VnFinance
Thứ tư, 07/06/2023, 17:16 PM

Đừng ép doanh nghiệp “tự buộc chân mình”

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, nếu mở rộng áp dụng Luật Đấu thầu với công ty con của DNNN (doanh nghiệp cấp 2), nghĩa là ép họ “tự buộc chân mình” đồng thời đưa các nhà đầu tư và cả hệ thống quản lý nhà nước vào một thách thức khó lường.

Vừa qua, tại Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách trình Quốc hội xem xét 2 phương án điều chỉnh Luật Đấu thầu (sửa đổi) đối với DNNN. Theo đó, phương án 1, Chính phủ trình bỏ đấu thầu đối với các dự án đầu tư có vốn từ 30% của DNNN thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Phương án 2, là mở rộng áp dụng Luật Đấu thầu với cả các gói thầu thuộc dự án đầu tư của các doanh nghiệp có vốn của DNNN trên 50% vốn điều lệ. Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên, nhiều doanh nghiệp và Luật sư nhận định, cần phải quy định rõ hơn thế nào là vốn của Nhà nước trong các dự án, đồng thời xây dựng luật không nên “trói chân” DN mà phải tạo điều kiện để DN hoạt động theo thông lệ quốc tế cũng như để cho DN có quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo mang lại lợi ích cho Nhà nước và các cổ đông.

Đừng ép doanh nghiệp “tự buộc chân mình”
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
 

Trao đổi với PV về việc có nhất thiết phải mở rộng đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu đối với các công ty con của DNNN? Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết, “Doanh nghiệp có trên 50% vốn DNNN được hiểu là công ty con của DNNN 100% vốn nhà nước chứ không phải là mọi DNNN. Các doanh nghiệp này, lâu nay vẫn được gọi là “doanh nghiệp cấp 2”. Mặc dù vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các doanh nghiệp cấp 2 này chỉ có vốn của DNNN chứ chưa bao giờ là DNNN.

Tại Luật Đấu thầu ban hành lần đầu năm 2005 và Luật Đấu thầu năm 2013 quy định ngoài việc quy định áp dụng đối với Dự án đầu tư phát triển của DNNN thì phải áp dụng đối với cả dự án có sử dụng vốn nhà nước, vốn của DNNN từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

Như vậy, có thể thấy các quy định của Luật Đấu thầu từ trước đến nay nhắm vào nhóm đối tượng là dự án sử dụng “vốn nhà nước” và “vốn của DNNN” chứ không phải là nhắm vào công ty con của DNNN. Tức là, các Dự án không thuộc nhóm các đối tượng nêu trên sẽ không phải tuân thủ quy trình đấu thầu bắt buộc như quy định của Luật. Doanh nghiệp cấp 2 tức công ty con của DNNN, theo đó, sẽ không thuộc đối tượng áp dụng của Luật này, nếu không sử dụng vốn của NN hay Vốn của công ty Mẹ (DNNN) trong dự án khi đầu tư mua sắm.

Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp cấp 2 khi đầu tư mua sắm vẫn tổ chức đấu thầu… theo đúng quy trình của Luật Đấu thầu, bởi không tự xác định được thế nào là “vốn nhà nước” hay “vốn của DNNN” trong các dự án. Bởi các quy định, định nghĩa của Luật 2013 chưa rõ ràng về “vốn của DNNN” tham gia dự án.

Cũng theo ông Đức, việc dự định bỏ quy định áp dụng đối với toàn bộ các dự án đầu tư có sử dụng vốn của DNNN từ 30% trở lên, hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án như luật hiện hành đã thu hẹp đối tượng dự án thuộc công ty con của DNNN phải đầu thầu. Tôi đánh giá việc bỏ quy định này là điểm đột phá trong dự thảo. Hiện nay chúng ta đang phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường, nên phải đảm bảo một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định đối với tất cả các thành phần kinh tế. Do đó, loại bỏ quy định trên giúp các doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp nhà nước (mà không phải là vốn của Nhà nước) được chủ động hơn trong việc đầu tư dự án, góp phần tạo nên quyền chủ động quyết định cho các tổ chức, cá nhân khác có tham gia góp vốn cùng nhà nước, họ không bị ràng buộc bởi những quy định áp dụng đối với vốn nhà nước như trước đây. Đồng thời đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhà nước và các tổ chức cá nhân khác trong cùng “sân chơi kinh tế”.

Do vậy, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, Luật cần phải quy định rõ hơn thế nào là vốn của Nhà nước trong các dự án để DN có cơ sở thực hiện, triển khai tốt hơn. Đồng thời, không nên mở rộng áp dụng luật đối với công ty con của DNNN (kể cả do DNNN sở hữu 100% vốn).

Quản chặt vốn nhà nước là đúng, nhưng khi số vốn đó đã được đầu tư vào doanh nghiệp thì phải giao quyền chủ động cho doanh nghiệp, đặc biệt là trường hợp đã mang đi đầu tư vào công ty con mà khi sử dụng để đầu tư kinh doanh vẫn quản như vốn ngân sách thì chẳng khác nào “ép” DN “tự buộc chân mình”.

Liên quan đến “Vốn của DNNN” tại Dự án đầu tư được xác định như thế nào? Theo vốn bỏ ra trực tiếp trong Dự án hay theo tỷ lệ vốn đầu tư, vốn góp của DNNN tại Vốn điều lệ ban đầu của DN cấp 2? Vốn do DN cấp 2 tự thu xếp, đi vay theo cơ chế tự vay tự trả, hoặc dùng quỹ sản xuất kinh doanh của mình đi đầu tư mua sắm có phải là “vốn của DNNN” hay không? Trao đổi với phóng viên về việc này, một lãnh đạo DN có vốn của DNNN chia sẻ:

Rõ ràng, tại một Dự án đầu tư mua sắm, việc phân biệt vốn cụ thể của DNNN bỏ ra trực tiếp trong Dự án với số tiền, theo tỷ lệ bao nhiêu là khác với việc Doanh nghiệp mua sắm đó có bao nhiêu phần trăm vốn của DNNN trong Vốn điều lệ (Vốn góp ban đầu). Và việc kiểm soát Vốn trực tiếp bỏ ra mua sắm cho Dự án (Theo Luật Đấu thầu) khác với việc kiểm soát vốn đầu tư của DNNN vào Vốn điều lệ của DN cấp 2 (theo Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp). Nhưng có một sự thực là lâu nay là chưa tồn tại chỉ một cách hiểu thống nhất như vậy.

Đừng ép doanh nghiệp “tự buộc chân mình”
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
 

Theo vị lãnh đạo này, trên các kênh kiến nghị, giải thích pháp luật, trả lời bạn đọc, nhiều DN đã từng hỏi các cơ quan có thẩm quyền về các xác định vốn của DNNN trong Dự án. Nhưng các giải thích đa phần chưa rõ ràng, thỏa đáng, hoặc trả lời DN theo kiểu copy nguyên văn điều luật. Hoặc trả lời chung chung để “doanh nghiệp tự xác định” tỉ lệ Vốn của DNNN trong dự án đầu tư.

Câu chữ, định nghĩa không đầy đủ, việc hướng dẫn, giải thích chưa rõ ràng đã dẫn đến cách hiểu không thống nhất, gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, không biết đâu mà lần. Thậm chí, cả với một số cấp thanh tra, quản lý nhà nước…

Nhiều công ty con, có lẽ vì e ngại những rủi ro liên quan đến vấn đề tuân thủ, thôi thì cứ tổ chức đấu thầu giống như công ty Mẹ đang làm… “cho chắc”.

Kết quả là, nhiều DN cấp 2, mặc dù không sử dụng vốn của công ty Mẹ trong Dự án, đã phải tự “vơ vào” chính mình một quy trình mua sắm dài dòng, đủ thủ tục, bỏ qua sự chủ động, linh hoạt và kịp thời, tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp có thể thích ứng, cạnh tranh linh hoạt trên thương trường.

Nếu ví von việc mua sắm của DN như đi chợ, thì với việc áp dụng đầy đủ thủ tục bắt buộc, đến được chợ thì chợ đã vãn, cá đã ươn và rau đã héo, làm sao có thể mua được thực phẩm tươi ngon nhất.

Khi DN tự chủ, tự thu xếp nguồn vốn, nguồn tài chính của mình, không thất thoát tiền bạc của nhà nước hay DNNN, vậy tại sao phải áp đặt một quy trình mua sắm, đấu thầu theo “kiểu Nhà nước”?

Với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động mua sắm, đầu tư có vai trò quan trọng, là “đầu vào”, bắt đầu chu trình sản xuất, chuỗi cung ứng… Các DN, phù hợp đặc thù, lĩnh vực kinh doanh, có lẽ đều tự biết phương thức đầu tư mua sắm nào có lợi nhất cho mình. Họ cũng biết cách đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, gọi chào hàng theo cách của họ, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí, hiệu quả đầu tư.

Bên cạnh đó, tham gia thị trường, các doanh nghiệp cần được khuyến khích các hình thức lựa chọn nhà thầu khác, phát huy sáng tạo, chủ động, sự nhạy bén, đảm bảo được quyền định đoạt tài sản, tính linh hoạt, chủ động trong thực hiện và khuyến khích xã hội hóa, cân bằng vị thế giữa các nhà đầu tư.

Áp dụng đấu thầu bắt buộc theo “kiểu nhà nước”, theo kiểu định khung “cứng”, về bản chất, là hạn chế quyền tự do kinh doanh của các DN và quyền, lợi ích của chính các nhà đầu tư khác vào doanh nghiệp. Mà khi lợi ích của DN và nhà đầu tư bị ảnh hưởng, thì lợi ích của DNNN trong các công ty con cũng không vì vậy mà kém phần thua thiệt. Mở rộng đối tượng áp dụng của Luật Đấu thầu bên cạnh đó còn là thách thức đối với hệ thống quản lý nhà nước khi tầm ảnh hưởng của Luật gia tăng. Áp lực quản lý, thanh kiểm tra, báo cáo, cơ chế phê duyệt…

Vị lãnh đạo này cũng cho biết thêm, nhiều doanh nghiệp cùng cảnh như chúng tôi đều mong muốn, với vai trò cơ quan thực hiện quyền hành pháp cao nhất, hoạch định và điều hành chính sách về đấu thầu nhiều năm qua, Chính phủ có lẽ đủ quyết liệt để giữ nguyên quan điểm lựa chọn Phương án 1. Bởi nếu mở rộng áp dụng với công ty con của DNNN, nghĩa là tự đưa các doanh nghiệp cấp 2, các nhà đầu tư và cả hệ thống quản lý nhà nước vào một thách thức khó lường.


VNG bổ nhiệm quyền tổng giám đốc mới
VNG bổ nhiệm quyền tổng giám đốc mới
07/09/2024 Doanh nghiệp

Ông Kelly Wong, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần VNG (VNG, mã chứng khoán: VNZ) vừa được bổ nhiệm vào vị trí quyền Tổng giám đốc.

Công khai thông tin cá nhân, doanh nghiệp mua bán hóa đơn
Công khai thông tin cá nhân, doanh nghiệp mua bán hóa đơn
07/09/2024 Doanh nghiệp

Theo Bộ Tài chính, thời gian qua một bộ phận người nộp thuế lợi dụng sự thông thoáng của thủ tục thành lập doanh nghiệp...

Viettel Post đầu tư 5,3 triệu USD mở công ty con tại Lào với tham vọng logistics xuyên biên giới
Viettel Post đầu tư 5,3 triệu USD mở công ty con tại Lào với tham vọng logistics xuyên biên giới
07/09/2024 Doanh nghiệp

Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post – MCK: VTP) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc thành lập công ty con tại Lào,...

Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 2 (NEDI2) chốt ngày chia cổ tức 20% bằng tiền mặt
Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 2 (NEDI2) chốt ngày chia cổ tức 20% bằng tiền mặt
06/09/2024 Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 2 (NEDI2, mã chứng khoán: ND2) thông báo, ngày 16/9 sẽ chốt danh sách cuối cùng để trả cổ tức...

Gojek đánh mất thị phần thế nào trước khi thông báo rời khỏi Việt Nam?
Gojek đánh mất thị phần thế nào trước khi thông báo rời khỏi Việt Nam?
06/09/2024 Doanh nghiệp

Từng là ứng dụng gọi xe đứng thứ 2 sau Grab, thế nhưng Gojek vừa bất ngờ thông báo rời khỏi thị trường Việt Nam sau khi lần lượt đánh mất thị phần vào tay Be và Xanh SM.

Masan mua lại 7,1% cổ phần WinCommerce của SK Group và những kỳ vọng chung hướng
Masan mua lại 7,1% cổ phần WinCommerce của SK Group và những kỳ vọng chung hướng
06/09/2024 Doanh nghiệp

Bên cạnh việc chi 200 triệu USD mua cổ phần chuỗi siêu thị WinMart, Masan Group và SK Group cùng thống nhất gia hạn thời gian thực hiện quyền...

Hóa chất Cơ bản Miền Nam bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Hóa chất Cơ bản Miền Nam bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế
06/09/2024 Doanh nghiệp

Công ty cổ phần Hóa chất Cơ bản Miền Nam (MCK: CSV) bị Cục thuế TP HCM ra quyết định xử phạt và truy thu thuế hơn 185 triệu đồng do khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

Chủ đầu tư sân golf Long Thành báo lãi tăng 33%, nợ phải trả chiếm tới 69% nguồn vốn
Chủ đầu tư sân golf Long Thành báo lãi tăng 33%, nợ phải trả chiếm tới 69% nguồn vốn
05/09/2024 Doanh nghiệp

Nửa đầu năm 2024, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành lãi sau thuế riêng lẻ gần 15 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Nợ phải trả hơn 15.000 tỷ đồng.

Công ty con của BIM Group lỗ đậm, nợ phải trả chiếm tới 74% nguồn vốn
Công ty con của BIM Group lỗ đậm, nợ phải trả chiếm tới 74% nguồn vốn
05/09/2024 Doanh nghiệp

BIM Land - đơn vị phân phối các dự án bất động sản của Công ty TNHH Tập đoàn BIM (Bim Group) lần đầu báo lỗ sau 5 năm...

'Vua hầm' Đèo Cả lãi trăm tỷ, đang gánh nợ hơn 33.000 tỷ đồng
"Vua hầm" Đèo Cả lãi trăm tỷ, đang gánh nợ hơn 33.000 tỷ đồng
05/09/2024 Doanh nghiệp

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, Tập đoàn Đèo Cả có tổng nợ phải trả hơn 33.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 76% nguồn vốn doanh nghiệp.

Điện mặt trời Trung Nam lãi hơn 221 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
Điện mặt trời Trung Nam lãi hơn 221 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
05/09/2024 Doanh nghiệp

Theo thông tin vừa được công bố tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần Điện mặt trời Trung Nam (Trungnam Solar Power) ghi nhận lợi nhuận sau thuế...

Golf Long Thành báo lãi gần 15 tỷ đồng nhưng nợ phải trả 15.351 tỷ đồng
Golf Long Thành báo lãi gần 15 tỷ đồng nhưng nợ phải trả 15.351 tỷ đồng
04/09/2024 Doanh nghiệp

6 tháng đầu năm 2024, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành (Golf Long Thành) ghi nhận lợi nhuận sau thuế riêng lẻ gần 15 tỷ đồng nhưng nợ phải trả lên 15.352 tỷ đồng.

Ông Lại Xuân Thanh nghỉ hưu, thôi làm Chủ tịch HĐQT ACV
Ông Lại Xuân Thanh nghỉ hưu, thôi làm Chủ tịch HĐQT ACV
04/09/2024 Doanh nghiệp

Ông Lại Xuân Thanh thôi làm Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) để nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/9.

Tracodi (TCD) đổi tên Công ty, định hướng quản trị theo mô hình Tập đoàn
Tracodi (TCD) đổi tên Công ty, định hướng quản trị theo mô hình Tập đoàn
04/09/2024 Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HoSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa công bố đã chính thức...

Điện Gia Lai (GEG) phát hành thành công 2.000 trái phiếu mới
Điện Gia Lai (GEG) phát hành thành công 2.000 trái phiếu mới
04/09/2024 Doanh nghiệp

Ngày 29/8, Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEG) đã thông báo phát hành thành công 2.000 trái phiếu mới với tổng giá trị 200 tỷ đồng.

Tập đoàn Bamboo Capital thành lập BCG Eco để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững
Tập đoàn Bamboo Capital thành lập BCG Eco để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững
03/09/2024 Doanh nghiệp

Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa công bố quyết định góp vốn thành lập BCG Eco - một công ty chuyên về trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp....

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
03/09/2024 Doanh nghiệp

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty....

Viettel dành 6 giải Vàng tại giải thưởng kinh doanh quốc tế 2024
Viettel dành 6 giải Vàng tại giải thưởng kinh doanh quốc tế 2024
03/09/2024 Doanh nghiệp

Vừa qua, Viettel dành 14 giải tại giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2024 (IBA 2024).

PVTrans: Chiến lược mở rộng quy mô tiếp tục là trọng tâm hoạt động
PVTrans: Chiến lược mở rộng quy mô tiếp tục là trọng tâm hoạt động
02/09/2024 Doanh nghiệp

Chiến lược mở rộng quy mô vẫn tiếp tục là trọng tâm hoạt động của Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) trong năm 2024.

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance