VnFinance
Thứ tư, 08/01/2025, 14:52 PM

7 thách thức của ngành Công Thương trong năm 2025

Năm 2024 ngành Công Thương đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ được giao, tuy nhiên phía trước vẫn còn nhiều thách thức lớn cần phải vượt qua.

Trước tiên cần phải nhắc đến việc các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vẫn đang tiếp tục gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận vốn dù lãi suất đã giảm. Mặt khác, chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu lại tăng cùng với tỷ giá đồng USD tăng cao làm giảm tính cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài khiến giá trị thặng dư của các ngành công nghiệp vẫn đang ở mức thấp.

Ngành Công Thương 2025
Sản xuất công nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn phát triển dù lãi xuất đã giảm.

Bên cạnh đó, mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Hiện nay, vấn nạn lớn trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành. Đó là chưa kể đến vẫn còn có những doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, móc nối với tổ chức cá nhân ở nước ngoài làm phương hại đến sản phẩm của Việt Nam cũng như tiếp tay với các sản phẩm bán phá giá thị trường trong nước.

Thách thức lớn thứ hai của ngành công nghiệp nước ta là tiến trình chuyển dịch năng lượng từ các nguồn năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới nhằm thực thi cam kết quốc tế về giảm phát thải… còn chậm. Cần nói thêm rằng, dù hiện tại Việt Nam vẫn đang là quốc gia có thặng dư về tín chỉ xanh nhưng nếu các doanh nghiệp không chủ động triển khai chiến lược xanh hoá sản xuất thì chắc chắn sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ bị nhiều quốc gia từ chối nhập khẩu cũng như sớm bị xem xét đánh thuế khiến không thể cạnh tranh nổi.

Tiếp đến là bài toán về thị trường điện bán buôn điện cạnh tranh hiện vẫn đang vận hành ở mức đơn giản hóa do cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành thị trường điện vẫn còn đang trong quá trình đầu tư, nâng cấp. Mặc dù đây là nguyên nhân khách quan nhưng chắc chắn ngành Công Thương không thể chậm hơn nữa trong việc triển khai đầu tư bởi vấn đề này đã được đề ra cách đây nhiều năm. Bên cạnh đó, việc phát triển, vận hành hệ thống điện và thị trường điện đối mặt với nhiều thách thức do tốc độ tăng trưởng phụ tải điện luôn ở mức cao, tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo tăng cao trong những năm gần đây… Chính vì vậy đã kéo theo cơ chế giá bán lẻ điện còn chưa đồng bộ với thực tế phát triển thị trường điện khiến không chỉ doanh nghiệp phát điện mà người dân đang bức xúc.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặc dù phục hồi tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững, chịu nhiều tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Phần lớn kim ngạch xuất khẩu của nước ta do các doanh nghiệp FDI mang lại (khoảng trên 70%) nhưng xuất khẩu của các doanh nghiệp này phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu và chưa tạo được hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hàng hoá xuất khẩu nước ta còn phụ thuộc vào một số thị trường lớn, chủ yếu là với các quốc gia Đông Bắc Á, Hoa Kỳ, ASEAN, EU (kim ngạch xuất khẩu tới 4 khu vực thị trường này chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước);

Những năm vừa qua, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ… phải đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại (PVTM), gian lận xuất xứ, các rào cản kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh. Giá trị gia tăng trong xuất khẩu chưa được như kỳ vọng, phần lớn hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng gia công, chế biến và tập trung chủ yếu ở nhóm doanh nghiệp FDI (như dệt may, da giầy, điện tử), tỷ lệ nội địa hóa thấp và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ lực phần nhiều còn dưới dạng nguyên liệu thô, sơ chế, khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng của thị trường thế giới hạn chế. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, toàn bộ thặng dư trong cán cân thương mại do các doanh nghiệp FDI mang lại trong khi đó cán cân thương mại của doanh nghiệp trong nước liên tục thâm hụt với xu hướng tăng.

Đáng lo ngại là cơ cấu thị trường nhập khẩu chậm chuyển dịch, nhập siêu chủ yếu do nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất từ một số thị trường châu Á, chưa tăng mạnh nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn của các nước phát triển trên thế giới.

Ngành Công Thương 2025
Thị trường trong nước vẫn phải chiến đấu với vấn hạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Hoạt động thương mại trong nước tuy tăng trưởng mạnh nhưng hạ tầng thương mại phát triển không đồng đều, đặc biệt tại các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Trong đó, chưa thu hút được đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt các hạ tầng lớn có tính lan tỏa như các trung tâm thương mại lớn, hiện đại, hệ thống kho bãi tiêu chuẩn, công nghệ cao. Các loại hình hạ tầng thương mại truyền thống (hệ thống chợ, siêu thị…) cũng chưa được quan tâm đúng mức, phải cạnh tranh gay gắt với các loại hình hiện đại khác. Còn thiếu sự liên kết chặt chẽ bên trong chuỗi cung ứng hàng hóa giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà vận chuyển và người tiêu dùng, nhất là đối với hàng thực phẩm tươi sống, thiết yếu, nên thị trường dễ bị biến động do tác động của tâm lý người tiêu dùng, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, bão giá cục bộ luôn rình rập.

Đặc biệt là tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, găm hàng chờ tăng giá trên thị trường nội địa, vi phạm cạnh tranh… còn diễn biến phức tạp, chưa có giải pháp xử lý triệt để, có tính răn đe cao. Trong thương mại điện tử (TMĐT), tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp, thiếu biện pháp xử lý do ngành Công Thương không được giao quyền. Mô hình TMĐT phát triển ngày càng phức tạp, đa dạng trong khi chưa có quy định pháp luật đủ mạnh để điều chỉnh riêng lĩnh vực này. Gần đây, việc kiểm soát TMĐT xuyên biên giới còn gặp nhiều khó khăn, không đủ chế tài để xử lý vi phạm từ các doanh nghiệp nước ngoài…

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, nhằm chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. Chính vì vậy, với trọng trách mà Chính phủ giao cho, Bộ Công Thương cần tập trung mọi nguồn lực để vượt qua 7 thách thức nêu trên mới có thể thực hiện nâng các chỉ tiêu tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại đúng với yêu cầu của Chính phủ góp phần tăng trưởng GDP với 2 con số trong năm 2025.

 


7 thách thức của ngành Công Thương trong năm 2025
7 thách thức của ngành Công Thương trong năm 2025
08/01/2025 Doanh nghiệp

Năm 2024 ngành Công Thương đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ được giao, tuy nhiên phía trước vẫn còn nhiều thách thức lớn cần phải vượt qua.

TTC AgriS chốt quyền trả cổ tức 10%, lên kế hoạch phát hành 12 triệu trái phiếu
TTC AgriS chốt quyền trả cổ tức 10%, lên kế hoạch phát hành 12 triệu trái phiếu
08/01/2025 Doanh nghiệp

CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS - Mã: SBT) vừa công bố việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ tức cho hai niên độ 2022-2023 và 2023-2024...

Những doanh nghiệp đầu tiên lên kế hoạch kinh doanh năm 2025
Những doanh nghiệp đầu tiên lên kế hoạch kinh doanh năm 2025
07/01/2025 Doanh nghiệp

Năm 2025, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh khá thận trọng song vẫn có nhiều đơn vị kỳ vọng lãi tăng đột biến.

Vì sao Chương Dương Corp bị xử phạt hơn 300 triệu đồng?
Vì sao Chương Dương Corp bị xử phạt hơn 300 triệu đồng?
06/01/2025 Doanh nghiệp

Ngày 31/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 1474/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...

Một doanh nghiệp đã mang hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân trong năm 2024
Một doanh nghiệp đã mang hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân trong năm 2024
06/01/2025 Doanh nghiệp

Kết thúc chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, Manulife đã mang đến tổng cộng hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân...

17% doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt tái cơ cấu
17% doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt tái cơ cấu
06/01/2025 Doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa chủ trì Hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình sắp xếp...

Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
05/01/2025 Doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182 cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển (R&D)...

Phát hiện loạt sai phạm tại Công ty Thép Nam Phát
Phát hiện loạt sai phạm tại Công ty Thép Nam Phát
03/01/2025 Doanh nghiệp

Thanh tra tỉnh Hưng Yên chỉ ra nhiều vi phạm tại Công ty Thép Nam Phát liên quan đến môi trường và thuế.

Gas Petrolimex duy trì mục tiêu lợi nhuận đi ngang 138 tỷ đồng trong 2025
Gas Petrolimex duy trì mục tiêu lợi nhuận đi ngang 138 tỷ đồng trong 2025
02/01/2025 Doanh nghiệp

2025 là năm 3 Gas Petrolimex xây dựng kế hoạch lợi nhuận đi ngang và doanh thu tiếp tục tăng, cổ tức tối thiểu 10%/vốn điều lệ.

Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm
Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm
02/01/2025 Doanh nghiệp

Loạt doanh nghiệp bất động sản như Phú Thọ Land, các doanh nghiệp trong nhóm Tập đoàn TTC,... vừa phát hành trái phiếu thu về hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất cao nhất...

Nam Long mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn sau khi chào bán thành công lô trái phiếu nghìn tỷ
Nam Long mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn sau khi chào bán thành công lô trái phiếu nghìn tỷ
02/01/2025 Doanh nghiệp

Ngày 25/12 vừa qua, CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) đã mua lại trước hạn toàn bộ hai lô trái phiếu tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.

Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
01/01/2025 Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - công trình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

2025 và triển vọng mới của Petrovietnam
2025 và triển vọng mới của Petrovietnam
01/01/2025 Doanh nghiệp

Tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đang đứng trước nhiều thách thức lớn, nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội để chuyển mình, khẳng định vị thế trong ngành năng lượng khu vực và thế giới.

Công nghiệp Việt Nam năm 2024: Thành tựu và hạn chế
Công nghiệp Việt Nam năm 2024: Thành tựu và hạn chế
01/01/2025 Doanh nghiệp

Với nỗ lực toàn diện từ Chính phủ, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp trên cả nước nên trong năm 2024 ngành công nghiệp đã chính thức trở lại quỹ đạo...

Đầu tư Nam Long chưa tạm ứng cổ tức năm 2024, mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
Đầu tư Nam Long chưa tạm ứng cổ tức năm 2024, mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
31/12/2024 Doanh nghiệp

HĐQT Nam Long quyết định không tạm ứng cổ tức năm 2024 vào tháng 12 theo dự kiến. Bên cạnh đó, Đầu tư Nam Long đã hoàn tất mua lại trước hạn hai lô trái phiếu NLGH2229001 và NLGH2229002, với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.

Becamex IDC bị xử phạt 150 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch
Becamex IDC bị xử phạt 150 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch
31/12/2024 Doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC) 150 triệu đồng về hành vi...

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Đường Việt bị đề nghị cấm thầu vì gian lận hồ sơ dự thầu
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Đường Việt bị đề nghị cấm thầu vì gian lận hồ sơ dự thầu
31/12/2024 Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Đường Việt mới đây bị đánh trượt và đề nghị cấm thầu trong gói thầu trị giá hơn 12 tỷ đồng vì có hành vi gian lận...

Ngành dệt may tìm thấy nhiều 'điểm sáng' cho tăng trưởng trong năm 2025
Ngành dệt may tìm thấy nhiều "điểm sáng" cho tăng trưởng trong năm 2025
31/12/2024 Doanh nghiệp

Nhóm phân tích của SSI Research đưa ra đánh giá tích cực đối với ngành dệt may, qua việc các công ty có đơn đặt hàng đến hết quý I/2025.

Một năm thay đổi vì người tiêu dùng của thương hiệu sữa nửa thế kỷ
Một năm thay đổi vì người tiêu dùng của thương hiệu sữa nửa thế kỷ
30/12/2024 Doanh nghiệp

125 sản phẩm được tung hoặc tái tung với bao bì mới, chất lượng cải tiến; công bố loạt sản phẩm ứng dụng công nghệ đột phá về dinh dưỡng và hương vị;...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance