Cổ phiếu ngành thép thế giới năm 2021 thắng lớn, dự báo năm 2022 thế nào?
Ngành công nghiệp thép đã bùng nổ trở lại vào năm 2021, sau khi chịu tổn thương nghiêm trọng bởi đại dịch trong năm 2020, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ nhu cầu ở các thị trường hạ nguồn và giá thép tăng mạnh. Triển vọng thị trường năm 2022 vẫn tích cực khi kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục sau đại dịch Covid-19.
Đại dịch đã khiến hầu hết các mặt hàng rơi vào tình trạng lao dốc thảm trong năm 2020 và thép cũng không phải là ngoại lệ. Trong năm đầu tiên của đại dịch Covid-19, nhu cầu của các ngành công nghiệp hạ nguồn giảm mạnh đã tác động tiêu cực lên ngành thép trong gần suốt nửa đầu năm 2020.
Đặc biệt, đại dịch đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp thép của Mỹ, vốn bị ảnh hưởng bởi tác động của cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhu cầu thép đã hồi phục nhanh chóng sau đó bởi hoạt động của các lĩnh vực tiêu thụ nhiều thép như ô tô, xây dựng và máy móc được khôi phục trở lại sau khi những biện pháp hạn chế trên toàn cầu được nới lỏng.
Sự phục hồi của các ngành công nghiệp quan trọng sử dụng thép như xây dựng và ô tô cho thấy thị trường thép đã đón những "làn gió" thuận lợi. Ngành ô tô đã hồi phục trở lại sau đại dịch, đơn đặt hàng trong lĩnh vực xây dựng và thiết bị phi nhà ở cũng mạnh mẽ. Nhu cầu xây dựng nhà cho các mục đích khác ngoài ở đã về gần bằng mức trước đại dịch.
Thị trường năng lượng cũng dần bớt nóng.
giá thép tăng chưa từng có trong năm 2021 ở các thị trường chủ chốt giữa bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt và lượng tồn trữ của toàn bộ chuỗi cung ứng đều thấp. Giá thép tại Mỹ đạt mức cao nhất trong lịch sử do tình trạng thiếu nguồn cung kéo dài, giúp gia tăng lợi nhuận cho các nhà sản xuất thép, bất chấp chi phí nguyên liệu tăng, bao gồm cả phế liệu, và những khó khăn trong chuỗi cung ứng.
Còn nhớ trước đó, khi đại dịch Covid-19 mới bắt đầu bùng phát mạnh, giá thép cuộn cán nóng (HRC) giảm xuống chỉ khoảng 440 USD/tấn vào tháng 8/2020. Tuy nhiên, sau đó giá đã hồi phục đáng kể, vượt mức 1.900 USD/tấn vào tháng 8/2021 do cung và cầu vẫn cách xa nhau.
Đáng tiếc là sau khi đạt ‘đỉnh" vào tháng 9/2021, giá thép HRC đã một lần nữa chịu áp lực giảm kể từ tháng 10 do nhu cầu ô tô giảm sau khi các nhà sản xuất ô tô phải điều chỉnh giảm sản lượng vì thiếu hụt chất bán dẫn. Mặc dù vậy, giá thép HRC hiện vẫn đang dao động quanh mức 1.700 USD/tấn và đang có nhiều biểu hiện sẽ bước vào đợt tăng giá mới. Mức giá này vẫn cao hơn nhiều so với năm trước, và cao gấp 4 lần so với tháng 8/2020.
Cổ phiếu của nhiều công ty thép cũng vì thế tăng mạnh theo xu hướng giá, nổi bật nhất là: Commercial Metals Company, TimkenSteel, EVRAZ plc và United States Steel Corporation X…
Lợi nhuận của TimkenSteel đã tăng 425,8% trong quý IV/2021, của EVRAZ tăng 244,8% trong năm nay, của EVRAZ tăng khoảng 36% trong quý 4/2021…
Mặc dù nhu cầu thép trong lĩnh vực ô tô đang chậm lại do cuộc khủng hoảng chip, song nhu cầu mạnh từ các thị trường hạ nguồn khác, bao gồm xây dựng, và sự gián đoạn nguồn cung có nhiều nhà máy ngừng hoạt động để bảo trì theo lịch trình, đã giữ giá thép HRC ở mức cao trong thời gian gần đây, dự báo sẽ tiếp diễn xu hướng này trong năm 2022, thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thép.
Mặc dù làn sóng Covid-19 mới đang làm mờ mịt tương lai của các thị trường hàng hóa, có thể làm giảm tốc độ hồi phục của ngành thép, MEPS vẫn lạc quan dự báo giá các sản phẩm thép phẳng trên toàn cầu sẽ tăng trong những tháng đầu năm 2022. Trong khi đó, giá thép trên thị trường Bắc Mỹ dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới do hoạt động mua đang yếu đi giữa bối cảnh lượng dự trữ của các nhà phân phối và trung tâm dịch vụ tăng cao. Các nhà sản xuất thép nước này có thể sẽ hạ giá bán để đẩy tăng doanh số bán hàng.
Tại Châu Á, giá trung bình các sản phẩm thép phẳng dự báo sẽ giảm trong tương lai gần. Những làn sóng bùng dịch dữ dội trong toàn bộ khu vực đang làm giảm hoạt động giao dịch cũng như tâm lý thị trường. Dự báo sẽ có đợt giá hồi phục nhẹ vào mùa xuân tới theo yếu tố mùa vụ.
Từ giữa năm 2022, dự báo giá thép sẽ giảm ở tất cả các khu vực. Mức tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm thép phẳng giảm dần do chi phí thép và các vật liệu khác tăng cao đúng như dự đoán từ trước. Áp lực lạm phát có khả năng làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Hơn nữa, nhu cầu phục hồi từ lĩnh vực ô tô dự kiến sẽ còn kéo dài, và triển vọng kinh tế cho năm 2022 cũng tương đối mạnh mẽ, bất chấp rủi ro đi kèm với các biến thể mới của Covid-19 và dự kiến sẽ xảy ra việc thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ dự kiến ở nhiều quốc gia.
Nhìn chung, MEPS không dự đoán thép sẽ quay đầu giảm giá, bất chấp nỗi sợ hãi của một số nhà giao dịch ngày càng tăng. Theo đó, giá trị giao dịch thép trên toàn cầu sẽ giảm chậm hơn so với mức tăng trong năm qua. Theo đó, giá trị giao dịch tổng hợp các sản phẩm thép phẳng do MEPS theo dõi được dự báo sẽ đạt trung bình khoảng 1220 USD/tấn vào năm 2022 - tăng gần 60% so với năm 2010/2019.
Giữa bối cảnh giá thép dự báo sẽ vẫn giữ ở trên mức trung bình của những năm gần đây do chi phí đầu vào của nhà máy tăng lên và các động thái vì mục tiêu giảm lượng cacbon của ngành thép, cổ phiếu ngành thép vì đó dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022, mặc dù tốc độ chậm hơn năm 2021.
Tham khảo: Mepsinternational, Aisusteel
TIN LIÊN QUAN
-
Ai là chủ nợ lớn nhất tại các 'ông lớn' ngành thép?
-
Điểm danh các doanh nghiệp ngành thép đầu tiên công bố kết quả kinh doanh quý III/2021
-
Cổ phiếu ngành thép sẽ còn bứt phá?
-
'Soi' vay nợ của doanh nghiệp ngành thép: Hòa Phát cán mốc gần 2,5 tỷ USD
-
Nửa đầu năm 2021, dòng tiền kinh doanh tại doanh nghiệp ngành thép mạnh yếu ra sao?
-
Một cổ phiếu ngành thép đã tăng trần 17 phiên liên tiếp, gấp 6 lần trong vòng 1 tháng
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Tiếp tục xu hướng tăng
Thị trường chứng khoán trong nước duy trì đà hồi phục tích cực trong phiên giao dịch ngày 21/11 giúp VN Index có thêm 12 điểm, áp sát mốc tâm lý 1.230...
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên...
ECB cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ...
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi
Với những điểm tương đồng so với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn....
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding
Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) tiếp tục vi phạm công bố thông tin dẫn đến việc HoSE ban hành quyết định đình...
Nhận định chứng khoán ngày 20/11: Rủi ro gia tăng, mốc hỗ trợ 1.200 điểm bị đe dọa?
Thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, với áp lực bán tháo và mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN Index đang bị đe dọa. Trong bối cảnh đáo hạn phái sinh trùng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 19/11: Lực bán gia tăng, VN Index giảm gần 12 điểm
Sau nhịp rung lắc kéo dài, áp lực bán mạnh tại loạt cổ phiếu lớn như FPT, CMG, khiến VN Index lao dốc về cuối phiên. Dòng tiền nội dè dặt cộng thêm...
Nhận định chứng khoán ngày 19/11: Kỳ vọng phục hồi sau phiên đáo hạn phái sinh
Phiên giao dịch ngày 19/11 được dự báo tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, khi các yếu tố kỹ thuật vẫn cho thấy thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, kỳ vọng phục hồi hình chữ V sau đáo hạn phái sinh được đánh giá khá tích cực.
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/11: Nhóm cơ bản hồi phục, VN Index rút chân tích cực
Áp lực bán mạnh trong phiên sáng đã đẩy chỉ số giảm sâu và rơi về gần vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi của các nhóm cơ bản, dẫn đầu là chứng khoán...
Chứng khoán tuần mới (từ 18 đến 22/11): Chán nản là cơ hội?
Tuần giao dịch từ 11 đến 15/11 chứng kiến thị trường tiếp đà điều chỉnh mạnh khi giảm 34 điểm (tương đương 2,71%). Trên khắp các diễn đàn, nhà đầu tư đều tỏ...
Nhận định chứng khoán ngày 18/11: Liệu có lực hồi sau hai phiên giảm mạnh?
Sau hai phiên giảm mạnh cuối tuần, VN Index đánh mất mốc hỗ trợ quan trọng và đóng cửa tại mức thấp nhất tuần, 1.218,57 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả...
Tin nhanh chứng khoán ngày 15/11: Hoảng loạn xuất hiện, VN Index mất hơn 13 điểm
Thị trường vận động giảm điểm xuyên suốt phiên với áp lực bán mạnh khiến VN Index giảm hơn 13 điểm. Có đôi lúc tâm lý khủng hoảng...
Nhận định chứng khoán ngày 15/11: Chưa vội “bắt đáy”
Phiên giao dịch ngày 14/11 có diễn biến trái với mong đợi của các nhà đầu tư khi thị trường không duy trì được đà hồi phục xuất hiện từ cuối phiên trước đó....
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/11: Chờ dòng tiền xác nhận xu hướng
Sau khi giữ được mốc 1.246 điểm và trendline, VN Index có khả năng tiếp tục phục hồi, tuy nhiên cần dòng tiền mạnh để củng cố xu hướng tăng...
Tháng 10, chỉ số VN Index giảm 2,7%
Tính đến ngày 25/10/2024, chỉ số VN Index đạt 1.252,72 điểm, giảm 2,7% so với cuối tháng trước; tăng 10,9% so với cuối năm 2023.
Nhận định chứng khoán ngày 13/11: Xu hướng giảm chưa kết thúc
Thị trường không duy trì được đà hồi phục hình thành từ cuối phiên giao dịch trước đó và tiếp đà giảm điểm khi kết phiên giao dịch ngày 12/11. VN Index nhanh chóng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 12/11: VN Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp
Phiên giao dịch ngày 12/11, VN Index giảm hơn 5 điểm, là phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Giao dịch khối ngoại kém tích cực khi bán ròng với giá trị 631 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Nhận định chứng khoán ngày 12/11: Sẽ sớm tìm được điểm cân bằng quanh mốc 1.250 điểm
Phiên giao dịch ngày 11/11 ghi nhận sự nỗ lực của thị trường về cuối phiên trong việc thu hẹp đà giảm, giúp VN Index tìm lại mốc 1.250 điểm....
Tin nhanh chứng khoán ngày 11/11: Hồi phục mạnh nhờ dòng tiền bắt đáy
Mở đầu tuần, thị trường tiếp tục chìm trong sắc đỏ khi áp lực bán lan rộng, đặc biệt từ nhóm cổ phiếu trụ, VN Index có lúc rơi về sát mốc 1.240 điểm...