VnFinance
Thứ ba, 24/05/2022, 15:00 PM

Chính phủ đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42

Sáng 24/5, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày...

nghi-quyet-42
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng báo cáo trước Quốc hội sáng 24/5

Nghị quyết số 42 là chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giúp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn. Do đó, việc duy trì cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 42 và tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu là rất cần thiết.

Tạo lập khuôn khổ pháp lý để xử lý các khoản nợ xấu

Thống đốc NHNN cho biết, trải qua gần 5 năm triển khai trong thực tiễn, các mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết số 42 về cơ bản đã đạt được. Nghị quyết số 42 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã: Tạo lập khuôn khổ pháp lý để xử lý các khoản nợ xấu, góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý nợ xấu và duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới mức 2%; Từng bước đảm bảo quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu, thể hiện tính đúng đắn về định hướng, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD; Tác động tích cực đến quá trình cơ cấu lại, phát triển của hệ thống các TCTD. Nhờ đó, các TCTD có điều kiện hạ mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, đặc biệt trong giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Trong tổng số 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã được xử lý có 148 nghìn tỷ đồng là do khách hàng tự trả nợ (chiếm 38,93%), cao hơn so với mức 22,8% trung bình năm từ 2012-2017 do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý. Đồng thời, kết quả xử lý, bán, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của TCTD và VAMC đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,3%.

Tính trung bình nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn mức trung bình 3,25 nghìn tỷ đồng/tháng trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ năm 2012-2017).

Nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ

Bên cạnh kết quả đạt được, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện xuất phát từ: Công tác thực thi, phối hợp triển khai, hướng dẫn từ các bộ, ngành và địa phương; Quy định tại Nghị quyết số 42.

Cụ thể về công tác thực thi, các phương pháp hướng dẫn tại Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được áp dụng chung để thẩm định giá các loại tài sản mà chưa có quy định cụ thể về thẩm định giá các khoản nợ. Do vậy, khi thẩm định giá các khoản nợ xấu, các doanh nghiệp thẩm định giá vận dụng khác nhau, gây khó khăn cho các bên trong việc lựa chọn mức giá tham khảo làm cơ sở xác định mức giá khởi điểm trong giao dịch mua bán nợ.

Về thực hiện quyền thu giữ tài sản đảm bảo, khi khách hàng không hợp tác bàn giao tài sản đảm bảo, chống đối khi tiến hành thu giữ nhưng sự phối hợp các cơ quan chức năng trong một số trường hợp chưa kịp thời…dẫn đến việc thu giữ thường không đạt được kết quả; Chưa có hướng dẫn cụ thể để xử lý đối với các trường hợp tài sản bị thu giữ có các tài sản khác nằm trên hoặc nằm trong mà bên bảo đảm hoặc bên thứ ba không tự nguyện dời đi, dẫn đến TCTD gặp nhiều khó khăn, phát sinh chi phí cho việc xử lý các tài sản này.

Về áp dụng thủ tục rút gọn trong xử lý tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo hoặc quyền xử lý tài sản đảm bảo. Thống đốc cho biết, trên thực tế, việc hoàn thiện các thủ tục theo yêu cầu của Tòa án để áp dụng thủ tục rút gọn gặp nhiều khó khăn do khi xảy ra nợ xấu, đa phần khách hàng trốn tránh, không hợp tác với TCTD để phối hợp xử lý, nên rất khó thực hiện…

Bên cạnh đó, theo quy định, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn nếu xuất hiện tình tiết mới mà các bên đương sự không thống nhất làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

Như vậy, trường hợp khách hàng không hợp tác, chống đối, rất dễ dẫn đến trường hợp cố tình tạo ra các tình tiết mới làm cho vụ án không còn bảo đảm điều kiện để đưa vụ án về thủ tục tố tụng thông thường. Do đó, đến nay vẫn chưa có trường hợp nào được Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn…

Bên cạnh đó là hàng loạt vướng mắc liên quan đến thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo; việc hoàn trả tài sản đảm bảo là vật chứng trong vụ án hình sự... Các vướng mắc từ chính quy định tại Nghị quyết số 42 về thỏa thuận về thu giữ trong hợp đồng bảo đảm; về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong xử lý tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo hoặc quyền xử lý tài sản đảm bảo...

Kéo dài Nghị quyết 42 là rất cần thiết

Sau khi phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan và bài học kinh nghiệm, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, kinh tế thế giới giai đoạn 2021-2025 được dự báo diễn biến khó lường, lạm phát gia tăng, xung đột Nga – Ukraine, đại dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng và tác động tới kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, không trả được nợ ngân hàng, bởi vậy nợ xấu có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Đến 31/12/2021, trường hợp đánh giá một cách thận trọng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao là 6,31%. Nợ xấu chưa xử lý theo Nghị quyết số 42 đến 31/12/2021 vẫn ở mức cao là 412,7 nghìn tỷ đồng. Xử lý nợ xấu theo hình thức khách hàng tự trả nợ giảm do dịch Covid-19 tác động đến tình hình tài chính của khách hàng.

Đến hết ngày 15/8/2022, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 sẽ không được áp dụng, việc xử lý nợ xấu của TCTD sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc này sẽ: kéo dài quá trình xử lý nợ xấu; không khuyến khích, huy động được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD.

“Nghị quyết số 42 là chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giúp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn. Do đó, việc duy trì cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 42 và tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu là rất cần thiết”, Thống đốc trình bày.

Vì vậy, căn cứ chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 882/TB-TTKQH ngày 16/4/2022 về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42 và Nghị quyết số 19/2022/UBTVQH ngày 18/4/2022 về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Chính phủ đề xuất Quốc hội: (1) Thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2023; đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV; (2) Giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất nội dung cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu cùng với việc rà soát, hoàn thiện Luật Các TCTD và các luật có liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo, trình Quốc hội chậm nhất vào kỳ họp đầu năm 2023.

“Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo NHNN, các bộ, ngành, địa phương: Phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác thực thi, hướng dẫn Nghị quyết số 42; đồng thời, phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai Nghị quyết số 42; Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát đối với các TCTD. Ngoài ra, Chính phủ đề xuất Quốc hội chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo Toà án nhân dân các cấp và phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Cơ quan thi hành án tiếp tục đồng hành, hỗ trợ ngành Ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 nói riêng và cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu nói chung”, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.


Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Nhiều thay đổi quan trọng của ngành ngân hàng kể từ ngày 1/7/2025
Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Nhiều thay đổi quan trọng của ngành ngân hàng kể từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng rộn ràng phát hành cổ phiếu tăng vốn nửa cuối năm 2025; VAMC dẫn đầu về khối lượng mua, xử lý nợ xấu; Nhiều thay đổi quan trọng của ngành ngân hàng kể...

ACB vừa phát hành thành công 10.000 tỷ đồng từ hai lô trái phiếu
ACB vừa phát hành thành công 10.000 tỷ đồng từ hai lô trái phiếu

Chỉ trong hai ngày cuối tháng 6, ACB đã phát hành thành công hai lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng, cho thấy động thái đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng.

Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB
Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB

Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn...

Sacombank 4 năm liền dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn
Sacombank 4 năm liền dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn

Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có...

Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông

Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Vietcombank công bố kết quả kinh doanh tích cực 6 tháng đầu năm; Tín dụng...

Phó Tổng Giám đốc VietinBank: Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Phó Tổng Giám đốc VietinBank: Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Bà Nguyễn Bảo Thanh Vân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng, Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ...

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: MB ra mắt giải pháp chi lương siêu tốc
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: MB ra mắt giải pháp chi lương siêu tốc

Nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh...

Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE

VPBank tài trợ 75 triệu USD cho Amata City Hạ Long; Người dân gửi hơn 400.000 tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 3 tháng đầu năm; Tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu tăng...

Vốn tín dụng là 'nhiên liệu' cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt tốc từ Nghị quyết 68
Vốn tín dụng là "nhiên liệu" cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt tốc từ Nghị quyết 68

Tại Tọa đàm “Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68” ngày 27/6, các chuyên gia đều thống nhất rằng: vốn tín dụng chính là “xăng” cho...

Sacombank đạt 2 giải thưởng VIE 10 và ESG 10 - khẳng định mục tiêu kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững
Sacombank đạt 2 giải thưởng VIE 10 và ESG 10 - khẳng định mục tiêu kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững

Sacombank vừa được vinh danh Top 10 Ngân hàng đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025 (VIE 10) và Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG 10) do Báo...

Eximbank được chấp thuận chuyển trụ sở chính ra Hà Nội
Eximbank được chấp thuận chuyển trụ sở chính ra Hà Nội

Ngày 24/06, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính tại Hà...

Điểm tin ngân hàng ngày 27/6: Dòng vốn tín dụng đẩy mạnh vào phân khúc nhà ở giá rẻ
Điểm tin ngân hàng ngày 27/6: Dòng vốn tín dụng đẩy mạnh vào phân khúc nhà ở giá rẻ

Tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử đến ngày 1/7; VietABank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 8.100 tỷ đồng; VPBank bổ nhiệm loạt nhân sự mới cho GPBank, đẩy nhanh...

VPBank được nới room ngoại, đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD
VPBank được nới room ngoại, đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD

Năm 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - Mã: VPB) đặt mục tiêu lợi nhuận gần 25.300 tỷ đồng. Kết thúc quý I/2025, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ...

Trái phiếu xanh: Công cụ tài chính quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero
Trái phiếu xanh: Công cụ tài chính quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Sáng 26/6/2025, tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero”, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và đại...

BIDV và FinFan hợp tác thúc đẩy các giải pháp thanh toán xuyên biên giới
BIDV và FinFan hợp tác thúc đẩy các giải pháp thanh toán xuyên biên giới

Ngày 25/06/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (BIDV Thăng Long) và Công ty Cổ phần Nhất Phương (FinFan) đã ký kết Biên...

Chứng khoán Techcombank chuẩn bị chào bán 231 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Chứng khoán Techcombank chuẩn bị chào bán 231 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng

Chứng khoán Kỹ thương - TCBS (Chứng khoán Techcombank), công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong ngành, chuẩn bị chào bán 231 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Gia tăng trải nghiệm gắn kết, tận hưởng ưu đãi cùng hệ sinh thái PVOne
Gia tăng trải nghiệm gắn kết, tận hưởng ưu đãi cùng hệ sinh thái PVOne

Với tính năng tặng điểm PVOne trên ứng dụng PVConnect, khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ dễ dàng kết nối, “trao gửi yêu thương” tới người thân...

PVcomBank nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định trong phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn
PVcomBank nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định trong phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vì những đóng góp tích cực trong phong trào thi đua...

BAC A BANK ưu đãi khách hàng gửi tiền khu vực miền Nam
BAC A BANK ưu đãi khách hàng gửi tiền khu vực miền Nam

Với mong muốn đồng hành cùng khách hàng trong nỗ lực tích lũy tài chính bền vững, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình “Chọn BAC A BANK - Gửi tiền...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance