VnFinance
Thứ năm, 23/07/2020, 20:31 PM

Đề xuất sân bay ngàn tỷ: Lo chạy đua đầu tư công

Chính phủ nên lập danh mục các dự án ưu tiên giải ngân, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, gây thất thoát, lãng phí.

Đề xuất làm sân bay Quảng Trị 8.014 tỷ đang gây tranh cãi. Những tranh cãi xoay quanh tính cần thiết cũng như hiệu quả, khả năng thu hồi vốn của dự án gần như không có, trong khi nguồn lực đất nước đang gặp nhiều khó khăn.

Đặt trong bối cảnh tác động tiêu cực từ dịch bệnh đang ảnh hưởng quá lớn, nhiều lo ngại một làn sóng chạy đua đầu tư công để cứu tăng trưởng sẽ lan rộng, nguy cơ gây lãng phí, thất thoát là rất lớn.

Bình luận về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng - Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, mặc dù đại dịch Covid-19 đã cơ bản được khổng chế tại Việt Nam, nhưng hệ quả để lại của dịch bệnh còn rất nặng nề đối với cả nền kinh tế và đời sống xã hội.

Về kinh tế, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gãy, giao thương đình trệ, làm giảm cả “cung” và “cầu” trên thị trường thế giới, khiến tình hình sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp nếu không phá sản cũng phải chật vật xoay trở để tồn tại.

Về mặt xã hội, tình trạng thất nghiệp gia tăng trở thành mối đe dọa lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ổn định đời sống của người dân cũng như các địa phương.

Trong bối cảnh đó, để giúp hồi phục và thúc đẩy tăng tưởng nền kinh tế, đầu tư công chính là yếu tố chủ chốt, là giải pháp cứu nguy quan trọng giúp nền kinh tế đi qua khủng hoảng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đầu tư công giúp tạo ra cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm, giải quyết tiền lương cho hàng triệu người, giúp nâng cao đời sống người dân.

Đây là giải pháp hoàn toàn đúng đắn, cho thấy sự phản ứng nhanh nhạy, kịp thời của chính phủ.

Theo vị chuyên gia, nếu việc giải ngân vốn đầu tư công được tổ chức tốt sẽ có tác động rất lớn tới sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại, việc giải ngân dàn trải, ồ ạt và thiếu kiểm soát có thể dẫn tới những hệ luỵ khôn lường, tiềm ẩn nguy cơ gây lãng phí, thất thoát tài nguyên, nguồn ngân sách quốc gia.

"Chủ đầu tư sẽ nhân cơ hội này chấp nhận lãng phí ít hoặc nhiều để được giải ngân nhanh.

Địa phương cũng nhân cơ hội này để kéo dự án, vẽ dự án, tranh thủ đầu tư, giải ngân cho bằng được, giải ngân cho hết.

Ví dụ như đề xuất làm sân bay Quảng Trị với tổng vốn 8.014 tỷ, nếu phân tích trên cơ sở kinh tế, khoa học có thể người dân chưa có nhu cầu sử dụng sân bay, đầu tư dự án không mang lại hiệu quả, đầu tư chưa cần thiết.

Về lâu dài, khoảng cách giữa các sân bay quá gần, trong khi nhu cầu đi lại bằng đường bộ, ô tô ngày càng tốt hơn, nhanh hơn, thuận lợi hơn, chi phí thấp hơn nhiều lần thì việc bỏ ra hàng nghìn tỉ để đầu tư một sân bay chắc chắn không hiệu quả.

Nhưng từ phía Quảng Trị lại xem đây là cơ hội để "bằng bạn bằng bè", không chịu thua kém, thiệt thòi, phải có điểm nhấn, phải tạo hình ảnh đẹp cho địa phương...

Vì thế, nếu Quảng Bình hay Thừa Thiên - Huế đã có sân bay thì Quảng Trị cũng phải có.

Ở tầm nhìn địa phương sẽ luôn mong muốn có được dự án, có đầu tư, tạo việc làm, với hi vọng sẽ tạo ra sự bùng nổ tăng trưởng tại thời điểm  trước mắt.

Vì lý do này, sẽ không chỉ có Quảng Trị mà có thể sẽ có một cuộc chạy đua dự án tại các địa phương, nếu không có được sân bay, cảng biển thì phải có cái khác. Đây là vấn đề thực tế cần phải được đặt ra để có biện pháp ứng xử cho phù hợp", vị PGS phân tích.

Cũng theo PGS Nguyễn Thường Lạng, trong bối cảnh quá ngặt nghèo, một vài trường hợp không có sự lựa chọn khác có thể chúng ta buộc phải chấp nhận đầu tư, chấp nhận làm dự án không có hiệu quả để đánh đổi lấy việc làm, giải tỏa ách tắc cho nền sản xuất, giúp địa phương vượt qua khó khăn.

Tuy nhiên, vị chuyên gia nhấn mạnh đó là trong trường hợp không có lựa chọn khác thì mới chấp nhận phương án đầu tư mạo hiểm ngay cả khi biết rõ dự án không hiệu quả về mặt tài chính, kinh tế nhưng có khả năng tác động tới an sinh xã hội.

Vì thế, ở tầm nhìn vĩ mô, theo vị chuyên gia, cần lựa chọn một phương án giải ngân tối ưu hiệu quả nhất.

Theo PGS Nguyễn Thường Lạng, hiện tại, chúng ta đã có rất nhiều dự án trọng điểm cần triển khai nhưng đang thiếu vốn, hoàn toàn có thể tập trung hoàn thành các dự án này thay vì chạy theo dự án mới.

Theo đó, Chính phủ nên lập danh mục các dự án quốc gia trên toàn quốc, từ trung ương tới địa phương đang được triển khai hoặc cần phải triển khai trong giai đoạn này.

Trên cơ sở các danh mục dự án được thống kê các cơ quan chuyên môn sẽ thẩm định, đánh giá, tham mưu cho chính phủ cũng như địa phương về các dự án có tiềm năng, dự án hiệu quả để ưu tiền nguồn vốn, tập trung giải ngân cho những dự án đó.

Việc giải ngân cũng có thể tập trung theo từng lĩnh vực, không nhất thiết giải ngân kiểu dàn trải, chia đều mỗi nơi một ít.

"Tôi lấy ví dụ, nếu trong danh mục ưu tiên xác định có 20 dự án cần ưu tiên giai đoạn này thì tập trung đầu tư, hoàn thành cho xong 20 dự án đó trước, xong mới tới các dự án khác sau.

Cụ thể, trong lĩnh vực giao thông, nếu xác định việc xây dựng sân bay Long Thành là cấp thiết thì tập trung nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án sân bay Long Thành. Kể cả phải dừng lại các dự án giao thông chưa cần thiết khác.

Không nên xé nhỏ nguồn vốn, giải ngân lẻ tẻ, giải ngân đoạn đầu, đứt đoạn giữa, đoạn cuối dẫn tới lãng phí, thất thoát. Cũng không nên phân bổ ngân sách kiểu bổ đều cho các địa phương, việc chia đều nguồn vốn sẽ khiến các địa phương chạy theo lợi ích cục bộ, cứ có là được, địa phương này có sân bay địa phương khác cũng phải có rất lãng phí mà không hiệu quả", PGS Nguyễn Thường Lạng chỉ rõ.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, nếu không có thứ tự ưu tiên trong giải ngân công, để các địa phương chạy đua giải ngân thì có thể sẽ mang lại hiệu quả trước mắt, giúp địa phương tăng trưởng trong thời gian ngắn nhưng hậu quả từ các dự án không hiệu quả, bỏ hoang mà cả xã hội và nền kinh tế phải gánh chịu trong tương lai là rất lớn.
 
 "Bài học từ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính là một minh chứng cho việc đầu tư công không hiệu quả, gây mất lòng tin, bức xúc trong dư luận, cần phải tránh", ông Lạng nhấn mạnh.


Thành phố Hồ Chí Minh: Giao quyền cho các địa phương để đẩy nhanh đầu tư công
Thành phố Hồ Chí Minh: Giao quyền cho các địa phương để đẩy nhanh đầu tư công
28/04/2024 Tin nóng

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định ủy quyền cho UBND quận, huyện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu trên địa bàn (trừ Thành phố Thủ Đức)...

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 5/2024
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 5/2024
28/04/2024 Tin nóng

Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần từ ngày 15/5/2024; Quy định mới về nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia năm 2023, 2024;...

Ngân hàng Thế giới cảnh báo leo thang ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc giá dầu, thúc đẩy lạm phát
Ngân hàng Thế giới cảnh báo leo thang ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc giá dầu, thúc đẩy lạm phát
28/04/2024 Tin nóng

Hôm thứ Năm 25/4, Ngân hàng Thế giới cảnh báo sự bùng nổ của một cuộc xung đột lớn ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc năng lượng đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng, thúc đẩy lạm phát và dẫn đến lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.

Tiêu thụ vàng của Trung Quốc tăng gần 6% trong quý I
Tiêu thụ vàng của Trung Quốc tăng gần 6% trong quý I
27/04/2024 Tin nóng

Hiệp hội Vàng Trung Quốc (CGA) hôm thứ Sáu (26/4) công bố, mức tiêu thụ vàng của nước này trong quý đầu tiên của năm 2024 tăng 5,94% so với cùng kỳ năm 2023,...

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE
Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE
26/04/2024 Tin nóng

Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á – châu Phi) nhận được Thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng...

Tăng chuyến dịp nghỉ lễ: Liệu 'cơn sốt' vé máy bay có 'hạ nhiệt'?
Tăng chuyến dịp nghỉ lễ: Liệu "cơn sốt" vé máy bay có "hạ nhiệt"?
25/04/2024 Tin nóng

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng xem xét bổ sung ngay tải cung ứng trên các đường bay từ Hà Nội, TP HCM đến các địa phương vào ngày 27/4...

Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024
Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024
25/04/2024 Tin nóng

Ngân hàng Thế giới dự báo, lạm phát sẽ tăng nhẹ từ mức bình quân 3,2% năm 2023 lên 3,5% vào năm 2024. Trong khi đó, lạm phát CPI sẽ chững lại còn 3%...

Chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
25/04/2024 Tin nóng

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, trọng tâm là phát triển kinh tế số.

Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
24/04/2024 Tin nóng

Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gồm hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) phải thuộc lĩnh vực, quy mô và đáp ứng điều kiện...

Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
22/04/2024 Tin nóng

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc triển khai các văn bản quy định...

Nắng nóng có nơi trên 41 độ C
Nắng nóng có nơi trên 41 độ C
22/04/2024 Tin nóng

Nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở miền Trung khi Tương Dương (Nghệ An) 41.3 độ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 40.5 độ, Đồng Hới (Quảng Bình) 39.8 độ, Ba Tơ (Quảng Ngãi) 40.9 độ…

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
22/04/2024 Tin nóng

Ngày 21/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hủy đấu thầu vàng sáng 22/4 do không đủ số lượng thành viên đăng ký
Hủy đấu thầu vàng sáng 22/4 do không đủ số lượng thành viên đăng ký
22/04/2024 Tin nóng

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định, nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hủy đấu thầu bán vàng miếng vàng...

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực
19/04/2024 Tin nóng

Quý I/2024, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu hồi phục và phát triển tích cực khi GRDP tăng 6,54% so với cùng kỳ.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ hỗ trợ đấu thầu vàng miếng
Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ hỗ trợ đấu thầu vàng miếng
16/04/2024 Tin nóng

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có các văn bản gửi các bộ gồm Bộ Bộ Tài chính, Công an và Bộ Công Thương đề nghị phối hợp tăng cường...

Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+
Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+

Tình hình địa chính trị của Trung Đông, mới đây nhất là cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel, đang làm xáo trộn các yếu tố cần thiết để OPEC+ thiết lập một mức giá dầu hoàn hảo - không quá cao và cũng không quá thấp - the

Vì sao cần phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng?
Vì sao cần phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng?
15/04/2024 Tin nóng

Các chuyên gia cho rằng, khi buộc tiệm vàng phải xuất hóa đơn điện tử như kinh doanh xăng dầu sẽ giúp minh bạch hóa thị trường vàng.

Căng thẳng Trung Đông tác động đến dự báo giá khí và dầu mỏ như thế nào?
Căng thẳng Trung Đông tác động đến dự báo giá khí và dầu mỏ như thế nào?
14/04/2024 Tin nóng

Giá dầu tăng, phản ánh mối lo ngại của thị trường về cuộc khủng hoảng Trung Đông đang leo thang, có khả năng liên quan đến Iran, một nhà khai thác dầu lớn của OPEC....

NHNN đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
NHNN đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
13/04/2024 Tin nóng

Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, để ổn định thị trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance