Đầu tư cổ phiếu ngân hàng, cổ đông chờ đến già chưa nhận được cổ tức
Nhiều ngân hàng liên tục công bố lợi nhuận khủng, khiến nhiều cổ đông trông chờ việc chia cổ tức bằng tiền. Tuy nhiên, có nhiều ngân hàng từ nhiều năm nay không chia cổ tức khiến cổ đông bức xúc.
Tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm nay, hầu hết các ngân hàng đã quyết định không chia cổ tức bằng tiền mặt. Tuy nhiên, cũng có những ngân hàng công bố chia cổ tức bằng cổ phiếu, với tỷ lệ phổ biến là 10-20%, thậm chí tới 65% nếu cộng thêm cả cổ phiếu thưởng.
Trên thực tế, có nhiều ngân hàng đã nhiều năm không chia cổ tức cho cổ đông, nhưng đa số đều là các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu, tập trung xử lý nợ xấu sau khi sáp nhập, hợp nhất. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020, đã giáng một đòn chí mạng vào nền kinh tế toàn cầu, kể cả Việt Nam. Phía Ngân hàng nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.
Cho nên chỉ thị này có thể là “cứu cánh” giải vây cho HĐQT khi tìm câu trả lời thay cho chất vấn vì sao không trả cổ tức cho cổ đông trong năm nay. Do đó, trong tình cảnh hiện tại, những nhà băng chia cổ tức bằng cổ phiếu đã được xem là may mắn hơn so với những câu thẳng thừng “không chia”.
Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế nhận định khi đứng trên góc độ cổ đông, rõ ràng đây là điều mà các cổ đông không mong muốn. Còn về phía ngân hàng, việc giữ được nguồn vốn tại ngân hàng để hỗ trợ cho các hoạt động là cái lợi trước mắt khi không chia cổ tức bằng tiền hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Do đó, về phía Ban quản trị của ngân hàng là có lợi, nhưng về phía cổ đông thì thiệt hại.
Ngân hàng không chia cổ tức nhiều năm nay
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 diễn ra ngày 22/5 vừa qua, vấn đề chia cổ tức là chủ đề "nóng" tại MSB. Nhiều cổ đông đã thắc mắc vì sao không dùng khoản lợi nhuận còn lại năm 2019 gần 900 tỷ đồng để chia cổ tức với tỷ lệ 5%, ông Huỳnh Bửu Quang - Phó chủ tịch HĐQT MSB cho biết, Ngân hàng sẽ không chia cổ tức khi chưa xử lý xong nợ xấu.
Hiện tại, MSB còn 900 tỷ đồng nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), đến quý 3/2020 sẽ xử lý xong, khi đó việc chia cổ tức sẽ thuận lợi hơn.
Cuối cùng, ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2020, đồng thời không chia cổ tức cho năm 2019 mà sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận đạt được trong năm 2019 để tái đầu tư vào hoạt động của ngân hàng trong năm 2020.

6 tháng đầu năm 2020, MSB ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 970 tỷ đồng, hoàn thành 68% mục tiêu của năm 2020.
Tính đến ngày 30/6/2020, tổng nợ xấu tại MSB tăng 20% so với đầu năm, ở mức 1.560 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 6%, từ 981 tỷ đồng lên hơn 1.042 tỷ đồng; nợ nghi ngờ tăng 45%, từ gần 168 tỷ đồng lên 244 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn tăng vọt 85%, từ 151 tỷ đồng lên 273 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2% lên 2,2%.
Phần mục “nợ xấu” ngoại bảng tại VAMC của MSB cũng đang ghi nhận con số hơn 1.184 tỷ đồng, trong đó trong đó đã trích lập dự phòng hơn 260 tỷ đồng.
Chất lượng sử dụng nguồn tiền của MSB cũng gặp vấn đề, khi ghi nhận nhiều con số âm. Cụ thể, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh ghi nhận khoản chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự đã trả là âm hơn 3.123 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2019 âm 2.171 tỷ đồng; tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý công vụ âm hơn 1.256 tỷ đồng; tiền thuế thu nhập thực nộp âm hơn 64 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khoản tiền, vàng gửi và cho vay TCTD âm hơn 1.327 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2019 đạt gần 277 tỷ đồng; khoản kinh doanh chứng khoán âm hơn 8.024 tỷ đồng, tăng hơn 4000 tỷ so với cùng kỳ; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 5.813 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2019 âm hơn 1.512 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm hơn 16 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2019 đạt hơn 50 tỷ đồng.
