Các cổ phiếu có EPS trên 10.000 đồng: Bất ngờ nhiều mã chỉ có PE từ 3-6 lần
Theo quan điểm tài chính, mức EPS cao đồng nghĩa với việc nhà đầu tư thu về dòng tiền thường niên khả quan từ khoản đầu tư chứng khoán.
Kết thúc năm 2020, bảng xếp hạng các doanh nghiệp dẫn đầu về giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) lại ghi nhận những tên tuổi quen thuộc trên thị trường. Đây đều là các công ty đang có hiệu quả kinh doanh vượt trội, cơ cấu tài chính lành mạnh cùng chính sách cổ tức tốt.
Theo đó vị trí quán quân đang thuộc về Rạng Đông (RAL) – Không chỉ có EPS rất cao mà Bóng đèn Rạng Đông còn có kết quả kinh doanh năm 2020 rất ấn tượng với doanh thu thuần đạt 4.922 tỷ đồng tăng hơn 15% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 336 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần mức thực hiện năm 2019 và ghi nhận mức lãi cao nhất mà công ty này từng ghi nhận kể từ năm 2005 đến nay tương ứng hoàn thành vượt 45% mục tiêu về doanh thu và vượt tới 112% mục tiêu về lợi nhuận cả năm 2020.
Mặc dù tụt 1 hạng so với năm 2019 tuy nhiên Vinacafe Biên Hòa (VCF) vẫn có mức EPS rất cao và kết quả kinh doanh ổn định - Lũy kế cả năm 2020 doanh thu Vinacafe Biên Hòa đạt 2.901 tỷ đồng, giảm 6,3% so với năm trước đó.
Nhờ chi phí giá vốn giảm, doanh thu tài chính tăng, và các chi phí khác được tiết giảm, nên Vinacfe Biên Hòa báo lãi sau thuế gần 721 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 219 và xem như hoàn thành kế hoạch lãi 725-780 tỷ đồng đặt ra cho cả năm. EPS thuộc top cao với 27.224 đồng.
Mức EPS sụt giảm mạnh nhưng Bến xe Miền Tây (WCS) vẫn giữ vị trí thứ 3, doanh thu thuần đạt 111 tỷ đồng, giảm sút 17% so với năm 2019 còn lợi nhuận sau thuế giảm 18%, xuống còn hơn 56 tỷ đồng. Tuy nhiên có thể thấy năm 2020 là năm khó khăn với các doanh nghiệp ngành bến xe khi bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm hạn chế đi lại của người dân.
Thậm chí, giai đoạn đầu năm 2020 có thời điểm nhiều chuyến xe liên tỉnh không thể hoạt động. Do vậy, việc doanh thu và lợi nhuận các doanh nghiệp ngành bến xe giảm không gây bất ngờ. Bến xe Miền Tây là một trong những doanh nghiệp thường xuyên lọt TOP những doanh nghiệp đạt chỉ số EPS cao hàng năm.
Các vị trí tiếp theo thuộc về BAX, THD, SCI, LHC, DP3, NTC, APF, THG, FOC, HTN, NSC, GIL và SVI trong đó có những doanh nghiệp lần đầu tiên lọt vào danh sách này như THD, SCI, DBC, APF, HTN.
Đáng chú ý đa phần các doanh nghiệp lọt vào danh sách này đều có kết quả kinh doanh ấn tượng trong đó có những khoản lãi đột biến như THD, DBC, SCI, APF trong đó đáng chú ý nhất là khoản lãi của Thaiholdings (THD) của bầu Thụy đi đúng kế hoạch với LNST tăng gấp 24 lần lên 1.162 tỷ đồng.
THD đã hạch toán việc hợp nhất kết quả kinh doanh của Thaigroup trước thời hạn 31/12/2020. Trong đó, năm 2020 Thaigroup đã tiến hành chuyển nhượng tài sản để ghi nhận lãi khoảng 1.200 tỷ đồng.
Năm 2020 Dabaco (DBC) ghi nhận lãi sau thuế đạt 1.400 tỷ đồng, gấp 4,6 lần lợi nhuận đạt được năm 2019. EPS đạt 13.370 đồng. Đây cũng là mức lãi kỷ lục công ty từng đạt được theo năm.
Nhờ một số hạng mục, dự án mới triển khai có tỷ lệ lợi nhuận cao bắt đầu được nghiệm thu dẫn đến lợi nhuận tăng cao mà lợi nhuận trước thuế của SCI E&C đạt 231 tỷ đồng, gấp 4 lần chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 185 tỷ đồng, gấp 4,4 lần lợi nhuận đạt được năm 2019.
Tiếp đó, Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi (APF) báo lãi sau thuế năm 2020 đạt 234 tỷ đồng tăng 157% so với năm 2019, LNST công ty mẹ đạt hơn 210 tỷ đồng tương đương EPS đạt 11.555 đồng - Đây cũng là con số lãi cao nhất trong lịch sử niêm yết của APF.
So với danh sách năm 2019 có một số cái tên rất đáng chú ý đã không thể lọt vào danh sách này như trường hợp của Du lịch – Thương mại Tây Ninh (TTT), kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 khiến TTT chỉ lãi thấp trong quý 1, lỗ liên tiếp trong 3 quý sau đó và kết thúc năm 2020 với khoản lãi vỏn vẹn 2,8 tỷ đồng giảm mạnh so với con số 44 tỷ đồng của năm 2019 và EPS theo đó cũng giảm sâu từ 11.092 đồng xuống còn 611 đồng.
TV2 cũng kết thúc năm 2020 với lợi nhuận sau thuế 262 tỷ đồng, tăng nhẹ so với số lãi hơn 255 tỷ đồng đạt được năm 2019. EPS đạt 7.280 đồng – giảm mạnh so với con số 10.626 đồng ghi nhận trong năm 2019.
"Ông lớn" cung cấp dịch vụ mặt đất - SAGS (SGN) cũng rời danh sách này khi EPS giảm từ 10.092 đồng xuống còn 2.623 đồng. Với nỗ lực năm nay không lỗ SGN kết thúc năm 2020 với doanh thu đạt gần 731 tỷ đồng giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, LNST đạt gần 88 tỷ đồng giảm 74% so với năm 2019 tuy nhiên đây lại là con số lãi cao bởi kịch bản đầu năm 2020 công ty chỉ dự tính có lãi 10 tỷ đồng.
Điều cần chú ý đó là EPS cao chưa chắc doanh nghiệp đã tốt và cổ phiếu đã rẻ. Thực tế, chỉ số EPS khi đứng một mình không có nhiều ý nghĩa trong định giá. Chỉ số này chỉ có ý nghĩa là trung gian để nhà đầu tư tính ra chỉ số định giá tương đối P/E (thị giá cổ phiếu/EPS). Chỉ số P/E mới là thứ giúp nhà đầu tư trả lời được câu hỏi cổ phiếu đắt hay rẻ.
Theo đó khi tính theo giá cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp có EPS cao này đến ngày 8/2/2021 có thể thấy NTC, WCS, THD, FOC đang có P/E ở mức cao trong khi đó một số doanh nghiệp khác có P/E ở mức thấp như HTN, SCI, BAX. P/E thấp là đặc tính thường thấy ở các cổ phiếu giá trị. P/E cao thường gắn liền với những công ty tăng trưởng.
Theo đó nhìn một cách tương đối xét về định giá thì đối với những doanh nghiệp đang có cùng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 như giữa HTN và GIL, giữa RAL và APF thì HTN và APF sẽ có sức hấp dẫn cao hơn.
TIN LIÊN QUAN
Ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chỉ mua 85% lượng cổ phiếu MSN đã đăng ký
Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh, ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chỉ mua được gần 8,5 triệu do không đạt được thỏa thuận.
Chứng khoán MB chuẩn bị phát hành gần 26 triệu cổ phiếu MBS
Đây là đợt chào bán hơn 25.7 triệu cp, tương đương 7.404% vốn điều lệ, nhằm bổ sung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Tiếp tục xu hướng tăng
Thị trường chứng khoán trong nước duy trì đà hồi phục tích cực trong phiên giao dịch ngày 21/11 giúp VN Index có thêm 12 điểm, áp sát mốc tâm lý 1.230...
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên...
ECB cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ...
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi
Với những điểm tương đồng so với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn....
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding
Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) tiếp tục vi phạm công bố thông tin dẫn đến việc HoSE ban hành quyết định đình...
Nhận định chứng khoán ngày 20/11: Rủi ro gia tăng, mốc hỗ trợ 1.200 điểm bị đe dọa?
Thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, với áp lực bán tháo và mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN Index đang bị đe dọa. Trong bối cảnh đáo hạn phái sinh trùng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 19/11: Lực bán gia tăng, VN Index giảm gần 12 điểm
Sau nhịp rung lắc kéo dài, áp lực bán mạnh tại loạt cổ phiếu lớn như FPT, CMG, khiến VN Index lao dốc về cuối phiên. Dòng tiền nội dè dặt cộng thêm...
Nhận định chứng khoán ngày 19/11: Kỳ vọng phục hồi sau phiên đáo hạn phái sinh
Phiên giao dịch ngày 19/11 được dự báo tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, khi các yếu tố kỹ thuật vẫn cho thấy thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, kỳ vọng phục hồi hình chữ V sau đáo hạn phái sinh được đánh giá khá tích cực.
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/11: Nhóm cơ bản hồi phục, VN Index rút chân tích cực
Áp lực bán mạnh trong phiên sáng đã đẩy chỉ số giảm sâu và rơi về gần vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi của các nhóm cơ bản, dẫn đầu là chứng khoán...
Chứng khoán tuần mới (từ 18 đến 22/11): Chán nản là cơ hội?
Tuần giao dịch từ 11 đến 15/11 chứng kiến thị trường tiếp đà điều chỉnh mạnh khi giảm 34 điểm (tương đương 2,71%). Trên khắp các diễn đàn, nhà đầu tư đều tỏ...
Nhận định chứng khoán ngày 18/11: Liệu có lực hồi sau hai phiên giảm mạnh?
Sau hai phiên giảm mạnh cuối tuần, VN Index đánh mất mốc hỗ trợ quan trọng và đóng cửa tại mức thấp nhất tuần, 1.218,57 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả...
Tin nhanh chứng khoán ngày 15/11: Hoảng loạn xuất hiện, VN Index mất hơn 13 điểm
Thị trường vận động giảm điểm xuyên suốt phiên với áp lực bán mạnh khiến VN Index giảm hơn 13 điểm. Có đôi lúc tâm lý khủng hoảng...
Nhận định chứng khoán ngày 15/11: Chưa vội “bắt đáy”
Phiên giao dịch ngày 14/11 có diễn biến trái với mong đợi của các nhà đầu tư khi thị trường không duy trì được đà hồi phục xuất hiện từ cuối phiên trước đó....
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/11: Chờ dòng tiền xác nhận xu hướng
Sau khi giữ được mốc 1.246 điểm và trendline, VN Index có khả năng tiếp tục phục hồi, tuy nhiên cần dòng tiền mạnh để củng cố xu hướng tăng...
Tháng 10, chỉ số VN Index giảm 2,7%
Tính đến ngày 25/10/2024, chỉ số VN Index đạt 1.252,72 điểm, giảm 2,7% so với cuối tháng trước; tăng 10,9% so với cuối năm 2023.
Nhận định chứng khoán ngày 13/11: Xu hướng giảm chưa kết thúc
Thị trường không duy trì được đà hồi phục hình thành từ cuối phiên giao dịch trước đó và tiếp đà giảm điểm khi kết phiên giao dịch ngày 12/11. VN Index nhanh chóng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 12/11: VN Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp
Phiên giao dịch ngày 12/11, VN Index giảm hơn 5 điểm, là phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Giao dịch khối ngoại kém tích cực khi bán ròng với giá trị 631 tỷ đồng trên toàn thị trường.