/năm.
Đối với tiết kiệm tại quầy, lãi suất cao nhất hiện ngân hàng áp dụng là 9,3%/năm tại các kỳ hạn 18-36 tháng khi gửi số tiền từ 10 tỷ đồng. Với tiết kiệm online, lãi suất cao nhất tại kênh này là 9,4%/năm cũng tại kỳ hạn 18-36 tháng khi gửi số tiền từ 10 tỷ đồng.
Ngân hàng MSB cũng thông báo giảm lãi suất huy động 0,2-0,4%/năm tại một số kỳ hạn. Cụ thể, khi gửi tiết kiệm kênh online, lãi suất tại kỳ hạn 15-36 tháng giảm 0,4%/năm xuống 9%/năm. Với các kỳ hạn ngắn hơn, tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động cũng giảm 0,4%/năm xuống 8,9%/năm, còn tại kỳ hạn 6-11 tháng, mức lãi suất giảm xuống còn 8,8%/năm.
Saigonbank cũng giảm lãi suất huy động tới mức tối đa 1%/năm. Cụ thể, với sản phẩm tiết kiệm thường, hiện mức lãi suất tiết kiệm cao nhất của ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân là 9,5%/năm tại kỳ hạn 13 tháng, giảm 1%/năm so với mức lãi suất cao nhất trước đó cũng tại kỳ hạn 13 tháng.
Đối với các kỳ hạn dài 12 tháng và từ 18 tháng trở lên, lãi suất tiết kiệm cũng giảm 0,6-0,7%/năm xuống 9,3%/năm. Trước đó tại các kỳ hạn này, lãi suất tiết kiệm đều vượt mốc 10%/năm.
Động thái điều chỉnh lãi suất huy động của các ngân hàng diễn ra trong bối cảnh Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kêu gọi thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm (kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất).
Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý những ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 9064/NHNN-TD gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu nghiêm túc triển khai thực hiện một số nội dung về công tác tín dụng, lãi suất trong thời gian tới.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, căn cứ diễn biến của thị trường và tình hình tăng trưởng tín dụng, lãi suất của hệ thống tổ chức tín dụng trong thời gian gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung.
Thứ nhất, trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước đã thông báo, tổ chức tín dụng chủ động cần đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng đối với nền kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro kỳ hạn.
Đồng thời, tập trung cấp tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghề cao); các động lực tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu); xây dựng khu công nghiệp; cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân; các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án nhà ở thương mại với giá phù hợp.
Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản; trong đó, kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp...
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 của NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP.
Thứ tư, tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay theo quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
"Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi các trường hợp tổ chức tín dụng tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các tổ chức tín dụng này", văn bản nêu rõ.
Hiện tại, cuộc đua tăng lãi suất huy động bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Trong tuần vừa qua, không còn ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất.
Tin Ngân hàng Nhà nước mở lại kênh hút tiền sau hơn 1 tháng tạm dừng
Phiên giao dịch 20/12 ghi nhận diễn biến đáng chú ý trong hoạt động điều tiết thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo đó, lần đầu tiên trong hơn 1 tháng qua, NHNN đã sử dụng lại công cụ tín phiếu để hút bớt thanh khoản hệ thống.
Cụ thể, NHNN đã chào thầu thành công 20.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4,39%. Lần gần nhất Nhà điều hành chào thầu tín phiếu diễn ra trong thời gian 15/11 - 18/11 với quy mô 40.000 tỷ, kỳ hạn 28 ngày và lãi suất dao động 4,5 - 6%.
Như vậy, so với đợt gần nhất vào trung tuần tháng 11, lần phát hành tín phiếu mới nhất của NHNN có kỳ hạn ngắn hơn và lãi suất trúng thầu thấp hơn.
Song hành với việc mở lại kênh hút thanh khoản, NHNN tiếp tục dừng nghiệp vụ mua kỳ hạn giấy tờ có giá (OMO) 91 ngày.
Trước đó, NHNN đã liên tục cung ứng thanh khoản kỳ hạn dài cho các ngân hàng thông qua nghiệp vụ OMO 91 ngày với khối lượng đều đặn gần 3.000 tỷ/phiên trong giai đoạn 7/12 – 15/12, tổng lượng cung ứng cho hệ thống đạt gần 21.000 tỷ.
Với việc mở lại kênh tín phiếu và giảm lượng OMO hỗ trợ, NHNN đã hút ròng khỏi hệ thống gần 31.500 tỷ trong hai phiên đầu tuần. Số OMO đang lưu hành giảm về còn 58.285 tỷ đồng, trong khi số tín phiếu lưu hành tăng lên 20.000 tỷ.
19 ngân hàng Việt lọt Top 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2022
Một trong những tin ngân hàng nổi bật tuần qua là sự kiện 19 ngân hàng Việt lọt Top 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2022.
Trong đó TPBank đứng vị trí đầu tiên trong số 19 ngân hàng Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng khi ở vị trí thứ 61, tăng 143 bậc so với năm trước.
Ngoài ra, hai ngân hàng Việt Nam khác lọt vào top 100 là Vietcombank và MB ở hai vị trí lần lượt là 66 và 72. Một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là HSBC Việt Nam cũng lọt vào top 100 với vị trí thứ 95. Ngoài ra, ngay sau top 100 là Techcombank với vị trí thứ 101, giảm 52 bậc so với năm trước.
Bên cạnh Vietcombank, ba ngân hàng Big4 còn lại là BIDV, VietinBank và Agribank chỉ ở top 200 trong bảng xếp hạng với các vị trí thứ 127,139 và 190. Trong khi BIDV đã tăng 151 bậc so với năm ngoái thì VietinBank và Agribank tụt lần lượt 39 bậc và 48 bậc so với năm 2021.
Các ngân hàng Việt Nam còn lại có mặt trong top 500 là MB (vị trí thứ 72), ACB (vị trí thứ 145), MSB (vị trí thứ 197), OCB (vị trí thứ 233), SCB (vị trí thứ 245), SeABank (vị trí thứ 313), HDBank (vị trí thứ 329), LienVietPostBank (vị trí thứ 335), SHB (vị trí thứ 348), VIB (vị trí thứ 354), VPBank (vị trí thứ 373) Sacombank (vị trí thứ 392) và Eximbank (vị trí thứ 418).
So với năm trước, danh sách ngân hàng Việt Nam lọt vào top 500 của khu vực đã có thêm OCB. Thứ hạng của OCB cũng khá cao khi đứng thứ 233 trong top 500 và đứng thứ 10 trong 19 ngân hàng Việt lọt vào bảng xếp hạng.
Hơn 17% cổ phần Eximbank vừa được sang tay
Trong hai ngày 21/12 và 22/12 đã có tổng cộng gần 211,8 triệu cổ phiếu EIB được các nhà đầu tư sang tay, giá trị hơn 5.916 tỷ đồng và tương đương hơn 17,2% cổ phần của Eximbank. Trong đó, phần lớn cổ phiếu Eximbank được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với khối lượng đạt trên 204,7 triệu đơn vị, giá trị gần 5.714 tỷ đồng (tương ứng khoảng 27.900 đồng/cp).
Thanh khoản EIB tăng vọt nhờ giao dịch sôi động của khối ngoại. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 101,7 triệu cổ phiếu EIB, giá trị hơn 2.846 tỷ đồng trong phiên 22/12 và mua ròng hơn 43,5 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 1.254 tỷ đồng vào phiên 21/12.
Đây đều là mức bán ròng và mua ròng kỷ lục của khối ngoại tại cổ phiếu EIB trong nhiều năm qua.
Tính chung trong 2 phiên vừa qua, khối ngoại đã bán ròng 58,2 triệu cổ phiếu Eximbank, tương đương hơn 4,7% cổ phần ngân hàng này.
Những diễn biến trên xuất hiện trong bối cảnh EIB tăng giá mạnh kể đầu tháng 12 đến nay, từ mức 22.000 đồng lên 28.000 đồng/cp (hơn 27%). Trước đó, cổ phiếu này đã lao dốc vào cuối tháng 10 và nửa đầu tháng 11, từ mức 42.000 đồng xuống còn hơn 18.000 đồng/cp.
TIN LIÊN QUAN
-
Cuối năm, ngân hàng đẩy mạnh rao bán nợ, thanh lý hàng trăm khoản vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm
-
VnDirect: Rủi ro “đứt gãy thanh khoản” giữa các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng lên chất lượng tài sản ngân hàng
-
Tỷ lệ vốn ngắn hạn, cho vay trung dài hạn tại các ngân hàng hiện ra sao?
-
Nhiều ngân hàng triển khai các gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp
-
Điểm danh các ngân hàng đã giảm lãi suất huy động
-
Những ngân hàng nào đang áp dụng lãi suất huy động trên 9,5%/năm?
-
Năm 2023 sẽ kiểm toán 14 tập đoàn, tổng công ty và các tổ chức tài chính, ngân hàng
-
Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị mua vào ngoại tệ, bơm tiền đồng ra thị trường?
Trung Quốc phát hiện mỏ vàng “khủng” hơn 1.000 tấn
Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, ước tính trị giá khoảng 83 tỷ USD.
Ngân hàng phải đảm bảo dữ liệu khách hàng được an toàn, bảo mật
Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng.
Điểm tin ngân hàng ngày 22/11: Dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,28 triệu tỷ
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD; OCB ưu tiên tiếp vốn cho doanh nghiệp start-up; Người nhà Phó Chủ tịch VIB dự chi hàng trăm tỷ...
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
9 tháng đầu năm 2024, VietinBank dẫn đầu ngành ngân hàng khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 16%, đạt hơn 60.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng BIDV và Vietcombank.
Eximbank hút về hơn 2.000 tỷ đồng từ trái phiếu
Từ đầu năm đến nay, Eximbank đã huy động thành công 2 lô trái phiếu với lãi suất 5,3%/năm, hút về 2.100 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận và lãi dự thu tại Eximbank...
Điểm tin ngân hàng ngày 21/11: Ngân hàng không được khuyến mại khi nhận tiền gửi
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp; ABBank và BaoViet Bank tăng mạnh lãi suất huy động kỳ hạn ngắn;...
Bitcoin phá kỷ lục vượt ngưỡng 94.000 USD
Theo CoinMarketCap, giá Bitcoin bất ngờ vượt qua mốc 94.000 USD vào rạng sáng 20/11 (giờ Việt Nam), vừa đủ phá kỷ lục thiết lập vào ngày 14/11.
OCB chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.
Lãi suất tiết kiệm tháng 11 tăng trở lại, gửi tiền ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?
Lãi suất huy động nhích lên góp phần kích thích dòng tiền nhàn rỗi chảy vào hệ thống ngân hàng. Theo thống kê đã có hơn 15 ngân hàng điều chỉnh lãi suất...
Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc - Innovation Excellence Award...
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo...
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024. Quy mô tài sản, dư nợ cho vay khách hàng và tiền gửi của khách hàng...
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (20/11) tăng trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đang có dấu hiệu leo thang khiến vàng trở nên hấp dẫn...
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã: TCB) thu về hơn 26.900 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 18.000 tỷ đồng.
Điểm tin ngân hàng ngày 19/11: MSB rao bán khoản nợ 1.141 tỷ đồng của công ty Tài Nguyên
Vicem ghi nhận lỗ gần 8.000 tỷ đồng từ các khoản đầu tư tài chính; Giá vàng tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước công bố giá bán vàng miếng SJC;...
Vì sao vàng không còn “lấp lánh” sau chiến thắng của Donald Trump?
Sau khi tăng cao trong phần lớn thời gian của năm nay, giá vàng đột nhiên không còn hấp dẫn nữa kể từ khi Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
Với vai trò chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận...
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024
Mới đây, trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX)...
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành...