VnFinance
Thứ bảy, 06/06/2020, 05:52 AM

Diễn biến mâu thuẫn giữa Coteccons và cổ đông lớn Kusto

Kutso cáo buộc Ricons là "sân sau" của lãnh đạo Coteccons và Coteccons lại cáo buộc lại cổ đông lớn Kusto có những hành động gây hấn, bôi nhọ danh dự lãnh đạo của Coteccons nhằm mục tiêu thâu tóm.

Ricons bị coi là "sân sau" của lãnh đạo Coteccons

Ngay trước thềm đại hội cổ đông thường niên 2020 của CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD), Kusto – cổ đông nắm 18,23% vốn của Coteccons đã yêu cầu Hội đồng quản trị (HĐQT) triệu tập cuộc họp đại hội cổ đông bất thường dự kiến diễn ra vào ngày 13/7.

Nội dung cuộc họp nhằm chỉ định kiểm toán độc lập để kiểm tra đối với các hoạt động của Coteccons từ năm 2017 đến nay (kiểm toán đặc biệt).

Thứ nhất, kiểm toán đặc biệt nhằm xác định liệu có các điều kiện và căn cứ của việc giao hợp đồng thầu phụ và/hoặc đơn đặt hàng cho các bên có liên quan trong thời gian từ tháng 1/2017 đến nay có tuân thủ Điều 36 của Điều lệ hay không.

Thứ hai, liệu các điều kiện và căn cứ cho việc từ bỏ/không đấu thầu các hợp đồng lớn và sau đó được đấu thầu bởi và/hoặc được giao cho CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons từ tháng 1/2017 đến nay có đã/đang hoàn toàn tuân thủ Điều 25.4(c), 36 của Điều lệ hay không.

Thứ ba, Kusto muốn kiểm tra hồ sơ và bảng lương trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 đến nay cho các trường hợp chuyển nhân viên từ Coteccons sang các bên có liên quan trên cơ sở tạm thời, bán thời gian hoặc toàn thời gian có đảm bảo thu đúng và đủ các chi phí cho bên có liên quan được hưởng lợi từ việc chuyển nhân viên nói trên hay không.

Cuối cùng, cổ đông lớn Kusto muốn kiểm tra vật liệu tồn kho, danh sách thuê máy móc, thiết bị trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay để kiểm tra các trường hợp chuyển máy móc, thiết bị hoặc vật liệu từ Coteccons cho các bên liên quan theo dạng cho vay, cho thuê bán thời gian hoặc toàn thời gian có đảm bảo việc thu đúng và đủ các chi phí cho bên có liên quan được hưởng lợi từ việc thuyên chuyển nói trên hay không.

Đặc biệt, Kusto muốn thay đổi HĐQT hiện tại và bổ nhiệm HĐQT mới từ số ứng cử viên được đề cử bởi các cổ đông có quyền của Coteccons theo quy tắc đề cử ứng cử viên HĐQT và dựa trên nguyên tắc bầu dồn thiếu.

Mâu thuẫn của Kusto và Coteccons đã diễn ra từ đại hội cổ đông thường niên năm 2019 sau khi tờ trình sáp nhập Ricons vào Coteccons không được thông qua.

Tuy nhiên mâu thuẫn này được đẩy lên đỉnh điểm vào thời điểm đại hội năm nay khi Kusto yêu cầu HĐQT hiện tại của Coteccons từ chức kể cả ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch HĐQT.

Vậy nguyên nhân nào khiến Kusto muốn “lật” cả HĐQT hiện tại?

Nguồn cơn mâu thuẫn giữa Coteccons và Kusto

Ricons – đơn vị thầu xây dựng đang ghi nhận sự tăng trưởng thần tốc nhiều năm qua là tâm điểm được Kusto xoay quanh và bị cho là “sân sau” của ông Nguyễn Bá Dương và các lãnh đạo cấp cao khác.

Ricons tiền thân là CTCP Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia được thành lập năm 2004 và là một thành viên của Coteccons với vốn ban đầu là 17 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của doanh nghiệp là hơn 317 tỷ đồng.

Coteccons là cổ đông lớn của Ricons, tính tới ngày 31/3/2020 doanh nghiệp này sở hữu 14,3% vốn tại Ricons giá trị gần 308 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch phụ trách HĐQT và Tiểu ban Chiến lược của Coteccons lại đang là thành viên HĐQT của Ricons.

Ông Trần Quang Quân – Phó Tổng giám đốc của Coteccons đang là Chủ tịch của Ricons.

Ông Nguyễn Sỹ Công – thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Coteccons cũng là thành viên HĐQT của Ricons.

Ông Phan Huy Vĩnh cựu Phó Tổng giám đốc từ nhiệm ngày 9/7/2019 của Coteccons cũng từng là thành viên HĐQT của Ricons (từ nhiệm ngày 15/7/2019).

Có thể thấy 4/7 thành viên HĐQT là người của Coteccons. Kutso cho rằng Ricons ngoài việc là nhà thầu phụ của Coteccons, cũng là đối thủ cạnh tranh cùng một phân khúc thị trường. Cổ đông lớn này cũng nhiều lần đặt vấn đề với lãnh đạo Coteccons về vấn đề xung đột lợi ích, các giao dịch “ngầm”giữa hai bên nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Giao dịch giữa Coteccons và Ricons trong năm 2019 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2019)

 

Trước cáo buộc của Kusto, phía Coteccons đã đưa ra thông cáo báo chí để phản pháo lại.

Coteccons cáo buộc lại Kusto muốn thâu tóm mình

Coteccons cho biết: “Mỗi năm Coteccons được kiểm toán bởi những công ty nổi tiếng nằm trong nhóm Big 4 (PwC, KPMG, EY, Deloitte). Đây là các công ty kiểm toán nước ngoài chuyên nghiệp, không ai có thể can thiệp vào kết quả kiểm toán của họ.

Ngoài ra, HĐQT của Coteccons được vận hành minh bạch, đảm bảo luôn giám sát chặt chẽ Ban điều hành. Trong cơ cấu 7 thành viên HĐQT, có 3 thành viên độc lập là những người có uy tín trong xã hội (đơn cử như ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam).

Coteccons có doanh thu trên 20.000 tỷ đồng/năm, một số dự án có giá trị lên đến 7.000 tỷ đồng nên Công ty có hệ thống hàng ngàn nhà thầu phụ/nhà cung cấp. Ricons, Unicons hay bất cứ đơn vị nào khác cũng chỉ là một trong số rất nhiều nhà thầu phụ của Coteccons.

Bên cạnh đó, Công ty có hợp đồng rất chi tiết với tất cả nhà thầu phụ/nhà cung cấp trong đó quy định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi bên cũng như chi phí quản lý của Coteccons. Ngoài ra, Coteccons còn có phòng Kiểm soát Chi phí & Hợp đồng để theo dõi hợp đồng đã ký với các đối tác tuân thủ đúng hệ thống Công ty như: Quy chế quản lý tài chính, Quy trình giao thầu cho nhà thầu phụ/nhà cung cấp, Quy tắc quản lý lực lượng thi công…

Coteccons nhấn mạnh Xây dựng là một ngành nghề rất phức tạp, phải đảm bảo tuyệt đối về an toàn, chất lượng và tiến độ trong suốt quá trình thi công (khoảng 2 năm/công trình). Chính vì vậy, Coteccons chỉ có thể đồng hành cùng những đối tác có hệ thống quản lý và văn hóa hoạt động tương đồng. Ở những “mega project” mà Chủ đầu tư giao cho Công ty thi công cùng lúc hàng chục tòa tháp (như Vinhomes Tân Cảng, Vinhomes Grand Park, Vinhomes Ocean Park…), Coteccons sẽ không thể tập trung tất cả nguồn lực vào 1 dự án mà phải quản lý các nhà thầu phụ thi công trực tiếp.

Ngoài ra, hợp đồng Coteccons ký với những công ty có liên quan đều tuân theo “Quy chế hoạt động của Hội đồng Quản trị” (quy định về mức phí quản lý của Coteccons). Tuy nhiên, vì không muốn Kusto tiếp tục có những hành động gây hấn, từ cuối năm 2019 đến nay, Coteccons đã không ký bất cứ hợp đồng nào với công ty Ricons.

Kusto - đơn vị đã rót vốn vào Coteccons từ ngày 18/4/2012 với hơn 18% cổ phần bên cạnh Công ty TNHH MTV Kinh doanh và Đầu tư Thành Công nắm 14,67% số cổ phần có quyền biểu quyết – đại diện theo pháp luật là ông Kebirov Ablakhat, cũng chính là đại diện pháp luật của Công ty Kusto Home thuộc Kusto Group. Qua đó có thể thấy Kusto nắm một tỷ lệ sở hữu rất lớn ở Coteccons. Là một đơn vị đầu tư tài chính với cam kết lâu dài thì tại sao Kusto lại muốn lật đổ “nồi cơm” của mình?

Lễ ký kết hợp tác giữa Coteccons và Kusto năm 2012 (Ảnh: CTD)

 

Với cương vị là một cổ đông chiến lược của Coteccons, Kusto hoàn toàn có quyền lo lắng về vấn đề xung đột lợi ích giữa ban lãnh đạo của Coteccons và Ricons – được ngầm hiểu là “sân sau”.

Những lãnh đạo chủ chốt của Coteccons đều đang nằm trong HĐQT của Ricons, chưa kể giai đoạn 2013 - 2018 nếu Coteccons tăng trưởng thần tốc thì Ricons cũng không kém phần khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kép giai đoạn này lên tới 58%.

Trong khi lợi nhuận của Coteccons lại giảm tốc từ năm 2018 đặc biệt năm 2019 giảm trên 50% còn Ricons vẫn ghi nhận tăng trưởng năm 2018 và tới năm 2019 chỉ giảm 16%.

Nguồn: HK tổng hợp từ báo cáo tài chính

 

Kết quả kinh doanh lao dốc kéo cổ phiếu CTD liên tục mất đà. Sau khi cổ phiếu CTD lập đỉnh vào khoảng cuối năm 2017 thì từ đó đến tháng 4/2020 đã mất tới 80% giá trị. Tuy nhiên từ đầu tháng 4 tới nay cổ phiếu CTD đã phục hồi lên khoảng 77.300 đồng/cp kết phiên 1/6 sau khi biến động giảm mạnh xoay quanh mâu thuẫn của Kusto và doanh nghiệp những ngày qua.

Diễn biến giá cổ phiếu CTD từ lúc niêm yết tới nay (Nguồn: TradingView)

Phản pháo lại việc yêu cầu tổ chức đại hội cổ đông bất thường của Kusto, Coteccons cho biết Kusto cũng đã từng gửi yêu cầu tổ chức họp đại hội bất thường vào ngày 15/10/2019 nhằm bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT của Chủ tịch là ông Nguyễn Bá Dương và Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Sỹ Công với mục tiêu hoàn tất thâu tóm Coteccons và khẳng định những cáo buộc của Kusto là “những lập luận vô căn cứ và không có cơ sở pháp lý”.

Phía Coteccons còn nhấn mạnh với những nhận định mang tính chất thù địch, bôi nhọ danh dự của Ban lãnh đạo Coteccons, Kusto sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi này.

Đáng chú ý, Coteccons còn tiết lộ tháng 3/2012, Kusto cùng các cổ đông chủ chốt hiện tại của Coteccons đã ký “Thoả thuận cổ đông”. Trong đó quy định Kusto và các cổ đông chủ chốt cam kết ủng hộ những quyết định cần thiết để hợp nhất Unicons và Phú Hưng Gia (nay là Ricons) vào Coteccons (theo điều 4.1 – Cam kết hợp nhất Unicons và Phú Hưng Gia).

Năm 2015, Unicons đã được hợp nhất vào Coteccons (Coteccons sở hữu 100% Unicons - một trong ba nhà thầu tư nhân lớn nhất Việt Nam với doanh thu hàng năm đạt khoảng 8.000 – 8.500 tỷ đồng).

Coteccons cho biết Ricons là một doanh nghiệp tiềm năng, chưa lên sàn, có phân khúc khách hàng riêng và đội ngũ nhân sự chất lượng khiến Coteccons muốn sáp nhập Ricons để gia tăng thị phần nhưng nhóm Kusto đã nhiều lần lợi dụng ưu thế cổ đông lớn để phủ quyết.

Coteccons cho biết tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông Nguyễn Sỹ Công tại Ricons ít hơn rất nhiều so với tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông tại Coteccons. Riêng ông Nguyễn Bá Dương không sở hữu bất cứ cổ phiếu Ricons nào. Chính vì vậy, việc vu cáo Ban lãnh đạo Coteccons tập trung nguồn lực cho Ricons là hoàn toàn không có căn cứ.

Hiện ông Nguyễn Bá Dương đang sở hữu 4,92% vốn tại Coteccons, ông Nguyễn Sỹ Công nắm 1,49% cổ phần tại đây.

Ngay sau khi hai bên Coteccons và Coteccons liên tục đăng thông cáo báo chí “khẩu chiến” lẫn nhau thì Ricons vừa công bố báo cáo thường niên 2019 với logo hoàn toàn mới, bỏ gắn mác “Coteccons Group” và định hướng phát triển hệ sinh thái Ricons Group với 6 thương hiệu: Ricons, Riland, Rihomes, Rilex, Risa, Ricommerce, QuiHub.

Hệ sinh thái Ricons Group (Ảnh: Ricons)
Logo Ricons mới đã bỏ đi cụm từ "Coteccons Group" (Ảnh: Ricons)

 

Rất nhiều câu hỏi đang được đặt ra xung quanh mâu thuẫn giữa Coteccons và Kusto. Liệu khi Kusto đạt được mong muốn là phế hết lãnh đạo chủ chốt hiện tại của Coteccons thì cổ đông lớn này sẽ làm gì tiếp theo? Ông Nguyễn Bá Dương, ông Nguyễn Sỹ Công được coi là những người có công đưa Coteccons đi lên từ con số 0, liệu khi hai người này từ nhiệm thì Coteccons có chỉ còn là "cái xác không hồn" hay không? Và có hay không xuất hiện giao dịch "ngầm" giữa Coteccons và Ricons, sự xung đột lợi ích ở đây?

Những diễn biến tiếp theo về mâu thuẫn của Kusto và Coteccons sẽ được chúng tôi tiếp tục cập nhật tới độc giả.

 

Theo Hoàng Kiều/Doanh nghiệp Việt Nam

 

 

Link nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/doanh-nghiep/dien-bien-mau-thuan-giua-coteccons-va-co-dong-lon-kusto/20200604043640685


Thay đổi thượng tầng, TTC Land chuẩn bị nguồn lực cho “cuộc chơi mới”
Thay đổi thượng tầng, TTC Land chuẩn bị nguồn lực cho “cuộc chơi mới”
23/04/2024 Doanh nghiệp

Theo TTC Land, việc thay đổi loạt nhân sự cấp cao nhằm tăng cường nguồn lực nhiều kinh nghiệm, am hiểu thị trường nhằm ưu tiên phát triển mảng bất động sản công nghiệp...

Câu chuyện thứ Hai: Doanh nghiệp Việt khẳng định thương hiệu bằng những mục tiêu táo bạo
Câu chuyện thứ Hai: Doanh nghiệp Việt khẳng định thương hiệu bằng những mục tiêu táo bạo
23/04/2024 Doanh nghiệp

MB đã chứng tỏ sự vững chắc với mục tiêu tăng trưởng ấn tượng, trong khi LPBank tái định hình mình với một bản sắc mới và những mục tiêu táo bạo. PNJ tiếp tục...

Tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Mai
Tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Mai
23/04/2024 Doanh nghiệp

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai (Công ty Hoàng Mai) vừa bị tạm hoãn xuất cảnh.

Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài
Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài
22/04/2024 Doanh nghiệp

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng 100% vốn góp trong tổ chức kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài (có quốc tịch khác)...

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay
22/04/2024 Doanh nghiệp

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Đặc biệt, CEO đặt kế hoạch kinh doanh năm 2024 lạc quan...

Xử phạt Công ty cổ phần Hóa chất Minh Đức hơn 440 triệu đồng
Xử phạt Công ty cổ phần Hóa chất Minh Đức hơn 440 triệu đồng
22/04/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính CTCP Hóa chất Minh Đức 442,5 triệu đồng do không công bố...

Bắc Giang: Loạt doanh nghiệp bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản do nợ thuế
Bắc Giang: Loạt doanh nghiệp bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản do nợ thuế
21/04/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đã công bố quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản...

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình
20/04/2024 Doanh nghiệp

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu
19/04/2024 Doanh nghiệp

Dù sở hữu loạt khu đất vàng nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố...

Xử phạt loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng giả khu vực miền Nam
Xử phạt loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng giả khu vực miền Nam
19/04/2024 Doanh nghiệp

Thông tin từ Tổng cục QLTT - Bộ Công Thương cho biết, Cục QLTT ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng,...

Doanh nghiệp kinh doanh vàng: SJC lãi mỏng, lợi nhuận PNJ áp đảo DOJI
Doanh nghiệp kinh doanh vàng: SJC lãi mỏng, lợi nhuận PNJ áp đảo DOJI
17/04/2024 Doanh nghiệp

Trước diễn biến giá vàng trên thị trường liên tục “nhảy múa”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh...

Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui
Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Năm 2024, tổng số tiền mà các ngân hàng dự kiến dùng để chi trả cổ tức tiền mặt lên tới khoảng 26.000 tỷ đồng...

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng
16/04/2024 Doanh nghiệp

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng...

Xu hướng giá vé máy bay toàn cầu
Xu hướng giá vé máy bay toàn cầu
15/04/2024 Doanh nghiệp

Giá vé máy bay trên thế giới hiện nay và trong thời gian tới đây sẽ có xu hướng tăng cao hơn so với thời điểm trước.

Lợi nhuận của Hòa Phát ước đạt 2.800 tỷ đồng trong quý I/2024
Lợi nhuận của Hòa Phát ước đạt 2.800 tỷ đồng trong quý I/2024
15/04/2024 Doanh nghiệp

Theo ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, kết thúc quý I/2024, doanh nghiệp đạt 31.000 tỷ đồng doanh thu và 2.869 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?
15/04/2024 Doanh nghiệp

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng.

PV Drilling ước đạt trên 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý 1/2024
PV Drilling ước đạt trên 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý 1/2024
12/04/2024 Doanh nghiệp

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1/2024, Tổng công ty PV Drilling ước đạt gần 1.700 tỷ đồng doanh thu và trên 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Cảnh báo có đối tượng giả mạo chữ ký Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cảng hàng không
Cảnh báo có đối tượng giả mạo chữ ký Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cảng hàng không
12/04/2024 Doanh nghiệp

Ngày 11/4, Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã thông báo có đối tượng mạo danh, giả mạo chữ ký Chủ tịch HĐQT ACV để lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

Dòng vốn vào startup Việt Nam giảm nhưng vẫn đứng thứ ba Đông Nam Á
Dòng vốn vào startup Việt Nam giảm nhưng vẫn đứng thứ ba Đông Nam Á
12/04/2024 Doanh nghiệp

Dòng vốn chảy vào startup Việt Nam năm qua đứng thứ 3, sau Singapore (6,1 tỷ USD) và Indonesia (1,28 tỷ USD). Singapore vẫn là “thủ phủ” khởi nghiệp khu vực, chiếm gần 64% số thương vụ và hơn 73% giá trị rót vốn.

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance