Doanh nghiệp nhỏ mong muốn được nợ tiền điện, nước, giãn nợ ngân hàng
Do khó đáp ứng điều kiện để vay vốn lãi suất 0%, nhiều doanh nghiệp nhỏ kiến nghị Nhà nước cho nợ tiền điện nước, giảm lãi, khoanh vùng nợ, có như vậy mới mong giảm bớt khó khăn hiện tại và chuẩn bị cho kế hoạch tái thiết sau đại dịch.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021 đã có 35,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; 9,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%. Như vậy, trung bình mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Để hỗ trợ Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động có giá trị 26.000 tỷ đồng, với 12 nhóm chính sách, hướng tới doanh nghiệp và người lao động. So với gói cứu trợ 62.000 tỷ đồng trước đây, nhiều thủ tục của gói 26.000 tỷ đồng đã được rút gọn.
Tuy nhiên, dù thủ tục đã đơn giản hơn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận với gói hỗ trợ này. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng, “chính sách phải đi vào thực tế, gắn liền quyền lợi của người dân và doanh nghiệp".
Với diễn biến dịch COVID-19 như hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng nợ nần, chủ doanh nghiệp phải bán nhà, bán tài sản, vay nóng lãi suất cao để duy trì và chờ ngày khôi phục doanh nghiệp sau đại dịch. Các doanh nghiệp nhỏ vẫn kêu khó tiếp cận với các gói vay hỗ trợ.
Chia sẻ với Doanh nghiệp Việt Nam, giám đốc một doanh nghiệp du lịch ở Hà Nội cho biết, trước đây doanh nghiệp này sở hữu và kinh doanh dịch vụ du thuyền 4 sao ở Hạ Long, khách sạn 4 sao ở Hà Nội, cả dàn xe đón khách du lịch...
Đại dịch COVID-19 kéo dài hơn 1 năm qua, khiến công ty bán dần nhiều tài sản để trả cho ngân hàng, hiện nay doanh nghiệp này lâm vào tình trạng khó khăn để cầm cự. Nên khi nghe có gói vay hỗ trợ lãi suất ưu đãi, doanh nghiệp này liền tìm hiểu để xin vay.

Nhưng khi nhìn lại điều kiện “không được vướng vào nợ xấu”, giám đốc một doanh nghiệp đành ngậm ngùi nói: “Điều kiện không vướng nợ xấu e khó đáp ứng, dịch bệnh mấy năm nay, có những lúc tưởng chừng như không cầm cự nổi. Chúng tôi đã bán dần tài sản để trả cho ngân hàng, rồi cũng có tháng không có nguồn, phải chạy vạy vay nóng để chi trả, vậy làm sao không vướng nợ xấu với ngân hàng đây?”.
Đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, để cứu lấy doanh nghiệp nhỏ, đề xuất giãn nợ là thiết thực nhất. Vì doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh, có sản xuất gì đâu để có tiền trả lãi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần cho nợ tiền điện, nước từ 3 đến 6 tháng. Sau khi dịch bệnh được khống chế, tiền điện, nước sẽ được trả sau khi doanh nghiệp được hồi phục.
Ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Lữ hành - Tổ chức Sự kiện Việt Nam có trụ sở tại Bình Dương cho rằng: "Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều tạm ngừng để chung tay chống dịch, nhưng người dân và doanh nghiệp vẫn phải chi những khoản chi phí cố định, như điện, nước, lãi vay ngân hàng, chi phí sinh hoạt.
Chính phủ nên có chính sách áp dụng cho toàn dân, để đảm bảo công bằng, dân chủ cho mọi người dân và doanh nghiệp như cho nợ tiền điện, nước từ 3 đến 6 tháng. Trước đây điện nước cũng đã có giảm, nhưng thực chết để báo cáo có hỗ trợ là chính chứ chưa thật sự sát với thực tế. Bên cạnh đó, việc giảm lãi, cơ cấu nợ, giãn nợ từ 6 đến 9 tháng để người dân và doanh nghiệp yên tâm tái hoạt động kinh doanh”.

Theo ông Nguyễn Cường, giám đốc một Công ty Lữ hành ở Hà Nội: “Gói 62.000 nghìn tỷ trước đây, có rất ít doanh nghiệp du lịch tiếp cận. Đến nay, nhiều doanh nghiệp du lịch đã phải dừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng, 85% lao động đã nghỉ việc. Nên khi nghe có gói hỗ trợ, doanh nghiệp tưởng chừng như đây là phao cứu sinh. Nhưng đọc lại điều khoản thì thấy rất khó đáp ứng, bởi vì yêu cầu doanh nghiệp phải "không có nợ xấu tại thời điểm đề nghị vay vốn” thì rất ít doanh nghiệp nhỏ đáp ứng".
“Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn từ những đợt dịch lần trước, toàn bộ nguồn tiền tích lũy đã cạn kiệt, nên doanh nghiệp phải vay vốn để trả lương và duy trì hoạt động kinh doanh, vẫn đang có nợ xấu tại ngân hàng. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp cận được gói hỗ trợ này. Gói vay này khó tiếp cận thì đề nghị Nhà nước xem xét chính sách cho nợ tiền điện nước và giãn nợ ngân hàng…”, ông Cường nói thêm.
Nhiều doanh nghiệp cũng đồng quan điểm trên, để tiếp cận gói vay “không vướng nợ xấu”, các đợt dịch đã làm doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng về nguồn vốn, nên không có cơ hội để tiếp cận nguồn hỗ trợ vay vốn lần này.
Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, gói hỗ trợ lần này đã cắt giảm đến 2/3 các thủ tục hành chính so với trước để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận hơn, nhưng điều khoản lại chặt chẽ hơn nên doanh nghiệp khó tiếp cận. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đề nghị Nhà nước cho nợ tiền điện nước, giảm lãi, khoanh vùng nợ, có như vậy mới mong giảm bớt khó khăn hiện tại và chuẩn bị cho kế hoạch tái thiết sau đại dịch…
Thủ tục và điều kiện để vay vốn lãi suất 0% từ Ngân hàng Chính sách xã hội
Doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0% từ Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất phải không có nợ xấu tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng của người lao động, thời gian hưởng chính sách hỗ trợ tối đa 3 tháng, thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
Hồ sơ gồm giấy đề nghị vay vốn, danh sách lao động ngừng việc, bản sao công chứng hoặc bản sao kèm bản chính (để đối chiếu) một trong các loại giấy tờ sau: Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư; danh sách lao động ngừng việc. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến BHXH xác nhận trong vòng 2 ngày, rồi chuyển Ngân hàng Chính sách xã hội để cơ quan này phê duyệt và giải ngân trong vòng một tuần tiếp theo.
Nếu doanh nghiệp muốn vay được gói tín dụng lãi suất 0% cần đảm bảo người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải là người ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên, trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020. Doanh thu quý I/2020 giảm 20% trở lên so với quý IV/2019 hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019. Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019. Vốn vay phải được dùng để trả lương ngừng việc cho người lao động bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
TIN LIÊN QUAN
-
Hỗ trợ Covid-19: Chỉ có 22,25% doanh nghiệp nhận được hỗ trợ
-
Tổng giám đốc Viettravel: Các gói hỗ trợ doanh nghiệp rất khó tiếp cận, chỉ tiếp cận được trên tivi
-
BAC A BANK hỗ trợ doanh nghiệp bứt phá với gói siêu ưu đãi lãi suất vay
-
Làn sóng Covid thứ 4 quay lại, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất Chính phủ và các bộ ngành liên quan tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt bão
-
Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp vượt Covid-19, Quảng Ninh tiếp tục 'vô địch' PCI 2020
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Xem nhiều




