Việt Nam bị cáo buộc thao túng tiền tệ: Sếp WB nói gì?
Việt Nam có thể nghĩ tới những khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong thời gian tới ở những lĩnh vực khác.
Tại buổi Công bố Báo cáo Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, ấn phẩm tháng 12/2020 ngày 21/12, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã trả lời một số câu hỏi quanh việc Việt Nam bị Bộ Tài chính Mỹ "dán nhãn" thao túng tiền tệ.
Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, bà Carolyn Turk - cho biết trước việc này, Chính phủ Việt Nam có thể nghĩ tới những khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới ở những lĩnh vực khác, ví dụ như giá cả của hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, còn có nhiều cách khác nền kinh tế Việt Nam có thể trở nên cạnh tranh hơn trong giai đoạn hiện nay.
"Điểm tốt trong bối cảnh khó khăn hiện nay là Việt Nam đã kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, các công xưởng vẫn đang sản xuất và nền kinh tế vẫn đang xuất khẩu… Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay, một số công ty trên toàn cầu đã nghĩ đến việc chuyển sản xuất sang Việt Nam trong khi các quốc gia khác đang vật lộn với Covid-19, các nhà máy gặp khó khăn để tiếp tục hoạt động trong bối cảnh phong tỏa.
Chính phủ Việt Nam cần tranh thủ giai đoạn này, khi Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh, có thể suy nghĩ đến một số cải cách mang tính cơ cấu, một số hoạt động và đầu tư mà Việt Nam có thể thực hiện để đảm bảo quá trình phục hồi sau đại dịch một cách chắc chắn", báo Người lao động dẫn lời bà bà Carolyn Turk phân tích.
Tuy nhiên, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cũng lưu ý hiện Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, nhưng ở một thời điểm nhất định, khi vaccine Covid-19 triển khai ở tất cả các quốc gia và các quốc gia khác cũng có thể kiểm soát được đại dịch Covid-19 thì lợi thế đó sẽ không còn.
"Làm sao để Việt Nam có thể duy trì khả năng cạnh tranh trong thời gian tới, trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19", bà Carolyn Turk nói và cho biết WB có một số khuyến nghị để Việt Nam có thể phục hồi xanh và mạnh, bảo đảm quá trình phục hồi theo hướng tăng trưởng xanh.
"Chính phủ đang thúc đẩy mạnh đầu tư công một cách cẩn trọng trong giai đoạn hiện nay, đây là chiến lược khôn ngoan, khi nền kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng, song chúng ta có thể đi một bước xa hơn và xác định đâu là những đầu tư có khả năng thúc đẩy phục hồi xanh. Ngoài ra, cũng có thể nghĩ đến những cải cách về tài khóa để thúc đẩy những hoạt động xanh…", tân Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam gợi ý.
![]() |
Việt Nam khẳng định không thao túng tiền tệ như kết luận của Bộ Tài chính Mỹ. Ảnh minh họa: TTXVN |
Ông Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, cho rằng giai đoạn này, Việt Nam có cơ hội suy nghĩ nhiều hơn về một số chính sách của mình, đơn cử như chính sách về tỉ giá hối đoái.
"Thế giới những tháng vừa qua có nhiều biến động về tiền tệ, như đồng EURO, USD, Yen, đây cũng có thể là dịp để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam suy nghĩ xem đồng tiền nào Việt Nam muốn chú trọng trong thực hiện điều chỉnh dự trữ, có thể suy nghĩ đến việc đa dạng hóa, đưa ra chiến lược trên cơ sở xem xét những đối tác khác, điểm đến khác về đầu tư, thương mại"- chuyên gia này phân tích.
Ông Jacques Morisset cũng cho rằng đây có thể là thời điểm Việt Nam có thể suy nghĩ về chính sách thương mại.
"Việt Nam là một nước mở cửa, nền kinh tế liên quan mật thiết đến xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, trong thời gian dịch Covid-19, chúng ta có thể xem xét việc khai thác số hóa, những công nghệ ngày càng quan trọng, phải loại bỏ một số rào cản thương mại đối với dịch vụ. Trong thách thức có cơ hội, Việt Nam có thể tăng tốc một số chính sách, một số cải cách để ứng phó với thách thức tốt hơn", ông gợi ý.
Trước đó, ngày 16/12, Bộ Tài chính Mỹ đã xác định Việt Nam và Thụy Sỹ là những quốc gia thao túng tiền tệ cùng với 10 quốc gia thuộc diện theo dõi với cáo buộc rằng Việt Nam hội đủ 3 tiêu chí về thao túng tiền tệ, bao gồm: Thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và mua ròng ngoại tệ. Đây là lần đầu tiên, Mỹ gắn mác “thao túng tiền tệ” đối với Việt Nam.
Liên quan đến động thái này của Mỹ, tại cuộc họp ngày 18/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhấn mạnh quan điểm Việt Nam không thao túng tiền tệ như kết luận của Bộ Tài chính Mỹ. Thay vào đó, chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam là để ổn định kinh tế vĩ mô, không phải hạ giá tiền tệ để có lợi thế thương mại không công bằng.
Quan điểm này của Chính phủ Việt Nam cũng được Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Nhà nước khẳng định hôm 17/12.
Ở góc độ chuyên gia, TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả của Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV cho rằng cáo buộc trên của Bộ Tài chính Hoa Kỳ là một việc làm mang tính chủ quan, chưa nhìn nhận đa chiều và chưa xét đến đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam cũng như những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế.
Trong bối cảnh diễn biến kinh tế thế giới, cấu trúc thương mại toàn cầu còn nhiều bất định, việc bị Bộ Tài chính Mỹ chính thức đưa vào danh sách các nước thao túng tiền tệ sẽ có những tác động bất lợi nhất định tới quan hệ thương mại, đầu tư Việt-Mỹ, cũng như tới nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, TS Cấn Văn Lực và nhóm tác giả của Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV đề xuất 5 giải pháp cơ bản.
Một là, các cơ quan chức năng Việt Nam cần bình tĩnh, thận trọng, phối hợp tốt, chủ động và tích cực trao đổi thông tin với phía Mỹ. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã lên tiếng và sẽ phối hợp với các bộ, ngành hữu quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà phía Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến đến quan hệ thương mại hài hòa, công bằng theo Kế hoạch hành động hợp tác giữa hai nước.
Hai là, đẩy nhanh tiến độ cân bằng hơn cán cân thương mại với Mỹ do vấn đề cốt lõi mà Mỹ quan tâm là vấn đề giảm thâm hụt thương mại với các nước (trong đó có Việt Nam) hơn chỉ là vấn đề tiền tệ thuần túy.
Theo đó, Việt Nam cần tăng cường nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ Mỹ, đặc biệt là nông sản, sản phẩm năng lượng, vận tải, máy móc, thiết bị công nghệ cao, thiết bị y tế, vaccine phòng chống Covid-19...
Ba là, các cơ quan chức năng, địa phương cần tăng cường, quyết liệt, phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi đội lốt thương mại, đội lốt đầu tư để lợi dụng những ưu đãi từ hợp tác Việt-Mỹ và các Hiệp định FTA khác cũng như hành vi trốn thuế.
Bốn là, các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh tiến độ, giải quyết hiệu quả các vấn đề khác mà phía Mỹ quan tâm (như sở hữu trí tuệ, an ninh mạng, thanh toán điện tử…).
Cuối cùng, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra nhằm có giải pháp chủ động, linh hoạt và kịp thời, giảm thiểu tác động tiêu cực cũng như duy trì mối quan hệ kinh tế-thương mại ổn định và bền vững với Mỹ.
TIN LIÊN QUAN
Giá vàng phi mã 1 triệu đồng, xác lập kỷ lục mới
Giá vàng trong nước tăng áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng cùng xu hướng hồi phục mạnh mẽ từ thị trường thế giới sau khi Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh chính sách áp thuế.
Điểm tin ngân hàng ngày 3/4: Nhiều ngân hàng lãi đậm từ kinh doanh vàng
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương tiền tỷ; VietBank đặt mục tiêu lãi tăng 55%, muốn niêm yết lên HoSE vào năm 2025; Đề nghị Standard Chartered hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính...
Bảo hiểm tín dụng thương mại: Giải pháp thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu
Mới đây, Công ty Cổ phần FiinGroup Việt Nam (FiinGroup) phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đồng tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng thông qua bảo...
Giá vàng giảm sau khi lập kỷ lục mới
Giá vàng trong nước quay về mốc 101 triệu đồng/lượng sau khi cán mốc kỷ lục mới 102 triệu đồng/lượng vào phiên hôm qua.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa...
Giới thiệu mở thẻ tín dụng PVcomBank, cơ hội nhận quà lên đến 11 triệu đồng
Từ ngày 01/04/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai chương trình “Mời bạn mở thẻ, quà về liền tay” dành cho các khách hàng hiện hữu với nhiều cơ hội nhận...
Điểm tin ngân hàng ngày 2/4: MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance và mua công ty chứng khoán
BIDV trở thành ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam; LPBank và VPBank giảm lãi suất tiết kiệm cuối tháng; Giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 9% trong 3 tháng đầu...
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Agribank và Sun Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) vừa tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường
Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính...
Giá vàng đã tăng 20% kể từ đầu năm
Thị trường vàng đang trong một đợt tăng giá dường như không thể ngăn cản. Chỉ mất chưa đầy 2 tuần để giá đạt được cột mốc quan trọng khác sau khi vượt qua mức...
Giá vàng lập kỷ lục mới, vượt 102 triệu đồng
Giá vàng không ngừng lập đỉnh mới, vàng trong nước cán mốc 102 triệu đồng/lượng trong xu hướng leo thang của thị trường thế giới khi vượt 3.140 USD/ounce.
Điểm tin ngân hàng ngày 1/4: Gần 3 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp tại Agribank
Thêm hai tổ chức nước ngoài nắm trên 1% vốn Sacombank; Khoảng 17 triệu người Việt sở hữu tiền mã hóa; BIDV lùi thời gian họp Đại hội cổ đông thường niên 2025 đến ngày...
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng
Lợi nhuận hợp nhất sau thuế của Tập đoàn Bảo Việt đạt 2.194 tỷ đồng, tăng trưởng 16,6%; Tổng tài sản hợp nhất đạt 251.286 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2023; Hoạt động...
Điểm tin ngân hàng ngày 31/3: Cần cẩn trọng khi ứng dụng AI và blockchain vào hoạt động ngân hàng
Lợi nhuận ngân hàng quý I/2025 dự báo phân hóa mạnh; Agribank rao bán tài sản để thu hồi nợ xấu hơn 100 tỷ đồng; Phân hóa chiến lược ngân hàng - Thách thức mới...
VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Giá vàng phi mã lên kỷ lục mới
Giá vàng đồng loạt leo thang, cán mốc kỷ lục mới, giá vàng trong nước tăng vượt 101 triệu đồng/lượng.
Tình hình lãi suất huy động tuần mới tháng 3/2025: Đã có 20 ngân hàng đồng loạt điều chỉnh
Tính từ đầu tháng 3 đến nay, đã có 20 ngân hàng giảm lãi suất, gồm: BIDV, Techcombank, VietinBank, Eximbank, IVB, LPBank, Nam A Bank...
BIC chi trả hơn 1,4 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng BIDV
Ngày 27/03/2025, tại Trụ sở BIDV Thanh Xuân (Hà Nội), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) tổ chức lễ chi trả quyền lợi bảo hiểm Tai nạn và sức khỏe con người (BIC Bình...
Xem nhiều




