Bộ Tài chính giải thích lý do nên thu phí trên các đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
Khi thực hiện thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ huy động kịp thời, hợp lý nguồn lực từ người sử dụng đường cao tốc, qua đó góp phần tạo nguồn kinh phí để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc...
Bộ Tài chính cho biết, mạng lưới đường bộ Việt Nam đang khai thác dài 668.750 km. Trong đó, có 16 tuyến đường cao tốc dài 968,7 km.
Theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg thì mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km.
Như vậy, tỷ lệ đường cao tốc hiện tại so với quy hoạch mới đạt 15%.

Trong khi đầu tư xây dựng đường cao tốc đòi hỏi lượng vốn rất lớn thì nguồn lực hiện tại của Nhà nước còn hạn chế.
Hiện nay, theo Quyết định số 1291 của Bộ Xây dựng, suất đầu tư đường cao tốc 4 làn vào khoảng 130 tỷ đồng/km, 6 làn khoảng 190 tỷ/km.
Bộ Tài chính cho hay: Chi phí bảo trì đường cao tốc khoảng 830 triệu đồng/km/năm, trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho công tác quản lý, bảo trì hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 35 - 40% nhu cầu tối thiểu, dẫn đến tình trạng chất lượng đường xuống cấp nhanh chóng (do không thực hiện đầy đủ công việc bảo dưỡng thường xuyên, chưa thực hiện sửa chữa đường bộ theo định kỳ).
Do đó, xây dựng nghị quyết nêu trên nhằm huy động kịp thời, hợp lý nguồn lực từ người sử dụng đường cao tốc nhằm có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng mới và bảo trì các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo 2 phương án.
Phương án 1, quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá.
Phương án 2, quy định thu phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, theo quy định pháp luật về phí, lệ phí.
Sau khi phân tích ưu, nhược điểm và đánh giá tác động của từng phương án, bộ Tài chính nghiêng về phương án 1.
Bộ Tài chính cho rằng ưu điểm của phương án 1 là mức thu phí dịch vụ sẽ được tính toán trên cơ sở tổng mức đầu tư dự án và thời gian thu hoàn vốn dự án.
Hết thời gian hoàn vốn sẽ dừng thu như các dự án xây dựng đường cao tốc đầu tư theo hình thức PPP. Điều này đảm bảo công khai, minh bạch và dễ nhận được sự đồng thuận của người dân và chủ phương tiện.
Tránh được sự phản ứng của người dân, doanh nghiệp và dư luận xã hội cho rằng "phí chồng phí", đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân như hiện nay.
Cơ quan soạn thảo nghị quyết cũng đã phân tích đánh giá tác động đối với kinh tế - xã hội.
Bộ Tài chính cho biết, khi thực hiện thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ huy động kịp thời, hợp lý nguồn lực từ người sử dụng đường cao tốc, qua đó góp phần tạo nguồn kinh phí để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc, chi thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Bên cạnh đó, đường cao tốc có chất lượng cao hơn đường quốc lộ thông thường. Trường hợp không tổ chức thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sẽ có xu hướng tập trung di chuyển trên đường cao tốc.
Điều này dẫn đến lưu lượng phương tiện trên đường cao tốc tăng cao, nhiều phương tiện vi phạm đi vào làn dừng khẩn cấp, gây ra tình trạng phương tiện chuyển làn liên tục, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao, làm giảm vận tốc trung bình lưu thông trên đường cao tốc, làm giảm hiệu quả khai thác đường cao tốc.
Bộ Tài chính lấy dẫn chứng sau khi đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương tạm dừng thu phí, lưu lượng phương tiện trên đường cao tốc tăng đột biến, vận tốc trung bình lưu thông trên tuyến giảm xuống còn từ 60 - 70 km/giờ, trong khi đó theo thiết kế của đường thì vận tốc tối đa là 120 km/giờ, vận tốc trung bình khi có thu phí là 100 km/giờ.
Việc thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc là một trong các giải pháp để tăng cường công tác quản lý, điều tiết lưu lượng phương tiện lưu thông trên đường cao tốc và trên đường quốc lộ song hành; việc thu phí kết hợp với các giải pháp khác như kiểm soát tải trọng xe, giám sát và hạn chế các phương tiện xe thô sơ, xe không được phép lưu hành trên đường cao tốc sẽ giúp tăng cường hiệu quả khai thác của đường cao tốc, tăng cường các lợi ích do đường cao tốc đem lại.
Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở phân tích dữ liệu sử dụng 05 tuyến đường cao tốc hiện hành, kết quả lượng hóa chi phí vận hành và chi phí thời gian của phương tiện cho thấy so với lưu thông tuyến trên quốc lộ song hành, phương tiện lưu thông trên các tuyến cao tốc sẽ được lợi bình quân theo xe đơn vị là 2.518 đồng/km/xe tiêu chuẩn.
Như vậy, nếu phải nộp phí khoảng 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn thì chủ phương tiện vẫn hưởng lợi khoảng 1.500 đồng/km.
Hệ thống đường cao tốc do Nhà nước đầu tư hiện nay (tổng dài 196 km), nếu thực hiện thu phí dịch vụ đường cao tốc với mức thu là 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn thì dự kiến hàng năm sẽ thu được khoảng 2.142 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho việc đầu tư cải tạo hệ thống đường cao tốc hiện hành, cũng như bổ sung vốn đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc mới.
Đánh giá về tác động tiêu cực,Bbộ Tài chính cho biết phí/giá dịch vụ đường bộ có phạm vi tác động lớn, luôn được người dân và dư luận xã hội quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều khoản thu thuế, phí (thuế tiêu thụ đặc biệt, phí sử dụng đường bộ, lệ phí trước bạ,...) đều tính và thu theo phương tiện.
Đối với sử dụng đường bộ, hiện Nhà nước đang thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện (tiền phí thu được sử dụng cho hoạt động bảo trì hệ thống đường bộ do Nhà nước quản lý); doanh nghiệp đầu tư xây dựng đường bộ thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá) qua trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ.
Bộ Tài chính phân tích, việc thực hiện thu phí dịch vụ thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư có thể dẫn đến phản ứng của một số người tham gia giao thông, sẽ có ý kiến cho rằng “phí chồng phí”.
Do đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích chính sách nhằm hiểu rõ lợi ích của đường cao tốc, tăng sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.
"Cuộc chiến" thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến thuế quan. Sự thay đổi chính sách thuế tại thị trường này...
CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước, chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài...
PMI ngành sản xuất tháng 4/2025 giảm xuống 45,6 điểm
Theo báo cáo mới nhất của S&P Global, những thông báo về thuế quan của Mỹ đã khiến Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 4 giảm...
Gần 2 triệu lượt khách đến TP HCM dịp lễ 30/4 - 1/5
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, TP HCM đón gần 2 triệu lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt hơn 7.100 tỷ đồng (tăng hơn 120% so với cùng kỳ năm ngoái).
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
Bổ sung quy định quản lý kho xăng dầu và điều hành giá bán lẻ; Siết chặt quy chế thi tuyển công chức, viên chức; Điều chỉnh khung giá dịch vụ quản lý chung cư tại Hà Nội… là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2025.
Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa...
Xem nhiều




