Từ xin sân bay, cấm đường: Căn bệnh lợi ích cục bộ
Căn
Từ việc ồ ạt xin làm sân bay tới chuyện cấm đường vận chuyển nông sản...
Tại tờ trình Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không (CHK), sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050 lên Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất lựa chọn phương án đến năm 2030 cả nước sẽ có 26 CHK, bao gồm 14 CHK quốc tế và 12 CHK nội địa. Định hướng đến năm 2050, số lượng CHK cả nước cũng chỉ dừng ở con số 30 CHK, gồm 15 CHK quốc tế và 15 CHK nội địa.
![]() |
Không xuất khẩu được, nông sản kêu gọi giải cứu. Ảnh: Dân trí |
Tuy nhiên, đã có 8 địa phương từng đề xuất xây sân bay gồm Ninh Bình, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bạc Liêu và mới đây là Bình Phước, Bắc Giang, Hà Giang. Cả 8 địa phương này đều không nằm trong quy hoạch mà Cục Hàng không xây dựng.
Mặc dù các chuyên gia chuyên ngành, chuyên gia kinh tế đều khuyến cáo tính hiệu quả của các dự án sân bay nhỏ không cao, khó đảm bảo tính khả thi và khả năng thu hồi vốn cho dự án. Trái ngược với những khuyến cáo trên, các địa phương đều khẳng định tính hiệu quả của sân bay với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như cả nước.
Điều này khiến giới chuyên gia lo ngại có tư duy cục bộ, địa phương, chạy theo dự án bất chấp những cảnh báo bởi thực tế, trong hàng loạt các sân bay nhỏ đang hoạt động thì hầu hết đều phải bù lỗ.
Cùng chung mối quan tâm trên, PGS.TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, xu hướng giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là một chủ trương đúng nếu việc giao quyền đó đi cùng với một hành lang pháp lý chặt chẽ, bảo đảm các quyền tự chủ của mỗi địa phương phải phù hợp với đường hướng chung của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay, do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, có hiện tượng xé rào mang tính đặc thù dẫn tới tình trạng địa phương nào cũng muốn xin, muốn có cơ chế đặc thù hướng tới lợi ích riêng cho địa phương mình.
"Ồ ạt làm sân bay, cảng biển là một biểu hiện vin vào quyền tự chủ, vin vào yếu tố đặc thù để chạy theo xin cơ chế có lợi cho địa phương mình.
Trên thực tế, để làm sân bay người ta phải căn cứ dựa trên nhu cầu và hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, bây giờ cách nhau 100km người ta cũng muốn làm sân bay. Dân nghèo, không có tiền, không có nhu cầu người ta vẫn muốn làm sân bay. Tôi không hiểu họ làm sân bay vì nhu cầu, vì để phát triển hay để cho oai?", vị chuyên gia băn khoăn.
Theo PGS Nguyễn Văn Nam, không chỉ có xin dự án sân bay, mà còn xin cơ chế điều chỉnh ngân sách như đề xuất của TP.HCM, hay mới đây là việc "cấm cửa" xe chở nông sản từ Hải Dương đi Hải Phòng vì lo ngại dịch bệnh.
"Pháp luật là hành lang pháp lý chung cho mọi đối tượng, mọi địa phương, tất cả đều phải tuân thủ. Tính ưu tiên chỉ nên xem xét với những trường hợp rất đặc thù, cá biệt, do đó, tiêu chuẩn, tiêu chí để ưu tiên cũng phải được quy định rất rõ ràng. Nếu cái gì không có trong quy định lại mở ra để xin cơ chế đặc thù thì không còn là đặc thù nữa mà như vậy cũng làm rối thêm, mỗi địa phương xin một thứ và mỗi địa phương áp dụng một kiểu, rất khó quản lý", PGS Nguyễn Văn Nam phân tích.
Đừng để lợi ích địa phương biến thành lợi ích cá nhân
Trước xu hướng trên, PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng cần kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, tránh để trở thành phong trào.
Ông đồng tình với những quan điểm phải có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển. Lấy ví dụ như TP.HCM, vị chuyên gia phân tích, với lý do là địa phương đầu tầu, cần được đầu tư nhiều hơn để phát triển kinh tế thì các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương phải ngồi lại với nhau để xem tháo gỡ, giúp đỡ họ đầu tư, hoàn thiện hạ tầng như thế nào? Cần phải đầu tư bao nhiêu là đủ? Việc này hoàn toàn có thể làm được. Quan trọng là nguồn lực giữ lại sẽ được sử dụng như thế nào? Có hiệu quả hay không?
Hay việc ồ ạt làm sân bay thì nhu cầu đi lại thế nào? Khả năng thu hồi tài chính ra sao...? Câu chuyện cấm đường vận chuyển nông sản xuất khẩu của Hải Dương vì sự an toàn của địa phương mình nhưng đã để lại hậu quả thế nào?
"Có một thực tế khiến người ta băn khoăn là tình trạng tham nhũng, thất thoát tại các địa phương, đặc biệt là TP.HCM vẫn còn bức xúc. Đơn cử là hàng loạt cán bộ, lãnh đạo địa phương đã dính án liên quan tới đất đai, quản lý tài chính, thuế, hải quan...
Những vụ án đã bị khởi tố, những cán bộ phải ra trước vành móng ngựa chính là minh chứng cho sự chuyển hóa từ lợi ích địa phương sang lợi ích cá nhân nên các cơ quan quản lý phải lưu tâm", vị PGS chỉ rõ.
Để khắc phục tình trạng trên, vị chuyên gia cho rằng trước tiên là phải hoàn thiện chính sách pháp luật chung, trên cơ sở đó, mọi sự ưu tiên, ưu đãi đều phải dựa trên sự tuân thủ các quy định của pháp luật.
TIN LIÊN QUAN
-
Sân bay thứ 2 của vùng Thủ đô nên đặt ở đâu?
-
Bắc Giang đề xuất chuyển sân bay Kép thành sân bay lưỡng dụng
-
Việt Nam bắt đầu ra nhập 'cuộc đua' mở rộng sân bay trên thế giới?
-
Hà Giang đề xuất xây dựng sân bay
-
Sân bay Thành Sơn không có tên trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống CHK toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030
-
Bộ KH-ĐT được giao thẩm định dự án sân bay Sa Pa
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Xem nhiều