Theo thông tin đại hội bất thường vừa tổ chức, sau thời gian hoãn niêm yết dù đã nộp hồ sơ thì mới đây, MSB lại tiếp tục thông báo đang nộp hồ sơ để niêm yết HoSE. Nếu thành công, thị trường sẽ tiếp tục đón 1,17 tỷ cổ phiếu ngân hàng trên sàn.
Tương tự, tại Đại hội của Sacombank, một nữ cổ đông bức xúc: ‘Tôi già rồi, tôi theo Sacombank từ khi tóc còn xanh, đến nay phải dùng đến hóa chất, biết tôi có còn chờ được đến ngày hưởng cổ tức hay không?’.
Vị cổ đông này đã tham dự hầu hết các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên những năm gần đây của ngân hàng này, nhưng kể từ khi ngân hàng sáp nhập thì không còn thấy cổ tức.
Trong khi một cổ đông khác cũng nói rằng đã chờ đợi nhiều năm nhưng cũng không biết đến khi nào mới nhận được cổ tức của Sacombank, dù chỉ chia với tỷ lệ an ủi từ 3-5%.

Chủ tịch HĐQT của Sacombank – ông Dương Công Minh trần tình, Ngân hàng vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu, kể từ khi Ngân hàng Phương Nam sáp nhập vào từ năm 2015 đến nay, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải tập trung nguồn lực để tái cơ cấu, không được chia cổ tức. Do vậy, với nguồn lợi nhuận giữ lại tính đến hiện tại lên đến 4.000 – 5.000 tỷ đồng, dù Ngân hàng rất muốn chia cổ tức nhưng vẫn không thể.
6 tháng đầu năm 2020, Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế chỉ đạt xấp xỉ cùng kỳ, đạt 1.428 tỷ đồng và 1.129 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch năm 2020, Sacombank đã thực hiện được 55% kế hoạch lãi trước thuế năm 2020.

Tính đến ngày 30/6/2020 tổng nợ xấu tại Sacombank tăng 17% so với đầu năm, lên mức 6.682 tỷ đồng, tăng thêm gần 950 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng vọt 185% so với đầu năm, lên mức hơn 850 tỷ đồng; nợ nghi ngờ tăng 32% lên mức hơn 544 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn tăng 5%, ở mức hơn 5.286 tỷ đồng khiến tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng từ 1,94% lên 2,15%.
Hay tại “ông lớn” Vietcombank, cổ tức là câu chuyện nóng tại mùa Đại hội cổ đông năm nay.
Theo phương án phân phối lợi nhuận 2019, việc chi trả cổ tức 8% vốn điều lệ, tức là 800 đồng/cổ phiếu. Mức trả cổ tức 8% đã được nghị quyết tại ĐHĐCĐ lần thứ 12 năm 2019 phê duyệt.
Tại Đại hội cổ đông 2020, đại diện lãnh đạo Vietcombank cho biết đang trình NHNN (chủ sở hữu vốn) và lấy ý kiến Bộ Tài chính về phương án phân phối lợi nhuận. Do đó, phương án trình ĐHCĐ phê duyệt về nguyên tắc rồi Hội đồng quản trị sẽ phân phối theo quy định pháp luật và theo ý kiến NHNN.
Có hai phương án: một là trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu, hai là không trả mà giữ lại toàn bộ lợi nhuận phục vụ sản xuất kinh doanh. Nếu không trả cổ tức bằng cổ phiếu và tiền mặt mà giữ lại lợi nhuận để tăng vốn cho Vietcombank thì lợi nhuận để lại sẽ là hơn 13.000 tỷ. Kết quả cuối cùng sẽ do NHNN phê duyệt.

Tính đến ngày 30/6/2020, tổng nợ xấu tại Vietcombank tăng 11% so với đầu năm, lên 6.433 tỷ đồng khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,79% lên 0,83%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 58% lên 1.086 tỷ đồng và nợ nghi ngờ tăng 56% so với đầu năm, lên gần 919 tỷ đồng. Tuy nhiên, với diễn biến dịch Covid-19 thì nợ xấu tại Vietcombank dự kiến sẽ lên tới 1,5%.
Ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT Vietcombank từng cho biết: “Dự phòng phải trích của Vietcombank hiện nay là trên 12.400 tỷ đồng. Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính yêu cầu trích lập cho khoản nợ xấu từ nhóm 2 đến nhóm 5. Quỹ dự phòng nợ xấu của Vietcombank lên tới 16.700 tỉ đồng. Như vậy Vietcombank hiện trích lập dư ra khoản 4.300 tỷ đồng…”
Hay tại Techcombank, đã 8 năm liên tiếp Techcombank chưa chia cổ tức cho cổ đông. Năm 2019, ngân hàng ghi nhận 10.226 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để trích lập các quỹ. Sau khi trích lập các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ngân hàng mẹ và công ty con (440 tỷ); quỹ dự phòng tài chính (867 tỷ)… ngân hàng còn lại 8.738 tỷ lợi nhuận giữ lại cho năm 2019.
Khoản tiền này cộng với hơn 12.400 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối từ các năm trước, giúp Techcombank sở hữu khoản tiền lợi nhuận có thể phân phối lên tới 17.635 tỷ đồng, gần bằng một nửa vốn điều lệ. Tuy nhiên, lãnh đạo ngân hàng dự kiến tiếp tục duy trì thêm 1 năm không chia lợi nhuận với lí do phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Trong năm trước, dù là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất khối tư nhân nhưng nhà băng này cũng không chia cổ tức với lí do tương tự đưa ra năm nay. Nếu tờ trình phân phối lợi nhuận 2019 được thông qua, đây sẽ là năm thứ 9 liên tiếp Techcombank không chia cổ tức.
Loạt cổ phiếu ngân hàng sắp được giao dịch
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa qua thông báo chấp thuận niêm yết bổ sung hơn 498,8 triệu cổ phiếu ACB, được phát hành theo hình thức trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 30%. Sau khi hoàn thành, ngân hàng sẽ nâng vốn điều lệ từ 16.627 tỷ đồng lên 21.616 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất chia cổ tức, ACB sẽ chuyển niêm yết sang HoSE, dự kiến trong tháng 11, 12.
Tại MB (HoSE: MBB) cũng được cổ đông thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% và chia 25,6 triệu cổ phiếu quỹ. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý IV hoặc quý I/2021. Sau khi ngân hàng thực hiện, ước tính thị trường sẽ có thêm hơn 385 triệu cổ phiếu MBB.
ĐHĐCĐ SHB cũng đã thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% để đưa vốn điều lệ lên hơn 19.300 tỷ đồng. Với số vốn được tăng thêm (hơn 1.700 tỷ), SHB sẽ dùng 400 tỷ đồng để đầu tư vào công nghệ, TSCĐ để phát triển mạng lưới kinh doanh; hơn 1.300 tỷ đồng còn lại được dùng để mở rộng quy mô cho vay.
HDBank cũng thông báo phát hành gần 290 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng, tương ứng với tỷ lệ chia 30% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 30 cổ phiếu mới, 15 cổ phiếu thưởng và 15 cổ phiếu cổ tức). Sau khi thực hiện, lượng cổ phiếu lưu hành của HDBank sẽ tăng lên gần 1,3 tỷ đơn vị.
Vietcombank thì cho biết, nếu không tăng được vốn sẽ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế của ngân hàng. Theo đó, Vietcombank dự kiến phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 18%, tương đương 6.675 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự kiến trong nửa cuối năm 2020. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng lên 43.764 tỷ đồng.
TIN LIÊN QUAN
Điểm tin ngân hàng ngày 23/5: OCB sắp phát hành hơn 197 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ
ACB có thêm quỹ ngoại sở hữu trên 1% vốn;Bảo hiểm DBV thu hàng trăm tỷ đồng từ xe máy, bồi thường chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp; Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến...
Sacombank thay đổi nhân sự cấp cao
Hội đồng quản trị Sacombank (HĐQT) đã thông qua quyết định thôi nhiệm vị trí Tổng giám đốc của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm và tuyển dụng, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nhung làm Quyền...
Điểm tin ngân hàng ngày 22/5: Người dân gửi tiền vào ngân hàng tăng kỷ lục
Ngành Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh, hướng tới tăng trưởng bền vững; VietABank trả cổ tức "khủng" nhất năm 2025; Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế CEO Sacombank sau 8 năm;...
Giá vàng tăng gần 2 triệu đồng
Giá vàng tăng mạnh gần 2 triệu đồng trong phiên sáng nay, chạm mốc 121 triệu đồng/lượng.
Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin: Hành trình 18 năm chắp cánh tri thức, lan tỏa yêu thương
Bước sang năm thứ 18, Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin tiếp tục khẳng định hành trình bền bỉ và nhân văn - nơi những cơ hội học tập được trao đi, niềm tin...
Điểm tin ngân hàng ngày 21/5: Mua bán USD trái phép có thể bị phạt tới 100 triệu đồng
Hoàn thiện khung pháp lý để xử lý triệt để nợ xấu; Tăng cường giám sát hóa đơn bán vàng, siết chặt quản lý thị trường; Tín dụng bất động sản TPHCM tháng 4/2025 tăng...
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi...
FinanceAsia: SHB là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” năm 2025 tại Việt Nam
Trong khuôn khổ FinanceAsia Awards 2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được vinh danh là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” tại Việt Nam....
Đảng bộ BIDV tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị, Kế hoạch 07-KH/ĐU ngày 29/4/2025 của Đảng ủy Chính phủ, trong hai ngày 18-19/5/2025 tại Hà Nội, Đảng bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư...
Đề xuất NHNN được quyết cho vay đặc biệt không cần tài sản bảo đảm, lãi suất 0%
Sáng 20/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng. Một trong những nội dung...
Giá vàng trong nước biến động ngược chiều
Nhiều tín hiệu tích cực từ thuế quan và địa chính trị đang tạo ra áp lực cho đà tăng của vàng.
Điểm kinh doanh vàng miếng phải treo biển nhận diện
Các điểm kinh doanh vàng miếng phải treo bảng hiệu, niêm yết công khai giấy phép để người dân nhận diện là điểm mua bán vàng miếng hợp pháp.
Điểm tin ngân hàng ngày 20/5: Tỷ giá USD thế giới giảm mạnh, “chợ đen” quay đầu tăng
SHB chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt năm 2024; Agribank Đà Nẵng đấu giá khoản nợ hơn 1.134 tỷ đồng liên quan dự án Central Coast; Yêu cầu các điểm mua bán vàng miếng...
Techcombank tiếp tục dẫn dắt ngành ngân hàng với nhiều top 1 toàn ngành
Techcombank công bố kết quả kinh doanh quý I với nhiều chỉ số ấn tượng. Cùng với chỉ số Sức khỏe thương hiệu giữ vị trí số 1 (theo NielsenIQ), Techcombank đã vươn lên đứng...
Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Tự sinh lãi đến 4,4% khi lưu tiền trong tài khoản Techcombank
Techcombank cho phép số tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán tự động được luân chuyển để sinh lời theo ngày, với lãi suất lên đến 4,4%/năm, vượt xa lãi suất tài khoản vãng...
Bưu điện TP. Hồ Chí Minh và PVcomBank tổ chức lễ triển khai gói hỗ trợ tài chính dành cho người lao động tham gia...
Ngày 17 tháng 5 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bưu điện TP. Hồ Chí Minh (HCM Post) phối hợp với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tổ chức Lễ triển khai...
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết...
Điểm tin ngân hàng ngày 19/5: Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong quý I/2025
Kinh doanh vàng miếng không phép có thể bị phạt tới 400 triệu đồng;Thanh toán số lên ngôi trong xu hướng toàn cầu hóa; Gói vay nhà ở xã hội ở Quảng Bình vẫn “đóng...
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (12/5-18/5)
Tuần qua (12-18/5) giá vàng thế giới giảm mạnh từ 3.323 USD/ounce xuống 3.202 USD/ounce, đánh dấu tuần giảm thứ tư liên tiếp. Trong nước, vàng miếng SJC mất 3,5 triệu đồng, xuống 118,5 triệu.
Xem nhiều




