Cổ đông hoan hỉ nhìn con cưng một thời của đại gia Trịnh Văn Quyết tăng giá từ vực thẳm
Góp công đưa ông Trịnh Văn Quyết lên vị trí cao nhất trong danh sách người giàu nhất sàn chứng khoán, nhưng ROS cũng là cổ phiếu đẩy nhiều người xuống "vực sâu".

Quá khứ oanh liệt của cổ phiếu kỳ lạ nhất thị trường chứng khoán
Lao dốc mạnh từ mức giá hơn 214.000 xuống chỉ còn hơn 2.000 đồng/cổ phiếu, sau gần 2 năm "ngụp lặn" dưới mức mệnh giá, mã ROS (Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros) bất ngờ chạm mốc 10.000 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch sáng nay, 15/12. Như vậy, so với mức giá khởi đầu năm 2021 chỉ có 2.500 đồng, hiện mệnh giá ROS đã tăng gấp 4 lần.
Việc ROS trở lại mốc 10.000 đồng không chỉ mang lại niềm vui cho cổ đông mà còn tạo nên sự bất ngờ thú vị với giới đầu tư. Điều khiến cho giới đầu tư bất ngờ không đến từ mức tăng 4 lần trong 1 năm, mà đến từ số phận của 1 cổ phiếu kỳ lạ nhất trên thị trường chứng khoán.
ROS niêm yết 430 triệu cổ phiếu trên HoSE tháng 6/2016, với giá tham chiếu là 10.500 đồng. Thời điểm đó, ROS là tên tuổi khá mới trong lĩnh vực xây dựng bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng và bất động sản công nghiệp. Các dự án điển hình của ROS chỉ đếm trên đầu ngón tay, như: FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa), FLC Quy Nhơn (Bình Định).
Vốn điều lệ của ROS thời điểm đó ở mức 4.300 tỷ đồng, với hai cổ đông lớn là ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC (sở hữu hơn 41%) và Công ty TNHH MTV FLC Land (nắm 5,23%).
Chỉ một tháng sau khi niêm yết, ROS đã ghi nhận mức tăng 225%, với 20 phiên tăng trần. Chưa dừng lại ở đó, ROS tiếp tục tạo ra kỷ lục trên sàn giao dịch chứng khoán, khi lên đỉnh 214.000 đồng trong phiên giao dịch 3/11/2017, tương ứng với vốn hóa thị trường hơn 101.200 tỷ đồng.
Dù mức giá của ROS ngay cuối 2017 đã giảm xuống còn hơn 180.000 đồng, nhưng cũng vừa đủ để giúp cho ông Trịnh Văn Quyết soán ngôi tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông chủ Vingroup (VIC), trên Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cụ thể, thời điểm cuối năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết sở hữu hơn 318 triệu cổ phiếu ROS, 135 triệu cổ phiếu FLC và 2,6 triệu cổ phiếu ART. Với số cổ phần này, tổng tài sản của ông Quyết đạt 58.851 tỷ đồng, tăng hơn 25.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm và nhiều hơn 2.800 tỷ đồng so với ông Vượng.
Cú "đổ đèo" kinh hoàng của ROS
Sau khi đưa ông Quyết lên đỉnh, ROS bắt đầu bước vào những ngày sóng gió kể từ năm 2018. Chuỗi lao dốc kinh hoàng trong các năm kế tiếp đẩy ROS xuống chỉ còn hơn 38.000 đồng vào cuối năm 2018, rồi 17.000 đồng cuối năm 2019 và rớt xuống vực thẳm 2.500 đồng cuối năm 2020.
Với mức giá 2.500 đồng/cổ phiếu thời điểm đầu năm 2021, những cổ đông mua đỉnh ROS ở năm 2017, nếu còn giữ, sẽ ghi nhận mức lỗ mà ngay cả người giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể nghĩ đến: mất 99%.
Có thể thấy, diễn biến của ROS liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn cử là 5 quý kể từ khi niêm yết, từ quý 4/2016 đến quý 4/2017, ROS luôn công bố doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, từ 19-253%.

Tại thời điểm quý IV/2017, khi giá cổ phiếu lên đỉnh, ROS ghi nhận doanh thu thuần 2.317 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 639 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Tuy nhiên, từ năm 2018 trở về sau, các báo cáo tài chính của ROS cho thấy khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn liên tục tăng hơn 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu và lợi nhuận có sự sụt giảm đến 76%.
Giải thích cho nguyên nhân này, theo đại diện của ROS, do công ty thực hiện mở rộng quy mô, tái cơ cấu, cũng như đầu tư những dự án lớn.
ROS - cổ phiếu của nhà đầu tư ưa mạo hiểm
Ở bất cứ thời điểm nào, dù tăng không tưởng hay giảm sốc, ROS vẫn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư. Điều này thể hiện qua thanh khoản luôn đứng ở mức rất cao, với hàng chục triệu cổ phiếu được chuyển nhượng trong phiên.
Tuy nhiên, đa phần dòng tiền đổ vào ROS mang tính đầu cơ, bởi đây là mã cổ phiếu có biến động mạnh, thích hợp với nhà đầu tư ưa mạo hiểm. Thực tế, việc phân tích và dự báo ROS luôn là bài toán khó đối với cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Trở lại với sóng tăng của ROS trong những phiên giao dịch gần đây, ngoài kết quả kinh doanh bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, động lực tăng trưởng giá của ROS còn xuất phát từ sự kỳ vọng của nhà đầu tư về lĩnh vực bất động sản.
Tâm lý lạc quan này cũng chính là yếu tố tạo nên niềm tin cho những nhà đầu tư quyết tâm đua lệnh mua giá trần trong những phiên giao dịch gần đây, với kỳ vọng ROS sẽ lặp lại kỳ tích lịch sử như năm 2017.
Tuy nhiên, với những nhà đầu tư thận trọng thì ROS là mã chứng khoán nên "tránh xa". Trên thực tế, dù ROS đã thoát lỗ sau 6 tháng đầu năm, nhưng tổng nợ vay ngắn và dài hạn vẫn ở mức rủi ro cao, so với năm trước tăng hơn 18%, sẽ phần nào tạo nên áp lực cho ban quản lý hiện tại.
Một yếu tố khiến cho nhà đầu tư ngán ROS là những bất thường trong cơ cấu cổ đông sở hữu. Đơn cử là việc ông Quyết liên tục đăng ký bán ra cổ phiếu ROS ở thời điểm doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Thêm một đông thái lạ nữa là kế hoạch sáp nhập ROS vào một thành viên khác của FLC, là Công ty cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB). Từ khi kế hoạch này đươc công bố tháng 6/2020, đến nay cổ đông ROS và cả GAB gần như "mù tịt" về thông tin.
TIN LIÊN QUAN
Chứng khoán tuần mới (từ 19 đến 23/5): Thận trọng trước sóng gió vĩ mô
Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại tuần giao dịch từ ngày 13 đến 17/5/2025 với diễn biến tích cực, khi chỉ số VN-Index tăng mạnh 34,09 điểm, tương đương 2,69%, lên mức 1.301,39...
Nhận định phiên giao dịch ngày 19/5: VN Index có thể tiếp tục điều chỉnh kiểm định vùng hỗ trợ
Sau phiên giảm điểm rõ rệt cuối tuần trước, thị trường được dự báo sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh kỹ thuật trong những phiên đầu tuần tới....
Nhận định phiên giao dịch ngày 16/5: Thận trọng khi thị trường tiệm cận vùng đỉnh ngắn hạn
Thị trường ngày 16/5 nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng nhưng kèm theo rung lắc hoặc điều chỉnh kỹ thuật, nhất là khi lực bán đang dần gia tăng....
Nhận định phiên giao dịch ngày 15/5: Thị trường duy trì đà tăng, nhưng cẩn trọng nhịp điều chỉnh kỹ thuật sắp tới
Thị trường có thể rung lắc trong phiên 15/5 khi chỉ số tiệm cận vùng cản kỹ thuật, nhưng xu hướng tăng trung hạn vẫn đang được duy trì nhờ nền tảng dòng tiền...
Nhận định phiên giao dịch ngày 14/5: Tín hiệu kỹ thuật củng cố xu hướng tăng, nhưng cần thận trọng
Dù xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn đang tích cực, nhà đầu tư nên giữ tâm lý tỉnh táo, cân bằng danh mục và chuẩn bị sẵn sàng trước các biến động...
Nhận định phiên giao dịch ngày 13/5: Xu hướng tăng hình thành, nhưng thận trọng với nhịp điều chỉnh ngắn hạn
Sau phiên tăng gần 16 điểm đầu tuần, VN Index đã chính thức vượt ngưỡng kháng cự quan trọng tại 1.280 điểm, đóng cửa tại 1.283,26 điểm (+1,26%)...
Chứng khoán tuần mới (từ 12 đến 16/5): Chốt lời hay nắm giữ?
Tuần giao dịch từ ngày 5 đến 9 tháng 5 năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận một đợt phục hồi mạnh mẽ, với chỉ số VN-Index tăng 41 điểm (+3,3%),...
Nhận định phiên giao dịch ngày 12/5: VN Index có thể kiểm định vùng hỗ trợ 1.255-1.260 điểm
Sau nhịp điều chỉnh nhẹ trong phiên 9/5, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục rung lắc trong phiên đầu tuần ngày 12/5. Dù xu hướng tăng chưa bị phá vỡ, VN Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.255–1.260 điểm trước khi phục hồi.
Nhận định phiên giao dịch ngày 9/5: VN Index có thể tiếp đà tăng
Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì sắc xanh nhờ tâm lý tích cực và dòng tiền lan tỏa. Tuy nhiên, việc giao dịch cẩn trọng, có chiến lược cụ thể...
Nhận định phiên giao dịch ngày 8/5: Kỳ vọng đà tăng tiếp diễn nhưng thận trọng trước thông tin đàm phán thuế quan
Sau ba phiên tăng liên tiếp, thị trường bước vào vùng kháng cự mạnh 1.260–1.270 điểm. Tuy nhiên, phiên ngày 8/5 có thể xuất hiện rung lắc ngắn hạn khi thị trường chờ đợi kết...
Nhận định phiên giao dịch ngày 7/5: Có thể tiếp tục điều chỉnh kỹ thuật quanh vùng 1.240 điểm
Sau phiên điều chỉnh kỹ thuật vào cuối phiên 06/05 do áp lực chốt lời tại vùng 1.250 điểm, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục vận động giằng co tích lũy...
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 6/5: Thị trường kỳ vọng tiếp đà tăng
Phiên giao dịch ngày 06/05 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tích cực, với mục tiêu kiểm định mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thận trọng với áp lực chốt lời...
Sàn HOSE chuyển mình mạnh mẽ: Hệ thống công nghệ mới đã "bật đèn xanh"
Công tác chuyển đổi sang hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán đã hoàn tất, các thành viên thị trường cũng đã hoàn thành kiểm thử. Kết quả cho thấy,...
Nhận định phiên giao dịch ngày 5/5: Kỳ vọng khởi sắc với thông tin hỗ trợ và dòng tiền trở lại
Sau kỳ nghỉ lễ dài, thị trường được kỳ vọng sẽ có phiên giao dịch khởi sắc trong ngày 5/5, nhờ sự trở lại của dòng tiền và nhiều thông tin tích cực hỗ trợ...
Chứng khoán Alpha bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Ngày 26/4/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 143/QĐ-XPHC, xử phạt công ty cổ phần Chứng khoán Alpha với tổng số tiền lên tới 1.027.500.000 đồng do vi phạm hàng loạt quy định trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/4: Thị trường có thể tiếp tục giằng co trong vùng 1.215–1.220 điểm
Sau phiên điều chỉnh nhẹ ngày 28/4, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục dao động trong vùng 1.215–1.220 điểm trong phiên cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài....
Chứng khoán tuần mới (từ 28 đến 29/4): Thận trọng trước kỳ nghỉ dài
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua ghi nhận đà hồi phục nhẹ, VN-Index tăng chậm và vận động trong biên độ hẹp. Dòng tiền dè dặt khi nhà đầu tư thận trọng trước kỳ nghỉ lễ và các thông tin vĩ mô quốc tế.
Nhận định phiên giao dịch ngày 28/4: Thị trường hướng tới cột mốc 1.250 điểm
Trong phiên 25/4, đà phục hồi được củng cố nhờ dòng tiền cải thiện mạnh và tâm lý nhà đầu tư tích cực trước các yếu tố hỗ trợ....
BB Power Holdings bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa xử phạt CTCP BB Power Holdings hơn 90 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Xem nhiều




