VnFinance
Chủ nhật, 05/09/2021, 11:58 AM

Đại gia chơi lan buôn lậu than: Kẽ hở ở đâu?

Khi tính chi tiết bài toán cân bằng sản phẩm sẽ lộ ra ngay hoạt động khai thác có đúng với cấp phép hay không.

Nhiều chiêu trò rút ruột than

Hai anh em đại gia chơi lan đột biến với giao dịch hàng trăm tỷ ở Quảng Ninh vừa bị bắt do có liên quan tới đường dây khai thác, tiêu thụ than trái phép lên đến hàng trăm nghìn tấn mỗi năm.

Cùng với những câu hỏi về khối tài sản, dòng tiền và những hoài nghi về màn làm giá giao dịch lan đột biến chỉ là phi vụ "rửa tiền bẩn" che mắt hoạt động làm ăn phi pháp, những câu hỏi về kẽ hở pháp lý giúp các đối tượng này có cơ hội làm giàu bất chính cũng được đặt ra. 

Đại gia chơi lan đột biến bị bắt vì buôn lậu than ở Quảng Ninh.

Nhìn nhận vấn đề này, TS Nguyễn Thành Sơn - nguyên Trưởng Ban Chiến lược Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho rằng, có lỗ hổng trong khâu cấp phép, quản lý doanh nghiệp khai thác than.

Đầu tiên phải nhìn vào con số mỏ than được cấp phép khai thác mỗi năm là 8.500 tấn/năm, tuy nhiên trên thực tế mỗi năm đã có 400.000 tấn than được khai thác dưới sự điều hành của cặp anh em đại gia này. Trong 3 năm (từ khi bắt đầu khai thác là năm 2018 tới nay) đã có 2,5 triệu tấn than đã được khai thác, tức số lượng than khai thác vượt mức cho phép tới hàng trăm lần.

Vị chuyên gia cho hay, khai thác vượt trữ lượng là hiện tượng không hiếm trong lĩnh vực khai thác các loại khoáng sản, tài nguyên. Điển hình là câu chuyện khai thác vượt trữ lượng hàng chục tấn vàng tại mỏ vàng Phước Sơn từ năm 2014, mà lý do là khi cấp phép định lượng thấp hơn khối lượng thật lên tới 15 tấn.

Với than cũng vậy, ở đây là có vấn đề từ khâu thăm dò địa chất, việc tính trữ lượng không hết hoặc có yếu tố nào đó chi phối khi thực hiện việc thăm dò, đánh giá trữ lượng làm sai lệch số liệu báo cáo. Đến khi cấp phép lại chỉ dựa trên tài liệu thăm dò, vì thế nhiều trường hợp trữ lượng đáng 5 triệu tấn nhưng cấp phép chỉ có 2 triệu tấn.

Hoặc khi xin cấp phép, chủ đầu tư thấy có 5 vỉa nhưng chỉ xin cấp phép 2 vỉa, hoặc chiều dày của vỉa đáng 5m nhưng chỉ khai vỉa dày 2-3m, sau khi cấp phép rồi mới khai thác lấn sang hoặc sâu hơn. Khối lượng dôi dư thậm chí còn lớn hơn cả khối lượng được cấp phép.

Thứ hai, thông qua các hoạt động khai thác để ăn cắp than mang đi bán. Lấy ví dụ từ các mỏ than tại Quảng Ninh mà điển hình là vụ rút ruột mỏ than Mông Dương tới hàng ngàn tấn than chỉ trong một đêm đã bị điều tra từ nhiều năm trước đó.

Ông Sơn khẳng định, để lấy được than thì phải có đối tượng ăn cắp than từ trong mỏ đưa ra, mà đối tượng này phải là người của công ty hoặc địa phương (địa bàn khai thác than), rồi sau đó mới ra cảng chuyển cho người khác vận chuyển đi các nơi tiêu thụ.

Nếu khâu quản lý tốt, việc tuồn than ra ngoài khó có thể xảy ra.  Ngoài ra, việc phân loại quá nhiều phẩm cấp chất lượng than cũng gây khó khăn trong quản lý.

"Rõ ràng ở đây là có vấn đề trong khâu quản lý. Việc quản lý chất lượng than thiếu chặt chẽ, than nguyên khai khai thác được bao nhiêu đều biến thành than thương phẩm, trong đó than chất lượng tốt đã bị tuồn ra ngoài, số than còn lại đã bị trộn đất đá bù khối lượng bị rút ruột.

Trước đây, không có than cám dưới 5 nhưng bây giờ có đến tận than cám 6, than cám 7. Chính vì chia ra quá nhiều loại phẩm cấp chất lượng than, nên khi khai thác người ta chỉ quan tâm tới khối lượng, than chính phẩm bị ăn cắp, đưa ra ngoài, thay vào đó là than phẩm cấp thấp, bị trộn vào cũng không đánh giá được.

Mặc dù khối lượng than vẫn được bảo đảm nhưng chất lượng than tốt đã bị giảm đi rất nhiều", ông Sơn nói.

Ông Sơn nói thêm, thời điểm ông còn làm quản lý chỉ có 10 loại than, 5 loại than cám và 5 loại than cục nhưng bây giờ có đến vài chục loại than khác nhau. Nếu trước đây chỉ có than tiêu chuẩn Việt Nam thì bây giờ còn có cả than tiêu chuẩn ngành, than tiêu chuẩn cơ sở... đây chính là kẽ hở khiến các đối tượng ăn cắp, rút ruột tài nguyên dễ dàng hơn.

Quản lý thế nào?

Nhìn nhận chung, TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng, việc rút ruột như vậy không chỉ làm thất thoát lớn cho ngân sách, nó còn làm tăng chi phí, đội giá thành khi phải bỏ chi phí khai thác 10 tấn nhưng chỉ được bán có 8 tấn.

Thêm nữa, chắc chắn để ăn cắp được 2 tấn than thì phải đổ thêm 2 tấn đá vào đó để bù trọng lượng cho số lấy đi, nó làm chất lượng than giảm, thiệt hại cho nền kinh tế, thiệt hại cho các hoạt động sử dụng than như điện, xi măng, sắt thép…

Mặt khác, khi khai thác than vượt quá nhiều so với khối lượng cấp phép sẽ dẫn tới tình trạng cạn kiệt tài nguyên. Tài nguyên khoáng sản là một loại hàng hóa đặc biệt. Nó giống như một nồi cơm, không ăn thì còn đó, nếu cứ lấy ra ăn dần dần thì nó sẽ hết. Nếu khai thác hết hôm nay là lấy hết của thế hệ mai sau.

Thực tế hiện nay chúng ta cũng đang phải nhập than từ nước ngoài rất nhiều với giá cao trong khi than trong nước đang bị bán đi với giá thấp, làm đội chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, làm giảm sức cạnh tranh của cả nền kinh tế... đây chính là hệ lụy bước đầu do chiến lược quản lý, khai thác chưa phù hợp.

Chưa nói tới những nguy cơ về ô nhiễm môi trường, những ảnh hưởng về sức khỏe, đời sống mà người dân và cả xã hội phải gánh chịu.

Để khắc phục tình trạng này, TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng về mặt kỹ thuật, việc quản lý trữ lượng, khai thác, chất lượng than hoàn toàn nằm trong khả năng của các cơ quan quản lý.

Trước hết là phải quản chặt ngay từ khâu thẩm định trữ lượng, cấp phép khai thác.

Tiếp đến quản chặt các hoạt động khai thác của các mỏ.

Bên cạnh đó, ngoài thị trường hiện nay chỉ sử dụng chủ yếu khoảng 6 loại than là: than tốt để xuất khẩu, than cho điện, xi măng, hóa chất phân bón, than dùng sản xuất vật liệu xây dựng, than sử dụng cho bếp đun

Để hạn chế tình trạng rút ruột than tốt chỉ nên giới hạn 5 phẩm cấp than tiêu chuẩn, theo đúng yêu cầu thị trường. Nếu quy định như vậy việc quản lý cũng đơn giản, dễ dàng, vừa tiết kiệm lại hiệu quả kinh tế.

Cuối cùng là phải xem lại việc thống kê mỏ khoáng sản hiện nay. Theo ông Sơn, việc thống kê mỏ khoáng sản từ than, vàng, tới ti tan, boxit đều có vấn đề. Việc thống kê hiện chưa gắn với trữ lượng, hoạt động khai thác, cũng như phẩm cấp khoáng sản nên không thể kiểm soát được các mỏ trong quá trình hoạt động.

Lấy ví dụ như mỏ than, nếu thống kê mỏ gắn với phẩm cấp than, sẽ tính được ngay doanh nghiệp khai thác có đúng không? Có bị vượt không?

"Khi tính chi tiết bài toán cân bằng sản phẩm sẽ lộ ra ngay hoạt động khai thác có đúng với cấp phép hay không.

Ví dụ, mỏ than được cấp phép khai thác khoảng 10 triệu tấn than, với phẩm cấp chất lượng 3 hay 5 thì tỉ lệ tro xỉ của than chỉ được phép là bao nhiêu? tỉ lệ đất đá là bao nhiêu? Khi đó sẽ lộ ra ngay doanh nghiệp khai thác có đúng không và than có bị rút ruột hay không. .


Hà Nội: Bãi bỏ các Quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
Hà Nội: Bãi bỏ các Quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
22/11/2024 Tin nóng

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ý ban hành Quyết định số 67 2024 QĐ-UBND ngày 21/11/ 2024 về việc bãi bỏ Quyết định số 19/2019 QĐ-UBND ngày 15/10/2019...

Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
21/11/2024 Tin nóng

Mới đây, tại Tọa đàm “Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tổ chức, đại biểu Quốc hội...

Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
21/11/2024 Tin nóng

Chiều 20/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).

Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
19/11/2024 Tin nóng

Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.

6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
18/11/2024 Tin nóng

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu khai thác bay đêm từ 0h - 24h hàng ngày tại 6 Cảng hàng không từ ngày 14/1/2025.

Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
17/11/2024 Tin nóng

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,...

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
15/11/2024 Tin nóng

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh,...

Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
15/11/2024 Tin nóng

Ngày 15/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 – Nhiệm kỳ V...

Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
14/11/2024 Tin nóng

Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2024, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng hai con số...

Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
13/11/2024 Tin nóng

Theo phản ánh của cử tri tỉnh Cà Mau, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất,...

VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11/2024,...

Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
13/11/2024 Tin nóng

Theo Tổng cục Thuế, các nhà cung cấp lớn như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... hiện nắm giữ khoảng 90% thị phần doanh thu từ dịch vụ thương mại điện tử...

Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
12/11/2024 Tin nóng

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế thế giới 10 tháng năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhưng dần ổn định khi thương mại hàng hóa...

Hà Nội: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ số hoá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hà Nội: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ số hoá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
12/11/2024 Tin nóng

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3710/UBND-KSTTHC ngày 8/11/2024 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai...

Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
12/11/2024 Tin nóng

Ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa có khai thông tin website...

Đại biểu Quốc hội đề nghị NHNN xem xét mua lại vàng miếng từ người dân
Đại biểu Quốc hội đề nghị NHNN xem xét mua lại vàng miếng từ người dân
11/11/2024 Tin nóng

Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở "chợ đen"....

Việt Nam sẽ tiếp tục siết chặt quản lý các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
Việt Nam sẽ tiếp tục siết chặt quản lý các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
11/11/2024 Tin nóng

Thông tin tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo...

4 nhóm giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
4 nhóm giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
10/11/2024 Tin nóng

Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95% theo kế hoạch Thủ tướng giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Chính phủ,...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance